HUONG DAN HOC TIN HOC LOP 3 SGV – Tài liệu text

HUONG DAN HOC TIN HOC LOP 3 SGV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 87 trang )

ĐÀO THÁI LAI (Chủ biên)
NGUYỄN XUÂN ANH – TRẦN NGỌC KHOA – ĐỖ TRUNG TUẤN

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Mục lục
Hướng dẫn chung ……………………………………………………………………… ..5
Gợi ý dạy học ………………………………………………………………………………. 11

LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Bài 1. Người bạn mới của em ……………………………………………………………….. 11
Bài 2. Bắt đầu làm việc với máy tính ……………………………………………………… 14
Bài 3. Chuột máy tính …………………………………………………………………………… 16
Bài 4. Bàn phím máy tính ……………………………………………………………………… 18
Bài 5. Tập gõ bàn phím …………………………………………………………………………. 20
Bài 6. Thư mục ……………………………………………………………………………………… 22
Bài 7. Làm quen với Internet…………………………………………………………………. 25
Học và chơi cùng máy tính: Trò chơi Blocks ………………………………………………. 28

EM TẬP VẼ
Bài 1. Làm quen với phầm mềm học vẽ…………………………………………………. 30
Bài 2. Vẽ hình từ hình mẫu có sẵn. Chọn độ dày, màu nét vẽ …………………… 33
Bài 3. Vẽ đường thẳng, đường cong ………………………………………………………. 35
Bài 4. Tẩy, xoá chi tiết tranh vẽ……………………………………………………………… 37
Bài 5. Sao chép, di chuyển chi tiết tranh vẽ ……………………………………………. 39
Bài 6. Tô màu, hoàn thiện tranh vẽ ……………………………………………………….. 41
3

Bài 7. Thực hành tổng hợp ……………………………………………………………………. 43

Học và chơi cùng máy tính: Tập vẽ với phần mềm Tux Paint ……………………… 45

SOẠN THẢO VĂN BẢN
Bài 1. Bước đầu soạn thảo văn bản………………………………………………………… 48
Bài 2. Gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư………………………………………………………….. 52
Bài 3. Gõ các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng………………………………………….. 55
Bài 4. Chọn phông chữ, cỡ chữ……………………………………………………………… 57
Bài 5. Chọn kiểu chữ, căn lề ………………………………………………………………….. 60
Bài 6. Luyện tập một số kĩ thuật trình bày văn bản ……………………………….. 63
Bài 7. Chèn hình, tranh ảnh vào văn bản ………………………………………………. 65
Bài 8. Thực hành: Bổ sung một số kĩ thuật soạn thảo văn bản ………………… 68
Học và chơi cùng máy tính: Luyện gõ bàn phím với phần mềm Tux Typing . 70

THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾU
Bài 1. Làm quen với phần mềm trình chiếu…………………………………………… 74
Bài 2. Thay đổi bố cục, phông chữ, kiểu chữ, căn lề ………………………………. 77
Bài 3. Chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu ………………………………… 79
Bài 4. Thay đổi nền và bổ sung thông tin vào trang trình chiều ……………………… 81
Bài 5. Sử dụng bài trình chiếu để thuyết trình ……………………………………….. 83
Học và chơi cùng máy tính: Luyện Toán với
phần mềm Tux of Math Command ……………………………………………………… 85

4

HƯỚNG DẪN CHUNG
Sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3 được biên soạn theo hướng tổ chức các hoạt
động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cấu trúc của sách được
thiết kế theo chủ đề, trong mỗi chủ đề là các bài học; sách có 4 chủ đề và 27 bài học;
mỗi bài học có thể được dạy một hoặc nhiều tiết. Kết cấu như vậy để tạo điều kiện

cho giáo viên và học sinh có thể chủ động điều tiết thời gian tổ chức dạy học, đồng
thời giúp tăng cường hoạt động thực hành cho học sinh. Ở cuối mỗi chủ đề thường
có hai phần: Học và chơi cùng máy tính và Bài đọc thêm. Phần Học và chơi cùng máy
tính bao gồm các trò chơi hoặc giới thiệu các phần mềm học tập, mục đích của
phần này nhằm hướng dẫn các em biết cách sử dụng các phần mềm để phục vụ học
tập, rèn luyện tư duy và tạo hứng thú trong học tập. Phần Bài đọc thêm nhằm mục
đích cung cấp thêm thông tin liên quan đến chủ đề mà các em đang học.
Sách được viết theo từng lớp với mục đích tích hợp các kiến thức các môn học
ở từng lớp để vận dụng vào quá trình thực hiện các bài tập.

I. VỀ CẤU TRÚC BÀI HỌC
Mỗi bài học bao gồm các phần sau:
– Mục tiêu;
– Hoạt động cơ bản;
– Hoạt động thực hành;
– Hoạt động ứng dụng, mở rộng;
– Củng cố, ghi nhớ.
Sau đây là một số lưu ý từng phần.

1. Mục tiêu
Phần này nhằm giúp học sinh biết được kiến thức sẽ học được, thao tác sẽ
làm được sau các tiết học. Điều này giúp học sinh có định hướng cho hoạt động

5

học tập tốt hơn, các hoạt động trong bài học đều hướng tới các mục tiêu đã đặt ra.
Trong quá trình học và cuối bài học, học sinh sẽ tự xác định mình có đạt được
mục tiêu đã đề ra hay không. Căn cứ vào đó, giáo viên sẽ tổ chức hoạt động học
tập của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động cơ bản được thiết kế theo hướng tổ chức học sinh thực hiện các
hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức.
Lưu ý: Theo yêu cầu của Vụ Giáo dục Tiểu học, ngay từ hoạt động cơ bản,
học sinh đã cần làm việc với máy tính.
a) Tạo tình huống ban đầu
Ở mỗi bài, gắn tới kiến thức mới, giáo viên nên có một tình huống nêu vấn đề
để học sinh suy nghĩ, hướng tới nội dung bài học.
b) Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Trong giai đoạn này, học sinh được giao các nhiệm vụ dưới dạng các bài
tập, các bài tập đó được thiết kế theo hướng giúp học sinh thử nghiệm (khởi
động phần mềm, chọn các nút lệnh…), quan sát và trả lời các câu hỏi để hình
thành kiến thức. Bên cạnh đó, trong hoạt động này, giáo viên cho học sinh
thực hiện một số thao tác, nhiệm vụ nhỏ nhằm củng cố ngay những kiến thức,
cách làm đã phát hiện.

3. Hoạt động thực hành
Học sinh được giao các bài tập nhằm củng cố kiến thức đã học ở phần Hoạt
động cơ bản, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống học tập tương tự hoặc tình
huống hơi khác với các tình huống ở Hoạt động cơ bản (nhưng không quá thách
thức học sinh).
Lưu ý: Mọi học sinh đều phải thực hiện các nhiệm vụ ở Hoạt động cơ bản và
Hoạt động thực hành, các phần này là bắt buộc.

4. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
Hoạt động này:
a) Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học để thực hiện một
công việc cụ thể.
b) Giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết về một vấn đề liên quan đến bài học.

6

5. Củng cố, ghi nhớ
Mục này hỗ trợ học sinh đúc kết lại những kiến thức cần ghi nhớ sau bài học.
Với học sinh Tiểu học, mục này rất cần thiết. Cách thực hiện cần đa dạng, linh
hoạt phù hợp với đặc điểm của lớp học.

II. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Hoạt động cơ bản
– Do sách viết theo hướng giúp học sinh chủ động trong học tập. Vì vậy, giáo
viên cần linh hoạt trong việc tổ chức và hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh.
– Trong trường hợp lớp có nhiều học sinh khá, giáo viên tổ chức các nhóm
học tập với nòng cốt là các học sinh khá, từng nhóm đọc bài tập sau đó thảo luận,
thực hiện các thao tác theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi (những bạn học sinh
khá/giỏi có thể hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong nhóm). Khi đó, giáo viên quan sát,
kịp thời hỗ trợ nhóm học sinh gặp khó khăn.
– Trong trường hợp lớp học có nhiều học sinh trung bình và kém, giáo viên
có thể hướng dẫn chung cả lớp, học sinh sẽ thực hiện (thường là làm việc theo
nhóm với từng máy) các nhiệm vụ được giao và cùng nhau trao đổi thảo luận
chung.
– Cuối Hoạt động cơ bản, giáo viên khuyến khích học sinh chủ động báo cáo
kết quả làm việc của mình cho giáo viên. Giáo viên có thể đánh giá nhanh kết quả
của từng nhóm.
– Giáo viên cần chốt lại những điểm mới, quan trọng trong phần này (có thể
thực hiện hoạt động chung cả lớp hoặc chốt với từng nhóm).

