Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200
Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200. Trên thực tế, khi bán hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng thì Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ bảo hành, sửa chữa hàng hóa, sản phẩm theo đúng cam kết, hợp đồng đã ký kết. Doanh nghiệp phải ước tính khoản dự phòng bảo hành sản phẩm. Vậy cách hạch toán khoản dự phòng bảo hành sản phẩm như thế nào?
Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200.
Mời các bạn theo dõi bài viết.
Mục Lục
Tài khoản sử dụng.
Để Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200, chúng ta sử dụng Tài khoản 3521.
Tài khoản 3521 – Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa: Là tài khoản dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho số lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ.
Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200.
Kế toán hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa theo các nghiệp vụ phát sinh cụ thể như sau:
Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm khi
trích lập dự phòng
.
Hàng hóa, sản phẩm của Doanh nghiệp bán có kèm theo Phiếu bảo hành. Doanh nghiệp sẽ tiến hành ước tính chi phí bảo hành sản phẩm bị hỏng hóc do lỗi sản xuất trên cơ sở số lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán trong kỳ.
Kế toán tiến hành lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, hạch toán:
Nợ TK 6415: Trị giá khoản dự phòng bảo hành sản phẩm phải trả
Có TK 3521: Trị giá khoản dự phòng bảo hành sản phẩm phải trả.
Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm khi
phát sinh chi phí dự phòng
.
Để bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ, Doanh nghiệp có thể tự thực hiện việc bảo hành hoặc thuê ngoài thực hiện. Vậy khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, ….Doanh nghiệp hạch toán theo từng trường hợp như sau:
Trường hợp DN
tự thực hiện
việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá.
Trường hợp DNviệc bảo hành sản phẩm, hàng hoá.
– Kế toán hạch toán khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá:
Nợ các TK 621, 622, 627, …: Chi phí phát sinh
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338, …: Tổng trị giá chi phí phải trả.
– Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá thực tế phát sinh trong kỳ, hạch toán:
Nợ TK 154: Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá
Có các TK 621, 622, 627, …: Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá.
– Khi hoàn thành việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá và tiến hành bàn giao cho khách hàng, hạch toán:
Nợ TK 3521: Trị giá khoản đã trích lập dự phòng
Nợ TK 6415: Chi phí về bảo hành sản phẩm, hàng hoá trích lập dự phòng thiếu
Có TK 154: Tổng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp DN
giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài bảo hành
.
Khi Doanh nghiệp không tự bảo hành sản phẩm, hàng hóa mà giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài.
Kế toán hạch toán số tiền phải trả cho bộ phận bảo hành về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá:
Nợ TK 3521: Trị giá khoản dự phòng bảo hành sản phẩm phải trả
Nợ TK 6415: Số chênh lệch (khi dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, hàng hoá nhỏ hơn chi phí thực tế về bảo hành)
Có các TK 331, 3368: Tổng chi phí bảo hành sản phẩm.
Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm khi
xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần trích lập
.
Khi tiến hành lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp xác định số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cần trích lập, có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp số dự phòng
bảo hành sản phẩm
cần lập ở kỳ kế toán này
LỚN HƠN
số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước.
Khi số dự phòng bảo hành sản phẩm cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí:
Nợ TK 6415: Số chênh lệch khoản dự phòng của 2 kỳ
Có TK 3521: Số chênh lệch khoản dự phòng của 2 kỳ.
Trường hợp số dự phòng bảo hành sản phẩm cần lập ở kỳ kế toán này
NHỎ HƠN
số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước.
Khi số dự phòng bảo hành sản phẩm phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, hạch toán:
Nợ TK 3521: Số chênh lệch khoản dự phòng của 2 kỳ
Có TK 6415: Số chênh lệch khoản dự phòng của 2 kỳ.
Kế toán Hà Nội vừa hướng dẫn các bạn Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200. Mời các bạn theo dõi Ví dụ Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200.
Ví dụ Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200.
Có số liệu như sau:
Năm 2018, Công ty Bảo Lâm cho ra mắt sản phẩm mới, đó là Máy lọc nước AB với chính sách bảo hành 3 năm. Trong năm 2018, công ty đã bán được 2000 Máy lọc nước AB. Công ty ước tính chi phí bảo hành sản phẩm như sau:
– Có 3% sản phẩm hỏng nặng với chi phí bảo hành là 300.000 VNĐ/máy.
– Có 5% sản phẩm hỏng nhẹ với chi phí bảo hành là 100.000 VNĐ/máy.
Với số liệu trên, kế toán Công ty Bảo Lâm Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm như sau:
Chi phí bảo hành ước tính cho Máy lọc nước AB tiêu thụ năm 2018 là:
2000 * 3% * 300.000 VNĐ + 2000 * 5% * 100.000 VNĐ = 28.000.000 VNĐ.
Kế toán tiến hành lập dự phòng cho chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã bán, hạch toán:
Nợ TK 6415: 28.000.000 VNĐ
Có TK 3521: 28.000.000 VNĐ.
Kế toán Hà Nội đã hướng dẫn Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200; Ví dụ Hạch toán dự phòng bảo hành sản phẩm theo TT200. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ >>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.
Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.