Gợi ý các phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát ba mẹ cần biết
Trong quá trình nuôi dạy con khôn lớn, ba mẹ nào cũng muốn con mình luôn tự tin, nhất là khi các bé bắt đầu bước vào môi trường học tập mầm non. Nhưng không phải bé nào cũng tự tin thể hiện bản thân khi đứng trước đám đông, chính vì vậy dưới đây là gợi ý các phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát mà ba mẹ cần biết để khắc phục tính nhút nhát của các bé.
Phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát là phương pháp quan trọng để khắc phục tính nhút nhát của các bé
1. Ba mẹ cần biết những lý do khiến trẻ cảm thấy nhút nhát
Trong khoảng thời gian đầu đời, các bé cần có sự tự tin để giao tiếp xã hội, nâng cao khả năng học hỏi từ đó giúp bé phát triển toàn diện hơn. Do đó việc ba mẹ quan tâm, giúp trẻ bớt nhút nhát là điều vô cùng quan trọng. Để áp dụng các phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát được hiệu quả, trước hết ba mẹ cần hiểu được những lý do khiến các bé cảm thấy nhút nhát.
-
Do bé bị ảnh hưởng từ chính tính cách của ba mẹ: Ba mẹ chính là tấm gương phản chiếu đầu tiên để bé “soi mình” trong đó. Nếu như ba mẹ sống hướng nội, tự ti, không giỏi trong giao tiếp,… thì bé cũng sẽ hình thành tính cách nhút nhát.
-
Do bé sống trong “gia đình khiếm khuyết” hoặc gia đình quá nghiêm khắc, thường sử dụng hình phạt nặng nề với bé: Khi không được nhận sự quan tâm đầy đủ, bé sẽ thiếu đi điểm tựa an toàn, giống như ngôi nhà thiếu móng; Nếu như gia đình quá nghiêm khắc với bé, đặt kỳ vọng quá nhiều vào bé, khiến bé luôn sống trong lo sợ vì nếu làm sai sẽ bị phạt rất nặng,… Vì vậy mà bé dễ trở nên rụt rè, cảnh giác với mọi thứ xung quanh
-
Các bé được ba mẹ quá yêu chiều, bao bọc: Mọi việc trong cuộc sống, học tập, bé được ba mẹ lo lắng chu toàn sẽ hình thành cho các bé tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, đến khi các bé phải tự mình làm việc gì đó mà không có ba mẹ sẽ rất tự ti, nhút nhát, sợ hãi.
-
Bé thường xuyên bị chê bai, trọc ghẹo, bị khiển trách, phê bình: Bé thường xuyên bị bạn bè trêu ghẹo, bị thầy cô, ba mẹ la mắng, khiển trách trước tập thể đông người…Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự nhút nhát của trẻ.
2. Ý nghĩa của các phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát
Trong thực tế, có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nhút nhát ở trẻ, do đó việc ba mẹ sớm nhận ra những đặc điểm cho thấy sự nhút nhát của bé để áp dụng các phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát là điều vô cùng cần thiết.
Đa số các bé từ nhỏ đến lớn đều có những lúc nhút nhát hoặc thiếu tự tin.Khi người khác nhìn mình, trẻ hay bộc lộ sự sợ hãi; khi bị phê bình, trẻ sẽ luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến mình gặp rắc rối, bị bẽ mặt… Sự nhút nhát và thiếu tự tin của bé sẽ tăng dần lên, trở thành sự sợ hãi mãnh liệt, khiến bé trở nên thụ động, lầm ý, khó gần. Khi lớn lên, trẻ nhút nhát sẽ trở thành một người sợ khó, không dám đương đầu với khó khăn. Đó là biểu hiện của những tuýp người luôn sợ thất bại.
Sự nhút nhát sẽ lớn lên theo bé từng ngày, biến bé trở thành người lầm lì, cô lập bản thân với thế giới
Chính vì vậy phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát là phương pháp cứu cánh tốt nhất cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con. Các phương pháp giáo dục này sẽ giúp ba mẹ có thể giải quyết những vấn đề của các bé như đã nêu ở trên, hình thành cho bé yêu của mình sự tự tin hơn, năng động hơn, cởi mở hơn để khám phá thế giới. Sự tự tin sẽ giúp trẻ gặt hái được rất nhiều thành công sau này.
3. Các phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát hiệu quả nhất
Với vai trò và ý nghĩa quan trọng của phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát, để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong quá trình giáo dục các bé, dưới đây là các phương pháp giáo dục dành cho các bé nhút nhát hiệu quả nhất mà ba mẹ nên tham khảo.
3.1. Hình thành cho bé “hình ảnh tích cực” của riêng mình.
Hình thành cho bé “hình ảnh tích cực” của riêng mình là phương pháp quan trọng khi ba mẹ giáo dục trẻ nhút nhát.