2. Hoạt động thực hành
– Trong hoạt động này, giáo viên nên cho học sinh làm việc theo nhóm
hoặc làm việc cá nhân tuỳ theo điều kiện phòng học và tình hình lớp học;

trường hợp máy tính quá ít, có thể cho phép ba học sinh dùng chung một máy.
7

Từng nhóm học sinh sẽ làm việc với máy tính, đọc đề bài, trao đổi và thực hiện
nhiệm vụ (một học sinh thực hiện trên máy tính, học sinh kia theo dõi và góp
ý, nhận xét, sau đó đổi vai trò cho nhau).
– Bài tập thực hành không hiểu theo nghĩa chỉ thực hành trên máy tính mà cũng
có thể làm việc trên giấy hoặc cho phép thực hiện thao tác trên máy, quan sát kết quả,
nhận xét rồi ghi kết quả quan sát được vào chỗ trống (…) trong sách.
– Giáo viên cần giám sát chặt chẽ, phát hiện những sai sót, giải đáp các thắc
mắc của học sinh, giúp những học sinh gặp khó khăn. Thông thường, sẽ nảy sinh
nhiều tình huống khác nhau khi học sinh sử dụng máy tính, giáo viên cần linh
hoạt giúp học sinh giải quyết các khó khăn trong khi thao tác với máy tính.
– Cần đảm bảo để từng học sinh có thể hoàn thành được tất cả các bài tập ở
phần Hoạt động thực hành.
– Với các học sinh có kĩ năng chưa tốt có thể kéo dài Hoạt động thực hành
đến hết tiết học. Với học sinh khá/giỏi giáo viên có thể cho các em chuyển sang
thực hiện các bài tập ở Hoạt động ứng dụng, mở rộng. Nhóm nào hoàn thành các
bài tập phần thực hành thì giáo viên cho chuyển sang Hoạt động ứng dụng, mở
rộng trước các bạn (giáo viên cần có đánh giá nhanh kết quả làm việc của nhóm
hoặc từng học sinh).

3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
– Giáo viên cho những học sinh đã hoàn thành các bài tập thực hành làm các
bài tập phần ứng dụng, mở rộng. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm là chủ yếu. Khi
học sinh gặp khó khăn, giáo viên cần kịp thời hỗ trợ.
– Trường hợp học sinh giỏi hoàn thành sớm các yêu cầu trong hoạt động này,
giáo viên cần có thêm một số bài tập bổ sung có yêu cầu sáng tạo hơn cho các học
sinh này.

8

4. Củng cố, ghi nhớ
Cuối bài học, giáo viên giúp học sinh củng cố lại những điểm cốt lõi đã học,
những kiến thức, kĩ năng cần lưu ý trong bài học bằng nhiều cách khác nhau, như
đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi…

III. YÊU CẦU CHUNG VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Trang thiết bị dạy học
– Phòng học có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, số máy tính phải
đảm bảo để có tối thiểu 2 học sinh/1 máy (trường hợp điều kiện phòng học
khó khăn thì bố trí 3 học sinh/1 máy).
– Trường hợp lớp học có điều kiện thì có thể trang bị thêm máy chiếu và một
máy in.
– Máy tính có kết nối Internet.

2. Phần mềm dạy học
– Máy tính có cài đặt hệ điều hành Windows 7, có cài sẵn bộ Microsoft Office
2007 (Word, PowerPoint).
– Máy tính có cài đặt các phần mềm đã đề cập trong sách học sinh. Có thể tải
miễn phí tại địa chỉ: http://xuatbangiaoduc.vn/hdhth/.

3. Tổ chức thư mục học tập
Giáo viên cần tổ chức hệ thống thư mục dành cho từng nhóm học sinh được
bố trí ở từng máy (học sinh sẽ lưu sản phẩm của mình vào thư mục riêng và sử
dụng lại cho các buổi học sau). Có thể tham khảo cách tổ chức thư mục trên máy
tính tương tự như sơ đồ sau:

9

Trên từng máy tính, nên bố trí các thư mục một cách gọn gàng để các thư mục
không quá nhiều; việc dùng máy tính cần theo cách sau: buổi học trước học sinh
học ở máy nào thì buổi học sau sẽ cũng phải học ở chính máy đó. Việc bố trí thư
mục học tập như vậy sẽ đảm bảo học sinh vẫn sử dụng, chỉnh sửa văn bản mà mình
đã soạn ở buổi trước, toàn bộ sản phẩm học tập của học sinh được lưu giữ ở một
thư mục trong suốt quá trình học tập.

10

Gợi ý dạy học
Chủ đề

1

LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

Bài 1
NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I.

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
– Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;
– Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;
– Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;
– Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

II. CHUẨN BỊ
Giáo viên chuẩn bị ba loại máy tính thường gặp: máy tính để bàn; máy tính
xách tay; máy tính bảng để cho học sinh quan sát, trải nghiệm với chuột và bàn
phím của các máy tính đó.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động cơ bản
– Giáo viên có thể cho học sinh phát biểu về những điều các em có thể đã biết
về máy tính (hình dạng, đặc điểm…) rồi sau đó tổ chức cho các bạn trong lớp
nhận xét, bổ sung thêm ý kiến.
11

– Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm, học sinh quan sát máy tính thật kết
hợp đọc thông tin trong sách, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, chia sẻ
về những điều các em đã biết về các bộ phận của máy tính.
Lưu ý: Máy tính cần được bật sẵn ở trạng thái đã khởi động xong. Giáo viên
hướng dẫn học sinh theo nhóm để từng em được trải nghiệm cảm giác gõ các
phím trên bàn phím, điều khiển chuột.
– Giáo viên gợi ý để học sinh phát hiện một số công việc rất cần đến máy tính,
nhưng không phải lúc nào cũng mang máy tính để bàn theo được. Từ đó, giáo
viên giới thiệu loại máy tính gọn nhẹ, dễ dàng mang theo đó là máy tính xách tay
hoặc máy tính bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, cảm nhận, so sánh máy tính xách tay, máy
tính bảng với máy tính để bàn.
Lưu ý: Khi cho học sinh quan sát, cảm nhận máy tính xách tay cần khởi động
các máy tính đó ở trạng thái sẵn sàng làm việc. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học
sinh rút ra nhận xét: máy tính xách tay cũng có bốn bộ phận cơ bản: thân máy,
màn hình, bàn phím và chuột.

B. Hoạt động thực hành
Giáo viên quan sát, tư vấn và hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hành, làm
các bài tập trong sách và thực hiện trên máy tính, đảm bảo học sinh có thể hoàn
thành Hoạt động thực hành.

C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
Hoạt động này nhằm mục tiêu giúp học sinh thấy được bốn bộ phận cơ bản
của máy tính được phân loại thành ba nhóm:
1. Thiết bị đưa tín hiệu vào máy tính (bàn phím, chuột).
2. Bộ phận xử lí tín hiệu (thân máy).
3. Thiết bị đưa tín hiệu từ máy tính ra (màn hình).

12

Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện bài tập rồi giải thích cách sắp xếp của
mình, qua đó giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh so sánh chức năng của các bộ
phận của máy tính để các em có thể tự đưa ra cách phân loại theo chức năng.

D. Củng cố, ghi nhớ
Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố các kiến thức đã học (có thể nhiều
hình thức khác nhau). Ví dụ, có thể cho học sinh trao đổi về các câu hỏi:
– Máy tính có những bộ phận chính nào?
– Có những loại máy tính thường gặp nào?
– Máy tính có thể giúp em những công việc gì?

13

Bài 2
BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
I.

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
– Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính;
– Thực hiện được thao tác khởi động máy tính;
– Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong;
– Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.

II. CHUẨN BỊ
Một số hình ảnh minh hoạ về tư thế ngồi làm việc với máy tính đúng và sai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động cơ bản
– Giáo viên đặt vấn đề: Khi ngồi làm việc với máy tính cũng như khi ngồi học
bài, em cần ngồi đúng tư thế để phòng tránh các bệnh về mắt, cột sống. Tư thế
ngồi làm việc với máy tính đúng giúp em làm việc, học tập hiệu quả.
– Giáo viên tổ chức học sinh thực hiện Hoạt động 1, học sinh tự điều chỉnh tư
thế ngồi của bản thân theo đúng hướng dẫn. Giáo viên cho học sinh thảo luận và
nhận xét về nguồn sáng trong phòng học đã được bố trí phù hợp hay chưa, ánh
sáng có chiếu thẳng vào mắt hay màn hình không.
– Giáo viên tổ chức học sinh theo từng nhóm thực hiện Hoạt động 2, yêu cầu
học sinh đọc thông tin trong sách rồi chỉ ra công tắc khởi động máy tính trên thân
máy và công tắc trên màn hình máy tính. Lưu ý học sinh cách tìm và phát hiện công
tắc trên màn hình máy tính trong một số trường hợp công tắc đó được thiết kế ẩn
phía sau hoặc bên cạnh.
14

Khi chắc chắn học sinh xác định và chỉ đúng vị trí công tắc khởi động
trên thân máy và công tắc trên màn hình thì cho học sinh thực hiện thao tác
khởi động máy tính. Sau khi máy tính được khởi động xong, từng nhóm thảo
luận để xác định vị trí của các biểu tượng trên màn hình máy tính.
– Thao tác tắt máy tính là thao tác học sinh mới được học, đặc biệt đây là lần
đầu học sinh được thao tác với bàn phím nên giáo viên cần quan sát, bao quát cả
lớp để tư vấn, hỗ trợ các em hoàn thành đúng thao tác. Lưu ý học sinh quan sát
nút

để thấy nút lệnh này “sáng lên” khi nhấn phím

.

