Hàng tiêu dùng là gì? Kinh nghiệm kinh doanh hàng tiêu dùng

Kinh doanh hàng tiêu dùng là một trong những loại hình kinh doanh được khá nhiều người lựa chọn vì nó mang lại lợi nhuận khá tốt. Tuy nhiên, để thành công trong ngành này không đơn giản vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vậy kinh doanh hàng tiêu dùng cần những mặt hàng gì và hướng dẫn kinh doanh hàng tiêu dùng cho người mới như thế nào, mọi người cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Hàng tiêu dùng là gì?

Khái niệm hàng tiêu dùng

Khái niệm hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng là những sản phẩm được người dùng mua với mục đích là để sử dụng. Đây là loại hàng hóa được sản xuất hoàn chỉnh tới bước cuối cùng của quá trình sản xuất, và được trưng bày, lưu trữ trên các kệ hàng. Ví dụ về một số sản phẩm như quần áo, đồ gia dụng, thực phẩm,… đều được gọi là hàng tiêu dùng.

Còn những nguyên liệu như sắt, nhựa, vải,…chưa được chế biến và sản xuất thành các mặt hàng hoàn chỉnh thì không được gọi là hàng tiêu dùng.

2. Kinh doanh mặt hàng tiêu dùng gồm những loại nào?

Các loại hàng tiêu dùng

Các loại hàng tiêu dùng

2.1. Hàng tiêu dùng tiện lợi

Hàng tiêu dùng tiện lợi là những loại hàng hóa được người dùng mua thường xuyên và hầu hết mọi người đều lựa chọn các mặt hàng này. Vì nó đều là các loại hàng hóa cần thiết cho cuộc sống thường ngày, có nhiều phân khúc phù hợp với từng gia đình. Một số mặt hàng có thể kể đến như đồ ăn, đồ uống, nước giặt, dầu gội, kem đánh răng, bút chì,…

2.2. Hàng tiêu dùng không bền

Hàng tiêu dùng không bền là những loại hàng hóa mang tính hữu hình, khi sử dụng sẽ gây tiêu hao và chỉ dùng được một vài lần. Ví dụ như thức ăn, trái cây, hóa chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm, bia, thuốc lá,….Những hàng hóa này sau khi hết phải được thay thế liên tục. Hàng tiêu dùng không bền có tính chất trái ngược với hàng tiêu dùng lâu bền

2.3. Hàng tiêu dùng lâu bền

Hàng tiêu dùng lâu bền là những đồ dùng có khả năng sử dụng nhiều lần ví dụ như quần áo, vật dụng nhà cửa, giày dép,… những món đồ này sẽ được dùng trong một thời gian dài, ít tạo ra hao mòn hay hỏng hóc

3. Các bước kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng cho người mới

Kinh doanh hàng tiêu dùng cần lưu ý những gì

Kinh doanh hàng tiêu dùng cần lưu ý những gì

Khi chuẩn bị kinh doanh hàng tiêu dùng, bạn nên lên kế hoạch chi tiết về các vấn đề như nơi nhập hàng, vốn, phân tích đối thủ cạnh tranh,… để xác định rõ thị trường đang ưa chuộng những mặt hàng nào. Nếu biết được nhu cầu của khách hàng là gì, bạn sẽ có thể giảm thiểu tối đa những vấn đề rủi ro phát sinh.

3.2. Xác định tệp khách hàng

Những thông tin giúp bạn xác định chân dùng khách hàng

Những thông tin giúp bạn xác định chân dùng khách hàng

Nếu bạn muốn bán hàng tiêu dùng thì việc xác định tệp khách hàng cho mình là điều không quá khó. Vì bất cứ ai cũng đều có nhu cầu sử dụng những loại sản phẩm này và bất cứ ai cũng có thể trở thành khách hàng của cửa hàng bạn.

Nhưng bên cạnh đó, loại hình kinh doanh này lại có rất nhiều đối thủ lớn, có thể kể đến như các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,.. và những cửa hàng tạp hóa to nhỏ. Vì thế bạn hãy luôn chuẩn bị cho cửa hàng của mình đầy đủ những mặt hàng, bất kể là loại hàng hóa gì để luôn có thể đáp ứng đủ nhu cầu của mọi khách hàng. Từ đó, họ sẽ luôn lựa chọn cửa hàng của bạn là địa điểm mua sắm vì nó luôn có đầy đủ những món đồ họ cần mua.

