Hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% có phải là hàng hóa không chịu thuế GTGT không?

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% có phải là hàng hóa không chịu thuế GTGT không? – Câu hỏi của bạn Quỳnh (Châu Đốc)

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% có phải là hàng hóa không chịu thuế GTGT không?

Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0% thường dễ khiến người dân hiểu nhầm.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC, Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì hai quy định này có sự khác biệt, cụ thể như sau:

(1) Về bản chất:

– Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0% là các đối tượng vẫn thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%.

– Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT là các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định.

(2) Về đối tượng áp dụng:

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0% áp dụng đối với:

– Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;

– Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan;

– Vận tải quốc tế;

– Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu

(Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

Trong đó, hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định.

Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT áp dụng đối với một số đối tượng trong sản xuất nông nghiệp, an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, cụ thể như sau:

– Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

– Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

– Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại

– Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán

– Và các trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

(3) Về kê khai thuế:

– Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%: Vẫn phải kê khai thuế bình thường vì các đối tượng nêu trên vẫn thuộc đối tượng chịu thuế.

– Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT: Cá nhân, tổ chức không có trách nhiệm kê khai thuế đối với các đối tượng không thuộc diện chịu thuế.

(4) Khấu trừ và hoàn thuế:

– Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định.

– Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% có phải là hàng hóa không chịu thuế GTGT không?

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% có phải là hàng hóa không chịu thuế GTGT không?

Người nộp thuế GTGT là những đối tượng nào?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Cụ thể, tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn cụ thể đối tượng xác định là người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Mức thuế suất thuế GTGT hiện nay là bao nhiêu?

Thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 gồm 03 mức 0%, 5% và 10%, cụ thể:

– Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không được áp dụng tại khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013.

– Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, khoản 2 Điều 3 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014)

– Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0% và thuế suất 5%.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

– Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của

Law
Net

Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

– Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

– Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Bài viết này có hữu ích cho bạn không?