B. Hoạt động thực hành
Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện các bài tập
trong sách và thực hiện trên máy tính để đảm bảo học sinh có thể hoàn thành
Hoạt động thực hành.

C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
– Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm rồi nhận xét, điều chỉnh tư thế ngồi
làm việc với máy tính của các bạn trong nhóm.
– Hoạt động này, học sinh xem như lần đầu thao tác với chuột, giáo viên chưa
yêu cầu học sinh cầm chuột đúng tư thế nhưng có thể hướng dẫn để học sinh bớt
lúng túng khi cầm chuột.
Lưu ý: Giáo viên hỗ trợ để học sinh di chuyển và đặt được con trỏ chuột lên
các biểu tượng trên màn hình nền máy tính.

D. Củng cố, ghi nhớ
– Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy

tính. Có thể hỏi các câu hỏi về: khoảng cách từ mắt đến màn hình, tư thế của cột
sống, lưng,… Ngoài ra, giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh trao đổi về các nội
dung:
+ Mô tả lại thao tác khởi động máy tính;
+ Mô tả màn hình nền máy tính sau khi máy tính đã khởi động xong;
+ Mô tả thao tác tắt máy tính.

15

Bài 3
CHUỘT MÁY TÍNH
I.

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
– Biết các bộ phận cơ bản của chuột máy tính;
– Biết cầm chuột đúng cách;
– Thực hiện được các thao tác di chuyển, nháy, nháy đúp và kéo thả chuột.

II. CHUẨN BỊ
Chuột máy tính có dây hoặc không dây.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động cơ bản
– Giáo viên cho học sinh khởi động máy tính, thực hiện di chuyển con trỏ
chuột vào các biểu tượng trên màn hình nền. Giáo viên quan sát và phát hiện
những học sinh lúng túng, gặp khó khăn khi thực hiện thao tác.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện Hoạt động 1 trong sách, có thể cho
học sinh hoạt động cặp đôi để cùng chơi trò chơi: một bạn chỉ vị trí các bộ phận

của chuột máy tính, bạn còn lại gọi tên bộ phận đó.
– Sau khi hoàn thành Hoạt động 2 trong sách, giáo viên cần cho học sinh thực
hành cách cầm chuột và di chuyển con trỏ chuột trên màn hình. Đặc biệt lưu ý kĩ
thuật cầm chuột đúng (cầm chuột bằng tay phải, tay duỗi tự nhiên, ngón trỏ đặt vào
nút trái chuột, ngón giữa đặt vào nút phải chuột, ngón cái đặt vào bên trái chuột,
ngón áp út và ngón út đặt vào bên phải chuột, phần cuối của bàn tay đặt trên mặt bàn
làm điểm tựa).
16

– Giáo viên cần cho học sinh quan sát, chỉ và gọi tên con trỏ chuột trên màn
hình nền. Giáo viên nên giới thiệu thêm về một số hình dạng của con trỏ chuột
mà các em có thể bắt gặp khi sử dụng máy tính.
– Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện hoạt động làm
quen với thao tác sử dụng chuột trong sách. Yêu cầu khi thực hiện các thao tác,
học sinh phải mô tả lại các thao tác đó.
Lưu ý: Khi học sinh mô tả sự thay đổi của biểu tượng, giáo viên cần quan
sát, hướng dẫn học sinh mô tả đầy đủ, chẳng hạn: “Khi nháy chuột vào biểu
tượng Computer thì màu nền của biểu tượng Computer đổi màu” mà không
ghi vắn tắt “Biểu tượng đổi màu” vì mục tiêu ở đây là học sinh nhớ được tên
gọi và biết cách thực hiện các thao tác với chuột chứ không phải là ghi lại
những gì các em quan sát được.

B. Hoạt động thực hành
Trò chơi “Luyện tập sử dụng chuột” nhằm giúp học sinh rèn luyện các
thao tác di chuyển, nháy chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột. Luật chơi đơn
giản do đó sách chỉ giới thiệu cách chơi trò chơi với thao tác nháy chuột trái.
Giáo viên cần quan sát, hỗ trợ học sinh khi các em luyện tập chơi trò chơi với
các thao tác khác.

C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
Hoạt động này giúp các em vận dụng các thao tác với chuột máy tính đã học
để thực hiện công việc tắt máy tính mà các em đã thực hiện bằng bàn phím. Giáo
viên cần chỉ cho học sinh thấy được ngoài cách tắt máy tính bằng bàn phím các
em còn có thể sử dụng chuột để tắt máy tính. Việc sử dụng chuột trong một số
trường hợp giúp thao tác làm việc với máy tính nhanh và thuận tiện hơn.

D. Củng cố, ghi nhớ
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác sử dụng chuột máy tính.

17

Bài 4
BÀN PHÍM MÁY TÍNH
I.

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
– Nhận biết được khu vực chính của bàn phím máy tính;
– Chỉ ra được vị trí của các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím
máy tính;
– Biết đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính.

II. CHUẨN BỊ
Phòng máy có số máy tính đảm bảo tối thiểu 2 học sinh/máy. Tuy nhiên,
riêng đối với bài học này có thể chỉ cần sử dụng bàn phím làm đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động cơ bản

– Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để học sinh thực hiện Hoạt động 1,
cho học sinh quan sát, cảm nhận bàn phím máy tính.
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh biết bàn phím máy tính gồm các
khu vực sau: khu vực chính, các phím số, các phím mũi tên (phím di chuyển),
phím chức năng…
– Trong Hoạt động 2, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để học sinh đọc
sách, tìm hiểu, chỉ và gọi tên các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy
tính, sau đó cho học sinh gấp sách lại chơi trò chơi kiểm tra trí nhớ, một bạn đọc
tên hàng phím và một bạn chỉ hàng phím đó trên bàn phím.

18

– Ở Hoạt động 3 mới chỉ giới thiệu cho học sinh cách đặt tay trên bàn phím
mà chưa đề cập đến cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay, giáo viên cần giải thích
để học sinh hiểu rằng việc đặt tay đúng là cơ sở để gõ bàn phím nhanh, chính xác.
Giáo viên quan sát cách đặt tay lên bàn phím của học sinh, hỗ trợ và giúp đỡ nếu
học sinh đặt tay lên bàn phím sai.

B. Hoạt động thực hành
Trong hoạt động này, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để chơi trò chơi
gọi tên hàng phím. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi điểm trong khi chơi trò
chơi để tăng tính hấp dẫn, hứng thú cho học sinh.

C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
Để thao tác gõ phím linh hoạt, nhanh, chính xác không chỉ cần đặt các ngón
tay đúng như yêu cầu mà tư thế đặt tay sao cho thoải mái cũng rất quan trọng. Vì
thế, giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện tư thế đặt tay lên bàn phím máy tính
sai trong hai hình vẽ, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi đặt tay lên bàn phím
máy tính.

D. Củng cố, ghi nhớ
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
– Kể tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím máy tính.
– Trả lời câu hỏi: Trong khu vực chính có hai phím có sự khác biệt so với các
phím khác trên hàng phím, đó là những phím nào?
– Nêu lại cách đặt tay đúng trên bàn phím.

19

Bài 5
TẬP GÕ BÀN PHÍM
I.

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
– Biết cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay;
– Tự luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay với phần mềm Kiran’s Typing
Tutor.

II. CHUẨN BỊ
– Phòng học có đủ máy tính, các máy tính được cài đặt phần mềm Kiran’s
Typing Tutor.
– Phòng học nên có máy chiếu (Projector) để thuận lợi và tiết kiệm thời gian
cho giáo viên khi thực hiện một số thao tác hướng dẫn học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động cơ bản
– Trong hoạt động hướng dẫn cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay, giáo viên cần

lưu ý với học sinh, màu sắc các phím và màu sắc của móng tay giúp học sinh nhận
biết ngón tay nào sẽ gõ phím nào. Từ bài tập ở Hoạt động 1b, giáo viên giúp học sinh
rút ra quy tắc cơ bản khi gõ bàn phím bằng mười ngón tay (Hai ngón trỏ của hai tay
gõ hai “dãy” phím trong cùng tính từ hai phím cơ sở, lần lượt ngón giữa và ngón áp út
gõ hai dãy tiếp theo, hai ngón út gõ các phím còn lại).
– Trong hoạt động tập gõ bàn phím với phần mềm Kiran’s Typing Tutor, giáo
viên thực hiện mẫu thao tác trên phần mềm Kiran’s Typing Tutor để học sinh quan
sát các thao tác từ khi khởi động phần mềm đến lựa chọn hàng phím và tập gõ để học
sinh có thể hình dung được nội dung bài học và tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh.
20

Lưu ý: Học sinh phải sử dụng chuột và bàn phím để chọn chức năng và tương
tác với phần mềm nên giáo viên phải hết sức chú ý quan sát, trợ giúp học sinh
thực hiện các thao tác như: ghi tên đăng kí; chọn bài luyện tập… để học sinh tự
tin, hứng thú và chủ động sử dụng phần mềm.
– Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm và cho học sinh thực hiện lần lượt các
hoạt động khởi động phần mềm, ghi tên đăng kí, chọn bài luyện tập, đảm bảo tất
cả học sinh trong nhóm đều được thực hiện các thao tác đó.
Lưu ý: Giáo viên nhắc nhở học sinh gõ đúng cách gõ 10 ngón tay. Ở giai đoạn
này, việc gõ đúng cách quan trọng hơn gõ nhanh.

