【HAVIP】So sánh vi phạm hình sự và vi phạm hành chính | Luật Havip
Trong khoa học pháp lý, không khó để phân biệt 02 thuật ngữ “Vi phạm pháp luật” và “Vi phạm hình sự”. Tuy nhiên trong thực tế, ranh giới này rất mong manh, dẫn đến nhiều trường hợp “Hình sự hóa hành chính” hay “Hành chính hóa hình sự”.
1. Điểm giống nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính
Những điểm giống nhau:
-
Đều là hành vi vi phạm, xâm hại trật tự pháp luật được đặt ra bởi Nhà nước và phải chịu những trách nhiệm pháp lí tương đương.
-
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí từ 14 tuổi trở lên.
2. So sánh sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính
Sau đây, mình xin tổng hợp một số điểm khác nhau giữa 02 thuật ngữ này, giúp các bạn xác định rõ hơn các vụ việc nào thuộc trường hợp nào.
Vi phạm hành chính
Vi phạm hình sự
Định nghĩa
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Mức độ nguy hiểm cho xã hội
Thấp
Cao
VBPL quy định
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Luật tố tụng hành chính 2010
Luật tố tụng hành chính 2015
Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009
Bộ luật hình sự 2015
Đối tượng bị xử phạt
Cá nhân, tổ chức
Cá nhân (BLHS1999, SĐ-BS 2009)
Cá nhân, tổ chức (BLHS2015)
Cơ quan có thẩm quyền xử lý
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hẹp.
Chỉ có thể do Tòa án xét xử
Thủ tục xử lý
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan hành chính nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng
Chế độ xử phạt
Nhẹ
Chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền…)
Nặng
Chủ yếu là hình phạt liên quan đến việc tước tự do của người phạm tội
Link bài viết: https://havip.com.vn/so-sanh-vi-pham-hinh-su-va-vi-pham-hanh-chinh
Link trang chủ: https://havip.com.vn/