HIV có chữa được không? [GÓC NHÌN KHOA HỌC]

HIV là căn bệnh thế kỷ gây không ít thách thức đối với các nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. HIV có chữa được không? 

Trong 40 năm qua, những tiến bộ đáng kinh ngạc đã được thực hiện trong việc nghiên cứu các phương pháp điều trị HIV hiệu quả.

Điều này đã giúp cho những người bị HIV ức chế được lượng virus trong cơ thể họ ở mức không thể phát hiện được và tránh lây truyền cho người khác. 

Kỷ nguyên điều trị HIV hiệu quả bằng thuốc kháng virus (ARV) chắc chắn là một bước tiến bộ vượt bậc so với những ngày đầu của cuộc khủng hoảng HIV. 

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có gần 38 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới. 

Mặc dù, thuốc có thể điều trị và kiểm soát lây nhiễm HIV. Những người bị HIV có thể sống lâu, sống khỏe mạnh và họ hầu như không có nguy cơ lây truyền virus cho người khác. 

Nhưng nếu bạn bị nhiễm HIV và dùng thuốc ARV, virus vẫn sống bên trong một nhóm tế bào được gọi là ổ chứa HIV. 

Nếu bạn ngừng dùng ARV, virus trong ổ chức có thể tăng đột biến trở lại. 

Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn cho việc lây nhiễm HIV. Hay nói cách khác, đáp án cho câu hỏi HIV có chữa được không là “không”.

Như chúng ta thấy rằng, việc một người bị nhiễm HIV phải điều trị suốt đời, điều này có thể gây tổn hại đáng kể về mặt tinh thần và thể chất. 

Để loại bỏ gánh nặng đáng kể của việc điều trị hằng ngày và sự kỳ thị của xã hội liên quan đến HIV, một phương pháp chữa trị là điều rất cần thiết để đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV trên toàn thế giới. 

Các nhà khoa học tin rằng có thể chữa khỏi bệnh cho những người bị nhiễm HIV.

Có hai tầm nhìn về khả năng chữa khỏi HIV là: 

Đây là phương pháp có thể kiểm soát được virus mà không cần dùng đến thuốc ARV hằng ngày trong suốt cuộc đời còn lại. 

Thực tế hiện nay cho thấy, hàng triệu người nhiễm HIV không có khả năng điều trị ARV một cách tới cùng. Vì vậy, cần có phương pháp điều trị khác. 

Tầm nhìn về phương pháp chữa trị HIV này được gọi là phương pháp chữa bệnh chức năng. 

Sự thuyên giảm không cần điều trị có nghĩa là:

Các liệu pháp được nghiên cứu bao gồm: 

Các phương pháp này không ngăn ngừa quá trình nhiễm trùng, nhưng lại kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại HIV. 

Loại trừ virus là một cách khác để xem xét một phương pháp chữa bệnh tiềm năng.

Các nhà khoa học tin rằng, cần phải điều trị hai phần mới có thể quét sạch HIV trong cơ thể của một người.

Phần đầu tiên sẽ sử dụng các loại thuốc để làm cho các tế bào trong ổ chứa HIV nhân lên và biểu hiện các protein giống như một tín hiệu cho hệ thống miễn dịch của bạn.

Phần thứ hai sẽ bao gồm các loại thuốc phát hiện các tín hiệu protein đó, sau đó tìm ra và tiêu diệt virus.

Các loại thuốc khác có thể tìm ra và tiêu diệt HIV bao gồm chất ức chế histone deacetylase (HDAC), chất hoạt hóa protein kinase, chất tạo độ trễ và độc tố miễn dịch.

Các loại thuốc này có thể được sử dụng kết hợp.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm một kỹ thuật mới được gọi là chỉnh sửa gen có thể đưa đột biến bảo vệ HIV vào gen của bạn.

Một lý do để hy vọng có thể chữa khỏi HIV là các phương pháp điều trị thử nghiệm dường như đã có hiệu quả với một số ít người. 

Trường hợp mới nhất là một phụ nữ 30 tuổi ở Argentina.

Các nghiên cứu đã báo cáo rằng, cô ấy bị nhiễm HIV trong 8 năm, nhưng virus vẫn không thể phát hiện được trong cơ thể cô ấy, mặc dù cô ấy không dùng thuốc kháng virus. 

Không thể nói chắc chắn cô ấy đã khỏi bệnh, nhưng nghiên cứu này cho rằng, những trường hợp như người phụ nữ Argentina có thể là “cực kỳ hiếm nhưng có thể xảy ra”. 

Năm 2008, một người đàn ông nhiễm HIV ở Berlin tên là Timothy Ray Brown đã được chữa khỏi một cách hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu đã xử lý máu của anh ta bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc để trị bệnh bạch cầu, nhưng phương pháp điều trị này cũng chữa khỏi bệnh HIV của anh ta.

Người hiến tế bào gốc cho anh ấy mang đột biến gen liên quan đến HIV được gọi là CCR5. Đột biến này làm cho một người gần như hoàn toàn có khả năng chống lại nhiễm trùng.

Brown là người duy nhất được chữa khỏi HIV cho đến năm 2019.

Vào năm 2010, một em bé ở Mississippi bị nhiễm HIV ngay từ khi mới sinh ra.

Em bé đã bắt đầu điều trị ARV ngay sau khi sinh và bệnh thuyên giảm trong 2 năm sau khi ngừng điều trị, nhưng virus đã quay trở lại.

Một thử nghiệm có tên là Visconti Cohort đã nghiên cứu 20 người nhiễm HIV ở Pháp.

Họ cũng bắt đầu điều trị ARV trong vòng vài tuần sau khi nhiễm bệnh. Họ có thể ngừng dùng thuốc và vẫn có mức độ nhiễm HIV thấp trong nhiều năm sau đó.

Một thử nghiệm khác trên 15 trẻ em nhiễm HIV ở Thái Lan cũng cho kết quả tương tự.

Điều quan trọng cần nhớ là đây là những nghiên cứu có kiểm soát. Do đó, nếu bạn bị nhiễm HIV, tuyệt đối không bao giờ tự ý ngừng điều trị ARV mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tất cả trường hợp trên đều là những dấu hiệu tích cực, nhưng các nhà khoa học vẫn đang trong tiến trình nghiên cứu kỹ hơn về giải pháp để chữa khỏi HIV trong tương lai.

Liệu pháp gen là một lĩnh vực nghiên cứu chữa bệnh HIV đầy hứa hẹn. Trong tương lai, bạn có thể chỉ cần tiêm một mũi tiêm truyền gen đến các tế bào máu của bạn để kích thích chúng quét sạch HIV.

Những thách thức gặp phải là gì?