B. Hoạt động thực hành
Trong sách không yêu cầu học sinh phải bắt đầu tập gõ từ hàng phím nào,
tuy nhiên, nên hướng dẫn học sinh bắt đầu tập gõ từ hàng phím cơ sở. Giáo viên
lưu ý học sinh khi gõ phím cần quan sát thông tin hiển thị vị trí các ngón tay trên
bàn phím (
gõ đúng.

)tương ứng với phím cần gõ (hiển thị màu xanh) trên màn hình để

Sau bài tập luyện với hàng phím cơ sở, giáo viên tiếp tục cho học sinh tập gõ
các hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số và giới thiệu cho học sinh khái
niệm “hộp danh sách” khi hướng dẫn các em chọn hàng phím để luyện tập.
Lưu ý: Nên bố trí thêm giờ thực hành cho bài tập gõ bàn phím. Giáo viên
cũng nên nhắc nhở học sinh thường xuyên luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón
tay với phần mềm Kiran’s Typing Tutor.

C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm, học sinh trong nhóm luân phiên
thực hiện thao tác theo yêu cầu trong sách, các bạn khác trong nhóm quan sát,
nhận xét thao tác của bạn.

D. Củng cố, ghi nhớ
Giáo viên có thể cho học sinh phát biểu về:
– Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.
– Cách đặt tay đúng lên bàn phím.
21

Bài 6
THƯ MỤC
I.

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
– Làm quen với thư mục, thư mục con;
– Thực hiện được các thao tác: tạo mới, đặt tên, mở, đóng, xoá thư mục;
– Biết cách và có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các thư mục.

II. CHUẨN BỊ
Phòng học nên có máy chiếu (Projector) để thuận lợi cho giáo viên khi thực
hiện một số thao tác hướng dẫn học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động cơ bản
– Giáo viên cho học sinh mô tả về một thư viện mà các em đã biết và cách tìm
một cuốn sách trong thư viện đó.
Thư mục là một khái niệm trừu tượng đối với học sinh. Giáo viên không nên
yêu cầu cũng như tham vọng học sinh có thể hiểu được ngay khái niệm này.
Trong bài này, giáo viên cố gắng để học sinh làm quen và nhận biết được biểu
tượng thư mục trên máy tính.
– Giáo viên cho học sinh đọc thông tin trong Hoạt động 1 để học sinh nhận
biết được biểu tượng thư mục để lưu trữ thông tin. Không nên yêu cầu học sinh
phát biểu “Thư mục là…” mà giải thích để học sinh hiểu được: để lưu giữ thông
tin trong máy tính cần có các thư mục, trong mỗi thư mục lại có thể có các thư

22

mục khác gọi là thư mục con, giống như ngăn sách, kệ sách trong thư viện, mỗi
thư mục cũng có một tên. Nếu như ngăn sách, kệ sách được dùng để chứa sách thì
thư mục được dùng chứa thông tin, sản phẩm khi làm việc với máy tính.
– Trong Hoạt động 2, giáo viên cho học sinh thực hiện hoạt động tạo thư mục
trên màn hình nền và lưu ý học sinh khi đặt tên cho thư mục trong hệ điều hành
Windows 7 thì tên thư mục không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cửa sổ thư mục lop3a khi mở có 2
ngăn, ngăn bên phải là nội dung bên trong của thư mục lop3a. Nhìn vào ngăn này
ta có thể thấy được nội dung bên trong thư mục lop3a. Giáo viên có thể yêu cầu
học sinh nhận xét bên trong thư mục lop3a có gì. Từ đó dẫn dắt học sinh hình

thành khái niệm thư mục rỗng cho học sinh.
– Ở hoạt động đóng thư mục đang mở, khi nháy chuột lên nút lệnh Minimize,
cửa sổ thư mục lop3a cũng biến mất trên màn hình nền nên học sinh có thể nhầm
lẫn Minimize cũng là nút đóng cửa sổ màn hình. Giáo viên cần lưu ý chỉ rõ cho
học sinh quan sát trên thanh trạng thái để học sinh nhận biết sự khác nhau khi
nháy chuột vào nút Minimize và nút Close.
– Trước khi thực hiện hoạt động xoá thư mục, giáo viên cần yêu cầu học sinh
tuân thủ nguyên tắc không được tuỳ tiện xoá bất kì một thư mục nào trên máy
tính nếu thư mục đó không phải của mình. Học sinh chỉ được xoá thư mục do
chính mình tạo ra và chắc chắn rằng nó không còn cần thiết trước khi thực hiện
thao tác này.

B. Hoạt động thực hành
– Ở Hoạt động 1, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm và yêu cầu học sinh
luân phiên thực hiện các thao tác tạo, mở, đóng, xoá thư mục.
– Ở Hoạt động 2, giáo viên lưu ý quan sát có thể có trường hợp cửa sổ thư
mục lop3c chưa được phóng to (Maximize), nên học sinh có thể sẽ tạo các thư
mục an, binh, khiem trên màn hình nền. Khi đó an, binh, khiem không phải là
thư mục con của thư mục lop3c. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý thêm cho học sinh yêu
cầu “Trong thư mục lop3c, tạo thư mục an, bình, khiêm”.
23

C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
Hoạt động này cung cấp cho học sinh thêm cách xoá thư mục bằng bàn phím,
giáo viên cần hướng dẫn để học sinh thấy rằng: thao tác xoá thư mục trên máy
tính đều có thể thực hiện bằng chuột hoặc bàn phím.

D. Củng cố, ghi nhớ
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh phát biểu:

– Những hiểu biết của mình về thư mục.
– Các thao tác với thư mục.

24

Bài 7
LÀM QUEN VỚI INTERNET
I.

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
– Được làm quen với Internet;
– Biết máy tính có thể truy cập Internet khi được kết nối Internet;
– Truy cập được trang web khi biết địa chỉ của trang web.

II. CHUẨN BỊ
– Phòng học nên có máy chiếu (Projector) để thuận lợi cho giáo viên khi thực
hiện một số thao tác hướng dẫn học sinh.
– Máy tính có cài đặt một số trình duyệt web như Internet Explorer, Google
Chrome, Cốc Cốc… và đưa biểu tượng của các trình duyệt web đó ra màn hình
nền máy tính.
– Giáo viên sưu tầm một số địa chỉ trang web học tập có nội dung phong phú,
hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi học sinh để cung cấp, hướng dẫn học sinh truy cập
và tìm hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động cơ bản
– Có thể có những học sinh đã từng biết và sử dụng Internet trên các thiết bị
như: máy tính, điện thoại thông minh… Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận

về những hiểu biết của các em về Internet, hoặc giáo viên có thể giới thiệu cho học
sinh xem một trang web đã được chuẩn bị (chẳng hạn một đoạn phim hoạt hình
25

ngắn) để tạo hứng thú, tò mò cho học sinh, từ đó dẫn dắt học sinh đến khái niệm
mạng Internet.
– Học sinh đọc thông tin trong sách để nhận biết được trình duyệt Internet,
giáo viên có thể yêu cầu học sinh chỉ ra tên trình duyệt có trên màn hình máy tính
của học sinh. Học sinh thực hiện khởi động một trình duyệt bất kì, quan sát cửa
sổ trình duyệt, nhận biết được vùng có địa chỉ trang web, các nút lệnh điều khiển
cửa sổ trang web. Truy cập trang web theo hướng dẫn trong sách học sinh hoặc
một trang web khác do giáo viên chỉ định.
– Học sinh thảo luận theo nhóm để thực hiện Hoạt động 2d sau đó nháy vào
từng nút lệnh rồi ghi kết quả vào bảng (
lại;

: Nút lệnh tải lại;

: Nút lệnh quay

: Nút lệnh đi tới).

