Gốm Bát Tràng – Sản phẩm của tinh hoa Văn hóa Việt
Nói tới làng gốm sứ Bát Tràng là nhắc tới một địa chỉ thân quen của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với địa danh Thăng Long-Hà Nội, để tìm hiểu những vẻ đẹp tiềm ẩn của thủ đô Hà Nội qua ngàn năm văn hiến. Gốm sứ Bát Tràng luôn luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp mộc mạc và giản dị, mang theo hồn dân tộc qua sự phong phú về số lượng và chủng loại gốm. Nhiều sản phẩm mang những nét đẹp riêng và đặc sắc không giống với bất cứ nơi nào.
Ảnh: Gốm men rạn
Làng gốm sứ Bát Tràng nép mình bên tả ngạn của sông hồng, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng hơn 10km về phía Đông – Nam. Làng Bát Tràng có lịch sử hơn 500 năm gắn bó với nghề sảm xuất gốm sứ. Từ xa xưa, gốm sứ Bát Tràng đã đi sâu vào tâm thức người Việt nam:
“Uống chung một chén Bát Tràng
Rồi mai em có sang ngang cũng đành
Áo hồng, men ngọc, tóc xanh
Dòng sông quê mãi long lanh mộng vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
Gốm Bát Tràng từ xưa đến hiện tại đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí cả nước ngoài. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng như lọ lục bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ tích cổ… đã được các thương lái người Bồ Ðào Nha, Nhật, Hà Lan, Pháp…. mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị và mộc mạc mà sâu lắng của gốm sứ Bát Tràng.
Hầu hết các sản phẩm của làng gốm sứ Bát Tràng làm bằng thủ công, để thể hiện tài năng sáng tạo và kinh nghiệm của những nghệ nhân Bát Tràng và được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Đây chính là nét đặc sắc và cũng là thế mạnh của làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng. Do tính chất của nguyên liệu làm gốm sứ và việc tạo dáng đều làm trên bàn xoay cùng với việc dùng các loại men khai thác từ sông hồng truyền thống, nên đồ gốm sứ Bát Tràng có bản sắc riêng.
Ảnh: Gốm sứ hỏa biến
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải trải qua các khâu: chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng tạo hoa văn, phủ men, kinh nghiệm truyền từ các nghệ nhân làm gốm thế hệ trước của làng gốm sứ Bát Tràng là “Nhất xương nhì da thứ ba dạt lò” nghĩa là đất làm gốm phải bảo đảm độ rắn chắc cho sản phẩm, kế đó là kỹ thuật tạo men, men nâu, men đỏ, men xanh lam, men rêu, men rạn… Cuối cùng người thợ gốm phải có kinh nghiệm trong khâu nung lò, để có được sản phẩm gốm sứ Bát Tràng như ý và không bị hỏng hay bị lỗi.
Người thợ gốm làng gốm sứ Bát Tràng quan niệm, sản phẩm gốm không khác gì một cơ thể sống, do có sự kết hợp hài hòa của ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và trong đó còn mang lại cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của nghệ nhân làm gốm. Tất cả hòa vào nhau tạo thành bố cục màu sắc thanh thoát cùng với sự tinh tế của nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.
Gốm sứ Bát Tràng tinh xảo trên từng nét vẽ. Lớp men phủ bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, nên cốt dầy, chắc. Lớp men trắng thường ngả màu ngà đục. Cũng chính vì làm thủ công nên gốm Bát Tràng rất phong phú về các loại từ đồ gia dụng đến đồ thờ cúng, trang trí. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo của nghệ thuật.
Ảnh: Gốm Tử Sa Bát Tràng
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng gắn liền với đời sống thường ngày của mọi người dân trên cả nước. Các sản phẩm rất thân thuộc với đời sống thường ngày như: bát, đĩa, ấm, chén, bình hoa, lọ lộc bình,…. Gốm sứ không chỉ được dùng làm đồ vật sinh hoạt hàng ngày mà còn dùng làm vật trang trí nhà cửa hết sức đẹp mắt, tạo nên nét thân quen của văn hóa Việt Nam.
Gốm Sứ Bát Tràng còn là tập hợp của những bức tranh dân gian thể hiện được đầy đủ và sống động những phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân xưa và nay: các bức tranh Đông Hồ; cảnh chú bé thổi sáo chăn trâu, cây đa, bến nước, sân đình… Qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân gốm, những cảnh đồng quê, sơn thủy hữu tình, đều được thể hiện lên từng sản phẩm.
Nhờ lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời cùng chất lượng sản phẩm tuyệt vời, gốm sứ Bát Tràng ngày càng có vị thế quan trọng trong các mặt hàng lựa chọn để xuất khẩu. Danh tiếng của làng gốm sứ Bát Tràng được mở rộng cả trong và ngoài nước. Du khách trong và ngoài nước đến thăm làng nghề Bát Tràng xuất phát từ sự tò mò, niềm thích thú được khám phá về sản phẩm được coi là “danh bất hư truyền” của vùng đất Thăng Long. Họ chọn lựa sản phẩm gốm sứ Bát Tràng làm những món quà để tặng cho bạn bè, người thân và là món quà lưu giữ kỷ niệm đặt chân đến dải đất hình chữ S. Đến đây, người ta không chỉ được quan sát, tìm hiểu mà còn trực tiếp tham gia làm gốm sứ, tự tạo ra sản phẩm của mình mang giá trị tinh thần sâu sắc, góp phần giúp họ hiểu và yêu thêm con người trên đất nước Việt Nam
Trải qua bao thăng, trầm của dòng thời gian, giữa cuộc sống hiện tại nhiều sôi động, làng gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ nguyên được những nét đẹp, tinh xảo và tinh hoa vốn có. Những sản phẩm ấy được sinh ra và phát triển trên dải đất Việt Nam, được thổi vào đó tâm hồn của người Việt Nam. Chúng là một nét đẹp về truyền thống văn hóa và tinh hoa của dân tộc đã lưu truyền từ đời ông cha gửi gắm đến hiện tại. Làng gốm sứ Bát Tràng xứng đáng là niềm tự hào về sự sáng tạo và trí tuệ của người Việt Nam. Việc lưu giữ và phát triển của làng nghề truyền thống góp phần tạo nên văn hóa đặc trưng mà chỉ Việt Nam mới có, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước, để quảng bá hình ảnh đất nước, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay.
Thông Tin Liên Hệ:
Số Điện Thoại Liên Hệ/Zalo/Viber: 0982 559 529
Mua sản phẩm tại:
Website: Trọng Tín Bát Tràng
Shopee tại đây: Trọng Tín Shopee
Sendo tại đây : Trọng Tín Sendo
Lazada tại đây: Trọng Tín Lazada
Lên đầu trang
Liên hệ
- Trọng Tín Bàt Tràng
- Địa chỉ: 37 Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, HN | 46 Xóm 1 Giang Cao, Bát Tràng, HN
- Hotline: 0982559529
- Zalo: 0982559529