Hàng hóa thiết yếu là gì? Cách kinh doanh hàng hóa thiết yếu mùa dịch

Hàng hóa thiết yếu xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về các mặt hàng này. Khái niệm này dường như được quan tâm hơn trong thời điểm dịch Covid diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương. 

Vậy trên thực tế hàng hóa thiết yếu là gì và đâu là những yếu tố cần quan tâm để bắt đầu kinh doanh hàng hóa thiết yếu và tăng trưởng hiệu quả trong mùa dịch? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Hàng hóa thiết yếu là gì?

Hàng hóa thiết yếu trên thực tế là khái niệm để chỉ các loại hàng hóa quan trọng và cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của con người, phục vụ sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh,…

Sau khi Chỉ thị 16 được ban hành ở nhiều địa phương, nhiều vấn đề tương đối bất cập đã xảy ra trong việc chưa định hình rõ các sản phẩm là hàng hóa thiết yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân cũng như lưu thông hàng hóa. 

Mới đây, Công văn 4481/ BCT ngày 27/7/2021 do Bộ Công Thương ban hành đã quy định rõ, cụ thể và chi tiết các loại hàng hóa thiết yếu. Bao gồm: 

  • Các mặt hàng theo danh mục các mặt hàng thiết yếu tại phụ lục II, phụ lục III và mục 3,4,5,6,7,8 của phụ lục IV được ban hành kèm theo NĐ số 15/2018/ NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ.

hàng hóa thiết yếu

hàng hóa thiết yếu

hàng hóa thiết yếu

hàng hóa thiết yếu

hàng hóa thiết yếu

hàng hóa thiết yếu

hàng hóa thiết yếu

hàng hóa thiết yếu

danh mục các mặt hàng tạp hóa

danh sách các mặt hàng thiết yếu

  • Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất: Sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,…)
  • Nhóm nhiên liệu, năng lượng: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than,…

Ngoài ra, các loại lương thực, thực phẩm, gia vị cũng được xem là hàng hóa thiết yếu. Danh sách các mặt hàng thiết yếu tương đối đa dạng, vì vậy, chủ kinh doanh có thể tham khảo chi tiết các loại hàng hóa thiết yếu để nhập hàng và bắt đầu kinh doanh một cách hiệu quả hơn. 

2. Danh mục các mặt hàng thiết yếu

2.1 Thực phẩm

Thực phẩm là các mặt hàng thiết yếu được người tiêu dùng lựa chọn để sử dụng hàng ngày với mục đích duy trì hoạt động, nhu cầu thường ngày. Các loại mặt hàng này giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo khả năng lao động, sản xuất.

Thực phẩm được chia thành các loại mặt hàng chính như:

  • Lương thực: Gạo, ngô, khoai, đậu, ngô,…
  • Thực phẩm dùng để chế biến món ăn: thịt, rau, củ, quả,…..
  • Đồ uống: Sữa, nước đóng chai, nước lọc,…
  • Thực phẩm khô: Miến, mì, phở, bánh kẹo,…
  • Đồ hộp, đồ ăn nhanh: Thịt hộp, cá hộp, xúc xích, phô mai,…

Ngoài ra, chủ kinh doanh khi mở cửa hàng bán các mặt hàng thiết yếu cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm theo mùa, theo xu hướng để thu hút khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả hơn cho cửa hàng. 

2.2 Hàng tiêu dùng 

Hàng tiêu dùng được hiểu là các mặt hàng được sử dụng thường xuyên, hàng ngày với lượng tiêu thụ lớn giúp người tiêu dùng duy trì sinh hoạt cá nhân hàng ngày như:

  • Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: khăn giấy, giấy vệ sinh, tã bỉm, băng vệ sinh,…
  • Nhóm hàng làm đẹp da: sữa rửa mặt, sữa tắm, kem chống nắng, kem dưỡng,…
  • Nhóm hàng chăm sóc tóc: Dầu gội đầu, dưỡng tóc, dầu xả,…
  • Nhóm làm sạch khác: Kem đánh răng, lăn khử mùi, nước rửa bát, nước lau sàn,…

hàng tiêu dùng

Đây được xem là một trong những mặt hàng có khả năng tiêu thụ vô cùng lớn. Vì vậy, chủ kinh doanh có thể đánh giá những mặt hàng bán chạy cũng như đa dạng thương hiệu, giá thành để nhập hàng phù hợp hơn, đảm bảo khả năng phục vụ hầu hết nhu cầu của khách hàng ở khu vực kinh doanh. 