B. Hoạt động thực hành
– Hoạt động 1 giúp học sinh thực hành các kiến thức, kĩ năng đã được học ở
Hoạt động cơ bản đồng thời giúp học sinh làm quen với cách xem nội dung một
mục của trang web. Nếu học sinh không chủ động di chuyển con trỏ chuột đến
một mục của trang web thì giáo viên cần đưa ra hướng dẫn hoặc yêu cầu cụ thể
hơn, chẳng hạn: “Em hãy di chuyển con trỏ chuột đến mục….”, “Em hãy nháy
chuột và quan sát sự thay đổi trên màn hình”, “Em có nhận xét gì về màn hình

vừa xuất hiện?”…
– Trong Hoạt động 2, giáo viên có thể yêu cầu học sinh xem nội dung một
mục cụ thể và nhắc lại hoặc tóm tắt lại nội dung đã xem được của mục đó, như
vậy sẽ giúp tăng sự tập trung của học sinh vào hoạt động và hoạt động trở nên có
ý nghĩa hơn.
– Trong Hoạt động 3, học sinh phải sắp xếp ba trong bốn thao tác nên học sinh
có thể lúng túng dẫn đến sai lầm. Giáo viên cần quan sát, xem xét, phát hiện xem
học sinh sai lầm do không hiểu rõ yêu cầu, hay do không nắm vững kiến thức về
thao tác truy cập một trang web để tư vấn, trợ giúp kịp thời.