Hình thành cho bé “hình ảnh tích cực” có nghĩa là luôn để bé cảm thấy tự tin trong mọi tình huống. Các bé biết được bản thân mình có những điểm mạnh gì, hạn chế nào và cảm thấy tin tưởng vào khả năng của mình hơn.
Theo khoa học nghiên cứu, những người tự tin là những người thành công trong rất nhiều công việc vì họ có thể đương đầu với khó khăn và tự tin giải quyết khó khăn một cách tốt nhất.
Hình thành cho bé “hình ảnh tích cực” chính là luôn để bé cảm thấy tự tin trong mọi tình huống
3.2. Hãy dành lời khen đúng đắn và không nên la mắng.
Một trong những phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát mà ba mẹ cần coi trọng đó là việc dành lời khen, động viên khi trẻ làm đúng và hoàn thành tốt một công việc nào đó.
Nếu như các bé làm điều gì đó chưa đúng thì ba mẹ cần phải giải thích và chỉ ra những chỗ sai để giúp con biết mình sai ở chỗ nào để sửa cho đúng. Không nên la mắng hay có những hành động như đánh đập trẻ, những hình phạt nặng nề,… Làm như vậy sẽ khiến trẻ sợ, không thể biết cách sửa sai, không thể tiến bộ được.
Ba mẹ hãy dành những lời khen đúng đắn sẽ khiến bé có động lực và sự tự tin hơn
Tuy nhiên, ba mẹ không nên động viên con trẻ quá mức, vì điều này có thể tạo ra sự phản tác dụng, biến trẻ từ tự tin thành tự cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lời sự phát triển của trẻ sau này.
3.3. Trẻ sẽ học được nhiều hơn bằng việc tự mình cố gắng.
Phương pháp này được đánh giá là phương pháp vô cùng tiến bộ khi ba mẹ để bé tự thử sức với những điều mới mẻ ngoài kia. Chắc chắn các bé sẽ học được nhiều điều sau những lần thất bại.
Ví dụ khi bé chạy bộ bị ngã, ba mẹ để bé tự mình đứng dậy và bước đi tiếp chứ đừng vội vàng chạy tới rồi xuýt xoa bé hay những việc tương tự như vậy sẽ làm bé cảm thấy mình được bao bọc, rồi dần dần hình thành sự dựa dẫm, ỷ lại. Kiên trì và tự tin sẽ giúp trẻ làm được nhiều việc và đạt được nhiều thành công. Ba mẹ chỉ có thể giúp đỡ trẻ khi thật sự cần thiết.
Ba mẹ không nên yêu chiều, bao bọc quá mức bé mà nên để bé tự mình cố gắng bằng tất cả nghị lực của mình
3.4. Cùng bé chơi các trò chơi giúp bé tự tin (đóng kịch, làm tượng…).
Cũng giống như người lớn, chúng ta thường rất tự tin với một trò chơi nào đó khi chúng ta là người chơi giỏi, luôn giành được chiến thắng thì với các bé cũng vậy, ba mẹ nên có sự đầu tư thời gian để cùng bé chơi nhiều loại trò chơi, từ đó hiểu được trò chơi nào mà bé thích nhất, tự tin nhất.
Ba mẹ cùng bé chơi những trò chơi đóng vai nhiều nhân vật, có nhiều cung bậc cảm xúc, có những tình huống ý nghĩa,… như trò chơi đóng kịch; cho bé tham gia các trò chơi có nhiều bạn chơi để bé có cơ hội làm quen, giao tiếp với nhiều bạn, từ đó giúp bé mạnh dạn, tự tin hơn.
Ba mẹ cùng bé chơi các trò chơi mà bé thích nhất, tự tin nhất để tăng sự mạnh dạn cho bé
3.5. Ba mẹ phải là tấm gương cho con noi theo.
Trong phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát, ba mẹ chính là nhân vật trung tâm bên cạnh bé, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất, đạo đức của bé.
Ba mẹ chính là tấm gương phản chiếu để bé “soi mình” ở đó, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của bé
Ba mẹ chính là tấm gương phản chiếu của trẻ, phần lớn lời nói, hành động của các bé đều học tập từ ba mẹ và người lớn xung quanh. Các bé rất thích thú khi được học, được làm những điều mới lạ. Tuy nhiên các bé vẫn còn rất ngây thơ khi chưa thể phân biệt được đâu là điều đúng nên học, và đâu là điều sai không nên làm.
Vì vậy ba mẹ phải là tấm gương sáng về mọi cử chỉ, hành động, lời nói,… để bé học tập và noi theo.
Trên đây là một số phương pháp giáo dục dành cho trẻ nhút nhát, ba mẹ có thể tham khảo. Hi vọng với các phương pháp đặc biệt này, ba mẹ sẽ giúp các bé yêu của mình tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống.
Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án – phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.