2.3 Văn phòng phẩm

Cũng là một trong những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, văn phòng phẩm là loại hàng hóa thiết yếu không thể thiếu của tất cả mọi người. Các mặt hàng văn phòng phẩm bao gồm: bút bi, bút mực, bảng, phấn, tẩy, thước kẻ, compa, sách, vở,…

2.4 Nhu yếu phẩm cần thiết khác

Một số mặt hàng khác cũng được xem là hàng hóa thiết yếu bởi nhu cầu thường trực trong cuộc sống của mọi người như: 

  • Thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, khẩu trang,…
  • Nhiên liệu, năng lượng: xăng, dầu, gas và các loại khí đốt khác
  • Nguyên liệu phục vụ: sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,…

3. Kinh doanh hàng hóa thiết yếu online – Cơ hội tăng trưởng hiệu quả trong mùa dịch

Trên thực tế, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa khi Chỉ thị của Chính phủ được ban hành ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc hạn chế ra ngoài của người dân cũng khiến việc kinh doanh ít nhiều bị ảnh hưởng. 

Đây là thời điểm mà việc dịch chuyển dần lên các kênh bán online sẽ là giải pháp phù hợp giúp chủ kinh doanh tối ưu hoạt động bán hàng và tăng doanh thu hiệu quả nhất. 

3.1 Lựa chọn kênh bán

Đối với kinh doanh online, kênh bán hàng là tương đối đa dạng như mạng xã hội: Facebook, Zalo tới sàn TMĐT như shopee, lazada, tiki,…hay một Website bán hàng chuyên nghiệp. Tùy theo loại hình và mô hình kinh doanh hàng hóa thiết yếu mà chủ cửa hàng có thể lựa chọn cho mình kênh bán phù hợp. 

danh mục hàng hóa thiết yếu

Ví dụ, khi quy mô kinh doanh của bạn chưa quá lớn, bạn có thể bắt đầu bằng mạng xã hội, bằng cách đăng tin vào các hội nhóm, chợ cư dân hay bán hàng trên trang cá nhân cho các khách hàng thân thiết của mình. Đây là một trong những yếu tố giúp bạn thu về nhiều khách hàng quen hơn cho cửa hàng của mình. Đảm bảo khả năng tiêu thụ và duy trì doanh thu hiệu quả nhất. 

Đối với quy mô cửa hàng lớn hơn với đầu sản phẩm lên tới hàng trăm, bạn có thể mở rộng kinh doanh lên các sàn TMĐT, với lượng người dùng vô cùng lớn, đây sẽ là thị trường giúp bạn có thể tăng doanh số hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ cạnh tranh vô cùng cao, vì vậy bạn cần nắm vững những điều cần lưu ý khi kinh doanh trên sàn TMĐT để bán hàng dễ dàng và hiệu quả hơn. 

3.2 Quản lý giao hàng

Đối với kinh doanh hàng hóa thiết yếu online, ship hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng mà mô hình kinh doanh nào cũng cần quan tâm là việc giao hàng cho khách. Nếu kinh doanh trên sàn TMĐT bạn có thể tự lựa chọn các đơn vị vận chuyển được tích hợp trên các sàn thì đối với kinh doanh trên kênh mạng xã hội, việc hiểu rõ cách vận hành giao hàng là yếu tố mà chủ kinh doanh cần hết sức lưu ý.

Nếu bạn đang quản lý và kết hợp đẩy đơn với các phần mềm bán hàng thì điều này sẽ không quá khó khăn với khả năng kết nối với các đơn vị vận chuyển trên phần mềm. Tuy nhiên, nếu bạn đang tự quản lý các đơn hàng thì cần hiểu rõ về cách đẩy đơn cũng như lựa chọn các đơn vị vận chuyển uy tín để đảm bảo quá trình giao hàng cũng như sự rõ ràng trong việc đối soát, giao hàng, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình kinh doanh. 

Xem thêm: 5 bước giúp chủ shop online ship hàng dễ dàng

3.3 Đảm bảo nguồn hàng

Rõ ràng, đảm bảo và quản lý lượng hàng hóa thiết yếu cũng như tồn kho cửa hàng là điều bắt buộc mà cửa hàng nào cũng cần đảm bảo để duy trì hoạt động kinh doanh. Bởi rõ ràng bạn không thể nhận đơn của khách hàng nhưng hàng lại không đủ trong kho để giao hàng cho khách.

hàng hóa thiết yếu

Điều này hoàn toàn có thể gây nên ấn tượng xấu đối với khách hàng và việc mất đi các khách hàng thân thiết là điều bạn không thể tránh khỏi nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra. 

Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh hàng hóa trên các sàn TMĐT thì việc thường xuyên hủy đơn do thiếu hàng sẽ khiến gian hàng của bạn bị đánh giá thấp và hạn chế hiển thị khi khách hàng tìm kiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh lâu dài của cửa hàng. Chính vì vậy, chủ kinh doanh dù bán hàng ở bất kỳ kênh nào cũng cần quản lý hàng hóa một cách chặt chẽ, đúng cách để đảm bảo duy trì vận hành và kinh doanh hiệu quả. 

3.4 Quản lý đơn hàng và đánh giá hoạt động kinh doanh

Với đặc thù kinh doanh online tương đối phức tạp do không thể giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhiều trường hợp sẽ xảy ra như bom hàng, hoàn trả hàng hay khách hàng phản hồi không tốt về hàng hóa. 

Đôi khi lý do mà chính đáng nhưng có những trường hợp bạn là người chịu thiệt trong quá trình giao dịch. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như chính mình, bạn cần có một hệ thống quản lý đơn hàng hàng hóa thiết yếu rõ ràng và đúng cách. Điều này sẽ giúp bạn lưu lại lịch sử giao dịch, thông tin khách hàng cũng như toàn bộ công nợ chi tiết. 

Đây không chỉ là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh mà còn là yếu tố quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của cửa hàng có thực sự hiệu quả hay không cũng như theo dõi lãi lỗ một cách chính xác nhất. 

3.5 Bắt đầu bán hàng online dễ dàng với những tính năng đặc biệt trên Sapo POS

Không đơn thuần chỉ là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện cho cửa hàng, Sapo POS còn là giải pháp giúp chủ cửa hàng mở rộng hoạt động bán hàng trên các kênh online như Facebook một cách hiệu quả.

Đối với các cửa hàng đang quản lý tổng quát bằng các phần mềm bán hàng như Sapo POS, việc tận dụng các tính năng như Tạo trang đặt hàng online là điều mà chủ kinh doanh cần cân nhắc để khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng mà bạn cũng không cần lội đi lội lại từng bình luận, tin nhắn để chốt đơn. 

kinh doanh hàng thiết yếu

Đối với tính năng này, bạn chỉ cần bỏ ra vài phút để tạo nhanh một trang Web đặt hàng bằng cách tận dụng những thông tin, sản phẩm sẵn có ngay trên Sapo POS. Chủ kinh doanh có thể dễ dàng gửi trang đặt hàng đến từng khách hàng qua tin nhắn, zalo, facebook để khách hàng đặt hàng nhanh chóng hơn với menu và sản phẩm chi tiết.

Ngay khi khách đặt hàng, hệ thống sẽ ghi nhận đơn hàng và chủ kinh doanh có thể đẩy đơn trực tiếp ngay trên phần mềm qua các đơn vị vận chuyển đối tác của Sapo để đảm bảo quá trình giao nhận diễn ra nhanh chóng, kịp thời và an toàn nhất. 

Chủ kinh doanh có thể theo dõi toàn bộ quá trình giao nhận, thu tiền cũng như đối soát một cách minh bạch với các đơn vị vận chuyển. Quản lý toàn bộ đơn hàng và tình trạng đơn để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

Và tất nhiên, không thể bỏ lỡ những tính năng vô cùng hữu ích để quản lý việc kinh doanh toàn diện đó là quản lý kho và theo dõi tình hình kinh doanh chi tiết đến từng thời điểm, bất cứ khi nào bạn muốn để có kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn trong tương lai. 

Bằng việc lưu trữ thông tin và đơn hàng, chủ kinh doanh cũng có thể tận dụng để chăm sóc khách hàng thân thiết và gửi các ưu đãi phù hợp đến từng khách hàng một cách tự động trên Sapo POS qua tin nhắn SMS hay Zalo để tăng doanh thu hiệu quả từ các khách hàng cũ của mình. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần nắm rõ về hàng hóa thiết yếu để lựa chọn những mặt hàng kinh doanh phù hợp và bắt đầu kinh doanh hiệu quả ngay cả trong mùa dịch.

Tạo ngay Trang đặt hàng online và quản lý cửa hàng miễn phí trong 7 ngày cùng Sapo POS

Dùng thử miễn phí ngay