26

Học và chơi cùng máy tính: Tập vẽ với phần mềm Tux Paint ……………………… 45SOẠN THẢO VĂN BẢNBài 1. Bước đầu soạn thảo văn bản………………………………………………………… 48Bài 2. Gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư………………………………………………………….. 52Bài 3. Gõ các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng………………………………………….. 55Bài 4. Chọn phông chữ, cỡ chữ……………………………………………………………… 57Bài 5. Chọn kiểu chữ, căn lề ………………………………………………………………….. 60Bài 6. Luyện tập một số kĩ thuật trình bày văn bản ……………………………….. 63Bài 7. Chèn hình, tranh ảnh vào văn bản ………………………………………………. 65Bài 8. Thực hành: Bổ sung một số kĩ thuật soạn thảo văn bản ………………… 68Học và chơi cùng máy tính: Luyện gõ bàn phím với phần mềm Tux Typing . 70THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾUBài 1. Làm quen với phần mềm trình chiếu…………………………………………… 74Bài 2. Thay đổi bố cục, phông chữ, kiểu chữ, căn lề ………………………………. 77Bài 3. Chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu ………………………………… 79Bài 4. Thay đổi nền và bổ sung thông tin vào trang trình chiều ……………………… 81Bài 5. Sử dụng bài trình chiếu để thuyết trình ……………………………………….. 83Học và chơi cùng máy tính: Luyện Toán vớiphần mềm Tux of Math Command ……………………………………………………… 85HƯỚNG DẪN CHUNGSách Hướng dẫn học Tin học lớp 3 được biên soạn theo hướng tổ chức các hoạtđộng học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cấu trúc của sách đượcthiết kế theo chủ đề, trong mỗi chủ đề là các bài học; sách có 4 chủ đề và 27 bài học;mỗi bài học có thể được dạy một hoặc nhiều tiết. Kết cấu như vậy để tạo điều kiệncho giáo viên và học sinh có thể chủ động điều tiết thời gian tổ chức dạy học, đồngthời giúp tăng cường hoạt động thực hành cho học sinh. Ở cuối mỗi chủ đề thườngcó hai phần: Học và chơi cùng máy tính và Bài đọc thêm. Phần Học và chơi cùng máytính bao gồm các trò chơi hoặc giới thiệu các phần mềm học tập, mục đích củaphần này nhằm hướng dẫn các em biết cách sử dụng các phần mềm để phục vụ họctập, rèn luyện tư duy và tạo hứng thú trong học tập. Phần Bài đọc thêm nhằm mụcđích cung cấp thêm thông tin liên quan đến chủ đề mà các em đang học.Sách được viết theo từng lớp với mục đích tích hợp các kiến thức các môn họcở từng lớp để vận dụng vào quá trình thực hiện các bài tập.I. VỀ CẤU TRÚC BÀI HỌCMỗi bài học bao gồm các phần sau:- Mục tiêu;- Hoạt động cơ bản;- Hoạt động thực hành;- Hoạt động ứng dụng, mở rộng;- Củng cố, ghi nhớ.Sau đây là một số lưu ý từng phần.1. Mục tiêuPhần này nhằm giúp học sinh biết được kiến thức sẽ học được, thao tác sẽlàm được sau các tiết học. Điều này giúp học sinh có định hướng cho hoạt độnghọc tập tốt hơn, các hoạt động trong bài học đều hướng tới các mục tiêu đã đặt ra.Trong quá trình học và cuối bài học, học sinh sẽ tự xác định mình có đạt đượcmục tiêu đã đề ra hay không. Căn cứ vào đó, giáo viên sẽ tổ chức hoạt động họctập của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh.2. Hoạt động cơ bảnHoạt động cơ bản được thiết kế theo hướng tổ chức học sinh thực hiện cáchoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức.Lưu ý: Theo yêu cầu của Vụ Giáo dục Tiểu học, ngay từ hoạt động cơ bản,học sinh đã cần làm việc với máy tính.a) Tạo tình huống ban đầuỞ mỗi bài, gắn tới kiến thức mới, giáo viên nên có một tình huống nêu vấn đềđể học sinh suy nghĩ, hướng tới nội dung bài học.b) Hình thành kiến thức, kĩ năng mớiTrong giai đoạn này, học sinh được giao các nhiệm vụ dưới dạng các bàitập, các bài tập đó được thiết kế theo hướng giúp học sinh thử nghiệm (khởiđộng phần mềm, chọn các nút lệnh…), quan sát và trả lời các câu hỏi để hìnhthành kiến thức. Bên cạnh đó, trong hoạt động này, giáo viên cho học sinhthực hiện một số thao tác, nhiệm vụ nhỏ nhằm củng cố ngay những kiến thức,cách làm đã phát hiện.3. Hoạt động thực hànhHọc sinh được giao các bài tập nhằm củng cố kiến thức đã học ở phần Hoạtđộng cơ bản, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống học tập tương tự hoặc tìnhhuống hơi khác với các tình huống ở Hoạt động cơ bản (nhưng không quá tháchthức học sinh).Lưu ý: Mọi học sinh đều phải thực hiện các nhiệm vụ ở Hoạt động cơ bản vàHoạt động thực hành, các phần này là bắt buộc.4. Hoạt động ứng dụng, mở rộngHoạt động này:a) Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học để thực hiện mộtcông việc cụ thể.b) Giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết về một vấn đề liên quan đến bài học.5. Củng cố, ghi nhớMục này hỗ trợ học sinh đúc kết lại những kiến thức cần ghi nhớ sau bài học.Với học sinh Tiểu học, mục này rất cần thiết. Cách thực hiện cần đa dạng, linhhoạt phù hợp với đặc điểm của lớp học.II. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC1. Hoạt động cơ bản- Do sách viết theo hướng giúp học sinh chủ động trong học tập. Vì vậy, giáoviên cần linh hoạt trong việc tổ chức và hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh.- Trong trường hợp lớp có nhiều học sinh khá, giáo viên tổ chức các nhómhọc tập với nòng cốt là các học sinh khá, từng nhóm đọc bài tập sau đó thảo luận,thực hiện các thao tác theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi (những bạn học sinhkhá/giỏi có thể hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong nhóm). Khi đó, giáo viên quan sát,kịp thời hỗ trợ nhóm học sinh gặp khó khăn.- Trong trường hợp lớp học có nhiều học sinh trung bình và kém, giáo viêncó thể hướng dẫn chung cả lớp, học sinh sẽ thực hiện (thường là làm việc theonhóm với từng máy) các nhiệm vụ được giao và cùng nhau trao đổi thảo luậnchung.- Cuối Hoạt động cơ bản, giáo viên khuyến khích học sinh chủ động báo cáokết quả làm việc của mình cho giáo viên. Giáo viên có thể đánh giá nhanh kết quảcủa từng nhóm.- Giáo viên cần chốt lại những điểm mới, quan trọng trong phần này (có thểthực hiện hoạt động chung cả lớp hoặc chốt với từng nhóm).2. Hoạt động thực hành- Trong hoạt động này, giáo viên nên cho học sinh làm việc theo nhómhoặc làm việc cá nhân tuỳ theo điều kiện phòng học và tình hình lớp học;trường hợp máy tính quá ít, có thể cho phép ba học sinh dùng chung một máy.Từng nhóm học sinh sẽ làm việc với máy tính, đọc đề bài, trao đổi và thực hiệnnhiệm vụ (một học sinh thực hiện trên máy tính, học sinh kia theo dõi và gópý, nhận xét, sau đó đổi vai trò cho nhau).- Bài tập thực hành không hiểu theo nghĩa chỉ thực hành trên máy tính mà cũngcó thể làm việc trên giấy hoặc cho phép thực hiện thao tác trên máy, quan sát kết quả,nhận xét rồi ghi kết quả quan sát được vào chỗ trống (…) trong sách.- Giáo viên cần giám sát chặt chẽ, phát hiện những sai sót, giải đáp các thắcmắc của học sinh, giúp những học sinh gặp khó khăn. Thông thường, sẽ nảy sinhnhiều tình huống khác nhau khi học sinh sử dụng máy tính, giáo viên cần linhhoạt giúp học sinh giải quyết các khó khăn trong khi thao tác với máy tính.- Cần đảm bảo để từng học sinh có thể hoàn thành được tất cả các bài tập ởphần Hoạt động thực hành.- Với các học sinh có kĩ năng chưa tốt có thể kéo dài Hoạt động thực hànhđến hết tiết học. Với học sinh khá/giỏi giáo viên có thể cho các em chuyển sangthực hiện các bài tập ở Hoạt động ứng dụng, mở rộng. Nhóm nào hoàn thành cácbài tập phần thực hành thì giáo viên cho chuyển sang Hoạt động ứng dụng, mởrộng trước các bạn (giáo viên cần có đánh giá nhanh kết quả làm việc của nhómhoặc từng học sinh).3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng- Giáo viên cho những học sinh đã hoàn thành các bài tập thực hành làm cácbài tập phần ứng dụng, mở rộng. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm là chủ yếu. Khihọc sinh gặp khó khăn, giáo viên cần kịp thời hỗ trợ.- Trường hợp học sinh giỏi hoàn thành sớm các yêu cầu trong hoạt động này,giáo viên cần có thêm một số bài tập bổ sung có yêu cầu sáng tạo hơn cho các họcsinh này.4. Củng cố, ghi nhớCuối bài học, giáo viên giúp học sinh củng cố lại những điểm cốt lõi đã học,những kiến thức, kĩ năng cần lưu ý trong bài học bằng nhiều cách khác nhau, nhưđặt câu hỏi, tổ chức trò chơi…III. YÊU CẦU CHUNG VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC1. Trang thiết bị dạy học- Phòng học có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, số máy tính phảiđảm bảo để có tối thiểu 2 học sinh/1 máy (trường hợp điều kiện phòng họckhó khăn thì bố trí 3 học sinh/1 máy).- Trường hợp lớp học có điều kiện thì có thể trang bị thêm máy chiếu và mộtmáy in.- Máy tính có kết nối Internet.2. Phần mềm dạy học- Máy tính có cài đặt hệ điều hành Windows 7, có cài sẵn bộ Microsoft Office2007 (Word, PowerPoint).- Máy tính có cài đặt các phần mềm đã đề cập trong sách học sinh. Có thể tảimiễn phí tại địa chỉ: http://xuatbangiaoduc.vn/hdhth/.3. Tổ chức thư mục học tậpGiáo viên cần tổ chức hệ thống thư mục dành cho từng nhóm học sinh đượcbố trí ở từng máy (học sinh sẽ lưu sản phẩm của mình vào thư mục riêng và sửdụng lại cho các buổi học sau). Có thể tham khảo cách tổ chức thư mục trên máytính tương tự như sơ đồ sau:Trên từng máy tính, nên bố trí các thư mục một cách gọn gàng để các thư mụckhông quá nhiều; việc dùng máy tính cần theo cách sau: buổi học trước học sinhhọc ở máy nào thì buổi học sau sẽ cũng phải học ở chính máy đó. Việc bố trí thưmục học tập như vậy sẽ đảm bảo học sinh vẫn sử dụng, chỉnh sửa văn bản mà mìnhđã soạn ở buổi trước, toàn bộ sản phẩm học tập của học sinh được lưu giữ ở mộtthư mục trong suốt quá trình học tập.10Gợi ý dạy họcChủ đềLÀM QUEN VỚI MÁY TÍNHBài 1NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EMI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;- Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;- Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.II. CHUẨN BỊGiáo viên chuẩn bị ba loại máy tính thường gặp: máy tính để bàn; máy tínhxách tay; máy tính bảng để cho học sinh quan sát, trải nghiệm với chuột và bànphím của các máy tính đó.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Giáo viên có thể cho học sinh phát biểu về những điều các em có thể đã biếtvề máy tính (hình dạng, đặc điểm…) rồi sau đó tổ chức cho các bạn trong lớpnhận xét, bổ sung thêm ý kiến.11- Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm, học sinh quan sát máy tính thật kếthợp đọc thông tin trong sách, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, chia sẻvề những điều các em đã biết về các bộ phận của máy tính.Lưu ý: Máy tính cần được bật sẵn ở trạng thái đã khởi động xong. Giáo viênhướng dẫn học sinh theo nhóm để từng em được trải nghiệm cảm giác gõ cácphím trên bàn phím, điều khiển chuột.- Giáo viên gợi ý để học sinh phát hiện một số công việc rất cần đến máy tính,nhưng không phải lúc nào cũng mang máy tính để bàn theo được. Từ đó, giáoviên giới thiệu loại máy tính gọn nhẹ, dễ dàng mang theo đó là máy tính xách tayhoặc máy tính bảng.Giáo viên cho học sinh quan sát, cảm nhận, so sánh máy tính xách tay, máytính bảng với máy tính để bàn.Lưu ý: Khi cho học sinh quan sát, cảm nhận máy tính xách tay cần khởi độngcác máy tính đó ở trạng thái sẵn sàng làm việc. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý để họcsinh rút ra nhận xét: máy tính xách tay cũng có bốn bộ phận cơ bản: thân máy,màn hình, bàn phím và chuột.B. Hoạt động thực hànhGiáo viên quan sát, tư vấn và hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hành, làmcác bài tập trong sách và thực hiện trên máy tính, đảm bảo học sinh có thể hoànthành Hoạt động thực hành.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộngHoạt động này nhằm mục tiêu giúp học sinh thấy được bốn bộ phận cơ bảncủa máy tính được phân loại thành ba nhóm:1. Thiết bị đưa tín hiệu vào máy tính (bàn phím, chuột).2. Bộ phận xử lí tín hiệu (thân máy).3. Thiết bị đưa tín hiệu từ máy tính ra (màn hình).12Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện bài tập rồi giải thích cách sắp xếp củamình, qua đó giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh so sánh chức năng của các bộphận của máy tính để các em có thể tự đưa ra cách phân loại theo chức năng.D. Củng cố, ghi nhớGiáo viên hướng dẫn học sinh củng cố các kiến thức đã học (có thể nhiềuhình thức khác nhau). Ví dụ, có thể cho học sinh trao đổi về các câu hỏi:- Máy tính có những bộ phận chính nào?- Có những loại máy tính thường gặp nào?- Máy tính có thể giúp em những công việc gì?13Bài 2BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNHI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính;- Thực hiện được thao tác khởi động máy tính;- Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong;- Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng.II. CHUẨN BỊMột số hình ảnh minh hoạ về tư thế ngồi làm việc với máy tính đúng và sai.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Giáo viên đặt vấn đề: Khi ngồi làm việc với máy tính cũng như khi ngồi họcbài, em cần ngồi đúng tư thế để phòng tránh các bệnh về mắt, cột sống. Tư thếngồi làm việc với máy tính đúng giúp em làm việc, học tập hiệu quả.- Giáo viên tổ chức học sinh thực hiện Hoạt động 1, học sinh tự điều chỉnh tưthế ngồi của bản thân theo đúng hướng dẫn. Giáo viên cho học sinh thảo luận vànhận xét về nguồn sáng trong phòng học đã được bố trí phù hợp hay chưa, ánhsáng có chiếu thẳng vào mắt hay màn hình không.- Giáo viên tổ chức học sinh theo từng nhóm thực hiện Hoạt động 2, yêu cầuhọc sinh đọc thông tin trong sách rồi chỉ ra công tắc khởi động máy tính trên thânmáy và công tắc trên màn hình máy tính. Lưu ý học sinh cách tìm và phát hiện côngtắc trên màn hình máy tính trong một số trường hợp công tắc đó được thiết kế ẩnphía sau hoặc bên cạnh.14Khi chắc chắn học sinh xác định và chỉ đúng vị trí công tắc khởi độngtrên thân máy và công tắc trên màn hình thì cho học sinh thực hiện thao táckhởi động máy tính. Sau khi máy tính được khởi động xong, từng nhóm thảoluận để xác định vị trí của các biểu tượng trên màn hình máy tính.- Thao tác tắt máy tính là thao tác học sinh mới được học, đặc biệt đây là lầnđầu học sinh được thao tác với bàn phím nên giáo viên cần quan sát, bao quát cảlớp để tư vấn, hỗ trợ các em hoàn thành đúng thao tác. Lưu ý học sinh quan sátnútđể thấy nút lệnh này “sáng lên” khi nhấn phímB. Hoạt động thực hànhGiáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện các bài tậptrong sách và thực hiện trên máy tính để đảm bảo học sinh có thể hoàn thànhHoạt động thực hành.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng- Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm rồi nhận xét, điều chỉnh tư thế ngồilàm việc với máy tính của các bạn trong nhóm.- Hoạt động này, học sinh xem như lần đầu thao tác với chuột, giáo viên chưayêu cầu học sinh cầm chuột đúng tư thế nhưng có thể hướng dẫn để học sinh bớtlúng túng khi cầm chuột.Lưu ý: Giáo viên hỗ trợ để học sinh di chuyển và đặt được con trỏ chuột lêncác biểu tượng trên màn hình nền máy tính.D. Củng cố, ghi nhớ- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi đúng khi làm việc với máytính. Có thể hỏi các câu hỏi về: khoảng cách từ mắt đến màn hình, tư thế của cộtsống, lưng,… Ngoài ra, giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh trao đổi về các nộidung:+ Mô tả lại thao tác khởi động máy tính;+ Mô tả màn hình nền máy tính sau khi máy tính đã khởi động xong;+ Mô tả thao tác tắt máy tính.15Bài 3CHUỘT MÁY TÍNHI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Biết các bộ phận cơ bản của chuột máy tính;- Biết cầm chuột đúng cách;- Thực hiện được các thao tác di chuyển, nháy, nháy đúp và kéo thả chuột.II. CHUẨN BỊChuột máy tính có dây hoặc không dây.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Giáo viên cho học sinh khởi động máy tính, thực hiện di chuyển con trỏchuột vào các biểu tượng trên màn hình nền. Giáo viên quan sát và phát hiệnnhững học sinh lúng túng, gặp khó khăn khi thực hiện thao tác.- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện Hoạt động 1 trong sách, có thể chohọc sinh hoạt động cặp đôi để cùng chơi trò chơi: một bạn chỉ vị trí các bộ phậncủa chuột máy tính, bạn còn lại gọi tên bộ phận đó.- Sau khi hoàn thành Hoạt động 2 trong sách, giáo viên cần cho học sinh thựchành cách cầm chuột và di chuyển con trỏ chuột trên màn hình. Đặc biệt lưu ý kĩthuật cầm chuột đúng (cầm chuột bằng tay phải, tay duỗi tự nhiên, ngón trỏ đặt vàonút trái chuột, ngón giữa đặt vào nút phải chuột, ngón cái đặt vào bên trái chuột,ngón áp út và ngón út đặt vào bên phải chuột, phần cuối của bàn tay đặt trên mặt bànlàm điểm tựa).16- Giáo viên cần cho học sinh quan sát, chỉ và gọi tên con trỏ chuột trên mànhình nền. Giáo viên nên giới thiệu thêm về một số hình dạng của con trỏ chuộtmà các em có thể bắt gặp khi sử dụng máy tính.- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm để thực hiện hoạt động làmquen với thao tác sử dụng chuột trong sách. Yêu cầu khi thực hiện các thao tác,học sinh phải mô tả lại các thao tác đó.Lưu ý: Khi học sinh mô tả sự thay đổi của biểu tượng, giáo viên cần quansát, hướng dẫn học sinh mô tả đầy đủ, chẳng hạn: “Khi nháy chuột vào biểutượng Computer thì màu nền của biểu tượng Computer đổi màu” mà khôngghi vắn tắt “Biểu tượng đổi màu” vì mục tiêu ở đây là học sinh nhớ được têngọi và biết cách thực hiện các thao tác với chuột chứ không phải là ghi lạinhững gì các em quan sát được.B. Hoạt động thực hànhTrò chơi “Luyện tập sử dụng chuột” nhằm giúp học sinh rèn luyện cácthao tác di chuyển, nháy chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột. Luật chơi đơngiản do đó sách chỉ giới thiệu cách chơi trò chơi với thao tác nháy chuột trái.Giáo viên cần quan sát, hỗ trợ học sinh khi các em luyện tập chơi trò chơi vớicác thao tác khác.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộngHoạt động này giúp các em vận dụng các thao tác với chuột máy tính đã họcđể thực hiện công việc tắt máy tính mà các em đã thực hiện bằng bàn phím. Giáoviên cần chỉ cho học sinh thấy được ngoài cách tắt máy tính bằng bàn phím cácem còn có thể sử dụng chuột để tắt máy tính. Việc sử dụng chuột trong một sốtrường hợp giúp thao tác làm việc với máy tính nhanh và thuận tiện hơn.D. Củng cố, ghi nhớGiáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác sử dụng chuột máy tính.17Bài 4BÀN PHÍM MÁY TÍNHI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Nhận biết được khu vực chính của bàn phím máy tính;- Chỉ ra được vị trí của các hàng phím trên khu vực chính của bàn phímmáy tính;- Biết đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính.II. CHUẨN BỊPhòng máy có số máy tính đảm bảo tối thiểu 2 học sinh/máy. Tuy nhiên,riêng đối với bài học này có thể chỉ cần sử dụng bàn phím làm đồ dùng học tập.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để học sinh thực hiện Hoạt động 1,cho học sinh quan sát, cảm nhận bàn phím máy tính.Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh biết bàn phím máy tính gồm cáckhu vực sau: khu vực chính, các phím số, các phím mũi tên (phím di chuyển),phím chức năng…- Trong Hoạt động 2, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để học sinh đọcsách, tìm hiểu, chỉ và gọi tên các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máytính, sau đó cho học sinh gấp sách lại chơi trò chơi kiểm tra trí nhớ, một bạn đọctên hàng phím và một bạn chỉ hàng phím đó trên bàn phím.18- Ở Hoạt động 3 mới chỉ giới thiệu cho học sinh cách đặt tay trên bàn phímmà chưa đề cập đến cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay, giáo viên cần giải thíchđể học sinh hiểu rằng việc đặt tay đúng là cơ sở để gõ bàn phím nhanh, chính xác.Giáo viên quan sát cách đặt tay lên bàn phím của học sinh, hỗ trợ và giúp đỡ nếuhọc sinh đặt tay lên bàn phím sai.B. Hoạt động thực hànhTrong hoạt động này, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để chơi trò chơigọi tên hàng phím. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi điểm trong khi chơi tròchơi để tăng tính hấp dẫn, hứng thú cho học sinh.