> Xem thêm: Cách xác định khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng đơn giản cho người mới

3.3. Chuẩn bị nguồn vốn

Tùy theo quy mô mà bạn có thể dự trù được khoản kinh phí để mở cửa hàng. Bạn có thể chuẩn bị các chi phí như thuê mặt bằng, bàn tiếp tân, kệ trưng bày, sản phẩm,…Nếu cửa hàng của bạn lựa chọn kinh doanh những mặt hàng tiêu dùng thông thường thì sẽ không mất quá nhiều chi phí. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ra một khoản dự trù để dùng trong các trường hợp phát sinh.

Vì sản phẩm của bạn là hàng tiêu dùng, vậy nên việc kinh doanh có thành công hay không cũng phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm mở cửa hàng. Một địa điểm ở nơi dân cư đông đúc sẽ tốt hơn là những khu vực nào khác, bởi khách hàng sẽ muốn mua hàng ở một cửa hàng gần nơi sinh sống để thuận tiện hơn và họ có thể sẽ trở thành khách hàng thân thiết.

3.5. Chuẩn bị nguồn hàng

Vì người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, vậy nên chất lượng của sản phẩm tốt thì họ sẽ sẵn sàng lựa chọn mua sản phẩm tại cửa hàng của bạn. Vì lý do này, bạn nên lựa chọn nguồn hàng phù hợp và có nguồn gốc cụ thể như nhập hàng từ các đại lý phân phối lớn hay trực tiếp từ các thương hiệu nổi tiếng.

Nếu cửa hàng mới mở và có quy mô nhỏ thì bạn có thể nhập hàng về với số lượng nhỏ nhưng vẫn đảm bảo đa dạng nguồn hàng để người dùng có thể lựa chọn thoải mái, từ đó bạn sẽ biết được họ đang cần sản phẩm gì và mặt hàng gì đang hot trên thị trường.

> Xem thêm: Tổng hợp nguồn hàng sỉ đồ gia dụng chất lượng không nên bỏ qua

Quản lý hàng hóa sẽ giúp cửa hàng bạn kiểm soát được số lượng sản phẩm xuất hàng và nhập kho trong ngày. Vì kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng sẽ phải nhập lượng hàng hóa đa dạng và số lượng rất lớn nên bạn cần phải kiểm soát hàng hóa cẩn thận và có phương pháp phù hợp. Bạn có thể tham khảo các phần mềm quản lý bán hàng để kiểm soát và đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp để phát triển tốt hơn.

4. Kinh nghiệm kinh doanh hàng tiêu dùng hiệu quả

Kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng

Kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng

4.1. Đào tạo nhân viên

Nhân viên là một mắt xích quan trọng trong việc kinh doanh, vì kinh doanh hàng tiêu dùng sẽ cần quản lý số lượng hàng hóa lớn vậy nên các nhân viên bán hàng hay nhân viên kho, nhân viên quản lý cũng cần được đào tạo bài bản như hiểu rõ thông tin sản phẩm, quy trình bán hàng, cách chốt sale, quy trình chăm sóc khách hàng và xử lý các vấn đề phát sinh…

4.2. Mở rộng chương trình chương trình tiếp thị

Chắc hẳn bạn đã khá quen thuộc với hàng loại các chương trình ưu đãi hay giảm giá của các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bạn có thể tham khảo từ họ và phát động các chiến dịch khuyến mãi dịp tết, các chương trình khuyến mãi, giảm giá như mua combo tặng quà, tặng kèm hàng dùng thử,…

4.3. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Đa số các cửa hàng kinh doanh hiện nay đều sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị điện tử hỗ trợ như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, phương thức thanh toán chuyển khoản,… để tối ưu công việc và dễ nắm bắt quản lý cửa hàng tốt hơn. Khách hàng cũng sẽ có trải nghiệm tốt hơn khi mua sắm nếu mọi thứ được xử lý nhanh chóng và tiện lợi hơn các phương pháp truyền thống.

5. Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin hướng dẫn kinh doanh hàng tiêu dùng hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp lại nhằm giúp những bạn đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực này. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm cho mình một phần mềm quản lý bán hàng thì có thể tham khảo OMNICHANNEL, đây là giải pháp trọn bộ cho việc kinh doanh, quản lý bán hàng từ Website, Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, Tiki… cho đến Chuỗi cửa hàng. Haravan Omnichannel với chi phí hợp lý giúp bạn kinh doanh đa kênh hiệu quả, tối ưu và tăng trải nghiệm cho khách hàng.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: