Hạ huyết áp tư thế – Rối loạn tim mạch – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia
Fludrocortisone, thuộc nhóm mineralocorticoid, gây tăng tái hấp thu natri, làm tăng khối lượng tuần hoàn, giúp làm giảm triệu chứng nhưng chỉ có tác dụng khi ăn vào đủ muối. Liều khởi đầu 0,1 mg uống ngày một lần trước khi ngủ, tăng liều hàng tuần tới ngưỡng 1 mg hoặc cho đến khi xuất hiện phù ngoại vi. Loại thuốc này cũng có thể giúp cải thiện đáp ứng co mạch ngoại vi trước các kích thích giao cảm. Có thể gặp tăng huyết áp tư thế nằm, suy tim, hay hạ kali máu; có thể cần thiết phải bổ sung thêm kali.
Midodrine, một chất chủ vận alpha ngoại biên có tác dụng gây co cả động mạch và tĩnh mạch, thường có hiệu quả trong điều trị. Liều dùng là 2,5 mg đến 10 mg uống 3 lần mỗi ngày. Tác dụng không mong muốn bao gồm dị cảm và ngứa (có thể do nổi da gà). Loại thuốc này không được khuyến cáo cho bệnh nhân mạch vành hoặc bệnh động mạch ngoại vi.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID, ví dụ, indomethacin 25 đến 50 mg uống 3 lần /ngày) có thể ức chế sự giãn mạch do prostaglandin gây ra, làm tăng sức cản mạch ngoại vi. Tuy nhiên, NSAID có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa và phản ứng vận mạch không mong muốn (được báo cáo khi sử dụng đồng thời indomethacin và thuốc cường giao cảm).
Droxidopa, một tiền chất norepinephrine, có thể có lợi cho rối loạn chức năng thần kinh thực vật(r.
Propranolol hoặc các thuốc chẹn beta khác có thể làm tăng tác dụng có lợi của phác đồ kết hợp natri với mineralocorticoid. Sử dụng các thuốc chẹn beta giao cảm, ví dụ như propanolol, dẫn đến tình trạng co mạch máu ngoại vi do thoát ức chế alpha-adrenergic, ngăn ngừa sự giãn mạch xảy ra khi bệnh nhân ở tư thế đứng.
Pyridostigmine và octreotide đã có hiệu quả trong các nghiên cứu lâm sàng nhỏ.