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộngĐể thao tác gõ phím linh hoạt, nhanh, chính xác không chỉ cần đặt các ngóntay đúng như yêu cầu mà tư thế đặt tay sao cho thoải mái cũng rất quan trọng. Vìthế, giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện tư thế đặt tay lên bàn phím máy tínhsai trong hai hình vẽ, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi đặt tay lên bàn phímmáy tính.D. Củng cố, ghi nhớGiáo viên có thể yêu cầu học sinh:- Kể tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím máy tính.- Trả lời câu hỏi: Trong khu vực chính có hai phím có sự khác biệt so với cácphím khác trên hàng phím, đó là những phím nào?- Nêu lại cách đặt tay đúng trên bàn phím.19Bài 5TẬP GÕ BÀN PHÍMI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Biết cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay;- Tự luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay với phần mềm Kiran’s TypingTutor.II. CHUẨN BỊ- Phòng học có đủ máy tính, các máy tính được cài đặt phần mềm Kiran’sTyping Tutor.- Phòng học nên có máy chiếu (Projector) để thuận lợi và tiết kiệm thời giancho giáo viên khi thực hiện một số thao tác hướng dẫn học sinh.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Trong hoạt động hướng dẫn cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay, giáo viên cầnlưu ý với học sinh, màu sắc các phím và màu sắc của móng tay giúp học sinh nhậnbiết ngón tay nào sẽ gõ phím nào. Từ bài tập ở Hoạt động 1b, giáo viên giúp học sinhrút ra quy tắc cơ bản khi gõ bàn phím bằng mười ngón tay (Hai ngón trỏ của hai taygõ hai “dãy” phím trong cùng tính từ hai phím cơ sở, lần lượt ngón giữa và ngón áp útgõ hai dãy tiếp theo, hai ngón út gõ các phím còn lại).- Trong hoạt động tập gõ bàn phím với phần mềm Kiran’s Typing Tutor, giáoviên thực hiện mẫu thao tác trên phần mềm Kiran’s Typing Tutor để học sinh quansát các thao tác từ khi khởi động phần mềm đến lựa chọn hàng phím và tập gõ để họcsinh có thể hình dung được nội dung bài học và tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh.20Lưu ý: Học sinh phải sử dụng chuột và bàn phím để chọn chức năng và tươngtác với phần mềm nên giáo viên phải hết sức chú ý quan sát, trợ giúp học sinhthực hiện các thao tác như: ghi tên đăng kí; chọn bài luyện tập… để học sinh tựtin, hứng thú và chủ động sử dụng phần mềm.- Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm và cho học sinh thực hiện lần lượt cáchoạt động khởi động phần mềm, ghi tên đăng kí, chọn bài luyện tập, đảm bảo tấtcả học sinh trong nhóm đều được thực hiện các thao tác đó.Lưu ý: Giáo viên nhắc nhở học sinh gõ đúng cách gõ 10 ngón tay. Ở giai đoạnnày, việc gõ đúng cách quan trọng hơn gõ nhanh.B. Hoạt động thực hànhTrong sách không yêu cầu học sinh phải bắt đầu tập gõ từ hàng phím nào,tuy nhiên, nên hướng dẫn học sinh bắt đầu tập gõ từ hàng phím cơ sở. Giáo viênlưu ý học sinh khi gõ phím cần quan sát thông tin hiển thị vị trí các ngón tay trênbàn phím (gõ đúng.)tương ứng với phím cần gõ (hiển thị màu xanh) trên màn hình đểSau bài tập luyện với hàng phím cơ sở, giáo viên tiếp tục cho học sinh tập gõcác hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số và giới thiệu cho học sinh kháiniệm “hộp danh sách” khi hướng dẫn các em chọn hàng phím để luyện tập.Lưu ý: Nên bố trí thêm giờ thực hành cho bài tập gõ bàn phím. Giáo viêncũng nên nhắc nhở học sinh thường xuyên luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngóntay với phần mềm Kiran’s Typing Tutor.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộngGiáo viên tổ chức học sinh theo nhóm, học sinh trong nhóm luân phiênthực hiện thao tác theo yêu cầu trong sách, các bạn khác trong nhóm quan sát,nhận xét thao tác của bạn.D. Củng cố, ghi nhớGiáo viên có thể cho học sinh phát biểu về:- Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.- Cách đặt tay đúng lên bàn phím.21Bài 6THƯ MỤCI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Làm quen với thư mục, thư mục con;- Thực hiện được các thao tác: tạo mới, đặt tên, mở, đóng, xoá thư mục;- Biết cách và có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các thư mục.II. CHUẨN BỊPhòng học nên có máy chiếu (Projector) để thuận lợi cho giáo viên khi thựchiện một số thao tác hướng dẫn học sinh.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Giáo viên cho học sinh mô tả về một thư viện mà các em đã biết và cách tìmmột cuốn sách trong thư viện đó.Thư mục là một khái niệm trừu tượng đối với học sinh. Giáo viên không nênyêu cầu cũng như tham vọng học sinh có thể hiểu được ngay khái niệm này.Trong bài này, giáo viên cố gắng để học sinh làm quen và nhận biết được biểutượng thư mục trên máy tính.- Giáo viên cho học sinh đọc thông tin trong Hoạt động 1 để học sinh nhậnbiết được biểu tượng thư mục để lưu trữ thông tin. Không nên yêu cầu học sinhphát biểu “Thư mục là…” mà giải thích để học sinh hiểu được: để lưu giữ thôngtin trong máy tính cần có các thư mục, trong mỗi thư mục lại có thể có các thư22mục khác gọi là thư mục con, giống như ngăn sách, kệ sách trong thư viện, mỗithư mục cũng có một tên. Nếu như ngăn sách, kệ sách được dùng để chứa sách thìthư mục được dùng chứa thông tin, sản phẩm khi làm việc với máy tính.- Trong Hoạt động 2, giáo viên cho học sinh thực hiện hoạt động tạo thư mụctrên màn hình nền và lưu ý học sinh khi đặt tên cho thư mục trong hệ điều hànhWindows 7 thì tên thư mục không phân biệt chữ hoa, chữ thường.- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cửa sổ thư mục lop3a khi mở có 2ngăn, ngăn bên phải là nội dung bên trong của thư mục lop3a. Nhìn vào ngăn nàyta có thể thấy được nội dung bên trong thư mục lop3a. Giáo viên có thể yêu cầuhọc sinh nhận xét bên trong thư mục lop3a có gì. Từ đó dẫn dắt học sinh hìnhthành khái niệm thư mục rỗng cho học sinh.- Ở hoạt động đóng thư mục đang mở, khi nháy chuột lên nút lệnh Minimize,cửa sổ thư mục lop3a cũng biến mất trên màn hình nền nên học sinh có thể nhầmlẫn Minimize cũng là nút đóng cửa sổ màn hình. Giáo viên cần lưu ý chỉ rõ chohọc sinh quan sát trên thanh trạng thái để học sinh nhận biết sự khác nhau khinháy chuột vào nút Minimize và nút Close.- Trước khi thực hiện hoạt động xoá thư mục, giáo viên cần yêu cầu học sinhtuân thủ nguyên tắc không được tuỳ tiện xoá bất kì một thư mục nào trên máytính nếu thư mục đó không phải của mình. Học sinh chỉ được xoá thư mục dochính mình tạo ra và chắc chắn rằng nó không còn cần thiết trước khi thực hiệnthao tác này.B. Hoạt động thực hành- Ở Hoạt động 1, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm và yêu cầu học sinhluân phiên thực hiện các thao tác tạo, mở, đóng, xoá thư mục.- Ở Hoạt động 2, giáo viên lưu ý quan sát có thể có trường hợp cửa sổ thưmục lop3c chưa được phóng to (Maximize), nên học sinh có thể sẽ tạo các thưmục an, binh, khiem trên màn hình nền. Khi đó an, binh, khiem không phải làthư mục con của thư mục lop3c. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý thêm cho học sinh yêucầu “Trong thư mục lop3c, tạo thư mục an, bình, khiêm”.23C. Hoạt động ứng dụng, mở rộngHoạt động này cung cấp cho học sinh thêm cách xoá thư mục bằng bàn phím,giáo viên cần hướng dẫn để học sinh thấy rằng: thao tác xoá thư mục trên máytính đều có thể thực hiện bằng chuột hoặc bàn phím.D. Củng cố, ghi nhớGiáo viên có thể yêu cầu học sinh phát biểu:- Những hiểu biết của mình về thư mục.- Các thao tác với thư mục.24Bài 7LÀM QUEN VỚI INTERNETI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Được làm quen với Internet;- Biết máy tính có thể truy cập Internet khi được kết nối Internet;- Truy cập được trang web khi biết địa chỉ của trang web.II. CHUẨN BỊ- Phòng học nên có máy chiếu (Projector) để thuận lợi cho giáo viên khi thựchiện một số thao tác hướng dẫn học sinh.- Máy tính có cài đặt một số trình duyệt web như Internet Explorer, GoogleChrome, Cốc Cốc… và đưa biểu tượng của các trình duyệt web đó ra màn hìnhnền máy tính.- Giáo viên sưu tầm một số địa chỉ trang web học tập có nội dung phong phú,hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi học sinh để cung cấp, hướng dẫn học sinh truy cậpvà tìm hiểu.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Có thể có những học sinh đã từng biết và sử dụng Internet trên các thiết bịnhư: máy tính, điện thoại thông minh… Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luậnvề những hiểu biết của các em về Internet, hoặc giáo viên có thể giới thiệu cho họcsinh xem một trang web đã được chuẩn bị (chẳng hạn một đoạn phim hoạt hình25ngắn) để tạo hứng thú, tò mò cho học sinh, từ đó dẫn dắt học sinh đến khái niệmmạng Internet.- Học sinh đọc thông tin trong sách để nhận biết được trình duyệt Internet,giáo viên có thể yêu cầu học sinh chỉ ra tên trình duyệt có trên màn hình máy tínhcủa học sinh. Học sinh thực hiện khởi động một trình duyệt bất kì, quan sát cửasổ trình duyệt, nhận biết được vùng có địa chỉ trang web, các nút lệnh điều khiểncửa sổ trang web. Truy cập trang web theo hướng dẫn trong sách học sinh hoặcmột trang web khác do giáo viên chỉ định.- Học sinh thảo luận theo nhóm để thực hiện Hoạt động 2d sau đó nháy vàotừng nút lệnh rồi ghi kết quả vào bảng (lại;: Nút lệnh tải lại;: Nút lệnh quay: Nút lệnh đi tới).B. Hoạt động thực hành- Hoạt động 1 giúp học sinh thực hành các kiến thức, kĩ năng đã được học ởHoạt động cơ bản đồng thời giúp học sinh làm quen với cách xem nội dung mộtmục của trang web. Nếu học sinh không chủ động di chuyển con trỏ chuột đếnmột mục của trang web thì giáo viên cần đưa ra hướng dẫn hoặc yêu cầu cụ thểhơn, chẳng hạn: “Em hãy di chuyển con trỏ chuột đến mục….”, “Em hãy nháychuột và quan sát sự thay đổi trên màn hình”, “Em có nhận xét gì về màn hìnhvừa xuất hiện?”…- Trong Hoạt động 2, giáo viên có thể yêu cầu học sinh xem nội dung mộtmục cụ thể và nhắc lại hoặc tóm tắt lại nội dung đã xem được của mục đó, nhưvậy sẽ giúp tăng sự tập trung của học sinh vào hoạt động và hoạt động trở nên cóý nghĩa hơn.- Trong Hoạt động 3, học sinh phải sắp xếp ba trong bốn thao tác nên học sinhcó thể lúng túng dẫn đến sai lầm. Giáo viên cần quan sát, xem xét, phát hiện xemhọc sinh sai lầm do không hiểu rõ yêu cầu, hay do không nắm vững kiến thức vềthao tác truy cập một trang web để tư vấn, trợ giúp kịp thời.26