HỌC SINH TIỂU HỌC

HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA HỌC KỸ NĂNG

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân, do vậy giáo dục trong giai đoạn này cần được đặc biệt chú trọng. Bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản qua hoạt động học tập, lao động trên trường lớp, việc được tiếp xúc và học hỏi các kỹ năng mềm phù hợp là cần thiết để học sinh tiểu học có được sự phát triển nhân cách toàn diện cũng như thích nghi tốt với sự thay đổi môi trường.

 

 

KỸ NĂNG MỀM LÀ GÌ?

Theo nghĩa rộng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho rằng: Kỹ năng mềm là tập hợp những kỹ năng cần thiết cho phép cá nhân thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Như vậy, kỹ năng mềm bao gồm từ những kỹ năng cơ bản, đơn giản như ăn, nói, đọc, viết, tính toán… cho tới các kỹ năng phức tạp như giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện…

Những kỹ năng mềm trên gắn liền với bốn trụ cột của giáo dục:

  • Học để biết:

    gồm các kỹ năng tư duy đánh giá, tư duy sáng tạo, ra quyết định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm….

  • Học để làm:

    gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…

  • Học để làm người:

    gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…

  • Học để chung sống:

    gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông…

 

ĐẶC TRƯNG LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC

1. Đặc điểm về mặt thể chất

  • Hệ cơ và xương đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa….

  • Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Các em thường tò mò về thế giới xung quanh, đặt nhiều câu hỏi và hứng thú với các trò chơi trí tuệ.

 

2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống

  • Hoạt động chủ đạo của trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Trẻ cũng thường dành nhiều sự quan tâm đối với việc học trên trường.

  • Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu thực hiện các hoạt động tự phục vụ bản thân và gia đình như tự tắm rửa, tự giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, nấu cơm, làm việc nhà… Ngoài ra trẻ cũng tham gia các hoạt động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây…

  • Hoạt động xã hội: Trẻ bắt đầu tiếp xúc và tham gia vào các phong trào, hoạt động của trường, lớp và cộng đồng.

 

3. Đặc điểm về mặt nhận thức

  • Khả năng chú ý: Ở đầu tiểu học, khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Đến cuối tiểu học, trẻ đã bắt đầu có thể tổ chức, chủ động điều chỉnh sự chú ý của mình như học thuộc một bài thơ, thực hiện một phép toán, hay nhớ công thức… Trẻ cũng ước lượng được một khoảng thời gian cần thiết để làm một công việc nào đó.

  • Khả năng ghi nhớ: Ở đầu tiểu học, trẻ còn ghi nhớ một cách máy móc. Đến cuối tiểu học, trẻ đã có thể ghi nhớ thông tin dựa trên ý nghĩa, các từ khóa, các đặc điểm chung….

  • Khả năng tưởng tượng: Ở đầu tiểu học, hình ảnh tưởng tượng của trẻ còn đơn giản và dễ thay đổi. Đến cuối tiểu học, trẻ đã có thể tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động làm thơ, làm văn, vẽ tranh… Trí tưởng tượng của các em gắn liền với những rung động về mặt xúc cảm, tình cảm.

  • Khả năng ngôn ngữ: Ở đầu tiểu học, trẻ đã có ngôn ngữ nói thành thạo. Đến cuối tiểu học, trẻ đã thành thạo ngôn ngữ viết, và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Vốn từ ngữ của trẻ được tăng cường qua thời gian.

 

4. Đặc điểm về mặt tính cách

  • Nét tính cách của trẻ còn đang trong quá trình hình thành, chưa có sự ổn định, trong đó trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng.

  • Khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, tuy vậy đã có sự trưởng thành hơn so với tuổi mầm non.

  • Trẻ có thể bắt đầu bộc lộ những năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kỹ thuật, khoa học, ngoại ngữ,….

 

 

CÁC KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Hoạt động giáo dục trong các trường tiểu học ngày nay tuy đã có nhiều cải tiến so với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn còn nặng tính lý thuyết khi tập trung vào các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, nói, tính toán, làm văn…Học sinh tiểu học đến trường để được rèn luyện các kỹ năng này và tiếp thu các kiến thức có thể đo lường, kiểm tra thông qua các bài thi giữa kỳ hay cuối kỳ. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển ở lứa tuổi tiểu học đánh dấu quá trình thay đổi từ hoạt động vui chơi ở mẫu giáo sang hoạt động chủ đạo là học tập. Vì vậy nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tâm lý, các em sẽ không tránh khỏi trạng thái bỡ ngỡ, thích nghi kém, từ đó gặp khó khăn trong quá trình học tập và tham gia vào các hoạt động xã hội. Từ những đặc trưng tâm lý lứa tuổi nêu trên, để giúp các em có được sự phát triển lành mạnh theo lứa tuổi và làm quen với các hoạt động trên trường học thì việc phát triển các kỹ năng sau đây là hết sức cần thiết:

1. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân (phòng tránh xâm hại, xử lý tình huống khẩn cấp)

2. Kỹ năng ngoại ngữ

3. Kỹ năng tự phục vụ bản thân (tự lập)

4. Kỹ năng quản lý thời gian

5. Kỹ năng quản lý tài chính

6. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

7. Kỹ năng thuyết trình

8. Kỹ năng làm việc nhóm

9. Kỹ năng quản lý cảm xúc

10. Kỹ năng đồng cảm

Rèn luyện kỹ năng sống là cả một quá trình và cần có sự luyện tập để trở nên thành thạo cũng như sự hợp tác giữa bản thân các em với gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, các em học sinh càng sớm được học tập những kỹ năng mềm phù hợp sẽ càng có nhiều thời gian rèn luyện để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.

 

THÔNG TIN KHÓA HỌC KỸ NĂNG MỀM DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC (LỚP HỌC NHÓM 4-6 HS)

Bạn băn khoăn lo lắng liệu con mình thiếu những kỹ năng cần thiết?

Bạn mong muốn cân bằng giữa việc trau dồi kiến thức trên trường học và rèn luyện kỹ năng sống cho con?

Bạn muốn con mình được chăm sóc tận tình thay vì học trong các lớp kỹ năng mang tính phổ cập?

Khóa học của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn!

 

Giới thiệu chung

Thấu hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi học sinh Tiểu học, chúng tôi đã thiết kế một khóa học gồm 10 kỹ năng sống thiết yếu nhất để hỗ trợ các con trong quá trình tự lập và trưởng thành với các tiêu chí sau:

  • Hiệu quả

  • Riêng tư

  • Trực quan, dễ hiểu, phù hợp với mọi học sinh độ tuổi từ 7-12

  • Sử dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến

 

Khóa học sẽ trang bị cho các con:

  • Kỹ năng tự phục vụ bản thân

  • Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân

  • Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc

  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

  • Kỹ năng quản lý tài chính

  • Kỹ năng thuyết trình

  • Kỹ năng tự tin trước đám đông

  • Kỹ năng làm việc nhóm

  • Kỹ năng đồng cảm

 

Hình thức

  • Khóa học, tư vấn

  • Số lượng: 4-6 học sinh/ lớp

  • Số buổi: 12 buổi / khóa (1.5h – 2h/buổi)

 

Quy trình

 

Chi phí   

Hãy liên hệ với chúng tôi theo email [email protected] hoặc hotline 0868.993.920 | 0888.490.899 để được hỗ trợ thêm thông tin và đăng ký khóa học.

MVN