Góc tìm hiểu: Mẫu là gì? 1 mẫu bằng bao nhiêu m2?

Trong canh tác nông nghiệp chắc hẳn các từ khóa như mẫu, m2 chúng ta đã được nghe rất nhiều lần. Vậy 1 mẫu bằng bao nhiêu m2? Có đơn vị đo nào khác thay thế cho mẫu hay không? Mẫu ở các vùng khác nhau thì diện tích có giống nhau hay không? Cách quy đổi diện tích được tính như thế nào? Để bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề trên, thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Mẫu là gì?

Mẫu là từ ngữ rất thân thuộc với mỗi chúng ta, đơn giản nó chỉ là một đơn vị đo lường diện tích. Ngoài ra, chúng ta còn một số đơn vị đo lường khác như mét vuông, công, héc-ta, xào,… và mẫu chính là đơn vị đo lường diện tích đất lớn nhất. Tuy nhiên, khi quy đổi thì đơn vị mẫu của các địa phương khác nhau sẽ có một kết quả diện tích khác nhau.

Các diện tích đất nông nghiệp lớn đều dùng đơn vị mẫuCác diện tích đất nông nghiệp lớn đều dùng đơn vị mẫu

Vai trò của việc quy đổi diện tích đất

Nước ta là một nước nông nghiệp nên đất canh tác rất nhiều. Vì vậy cần có một đơn vị đo riêng để đo lường diện tích đất. Tùy theo diện tích lớn hay nhỏ và các mục đích khác nhau sẽ dùng các đơn vị đo lường khác nhau. Đối với các diện tích đất rộng lớn, để dễ dàng phân chia đất đai, chuyển nhượng hay mua bán cho thuê. Và làm các giấy tờ về đất đai thì mọi người thường quy đổi 1 mẫu bằng bao nhiêu m2 để dễ tính toán.

Việc quy đổi diện tích đất nông nghiệp là điều cần thiếtViệc quy đổi diện tích đất nông nghiệp là điều cần thiết

1 mẫu bằng bao nhiêu m2

Hiện nay đất chật người đông và đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nước ta chia làm nhiều khu vực, mỗi vùng miền là một nền văn hóa khác nhau vì vậy đơn vị đo lường 1 mẫu bằng bao nhiêu m2 của mỗi vùng miền cũng khác nhau. Cụ thể là sự khác nhau giữa 3 miền Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

  • Khu vực Bắc Bộ

    : Ở Bắc Bộ thì

    1 mẫu bằng bao nhiêu m2

    chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc đúng không. Tuy nhiên người dân ở đây thường dùng đơn sào. Một mẫu ở đây bằng 10 sào và một sào bằng 360m2 . Vậy 1 mẫu ở đây có diện tích bằng 10*360m2= 3600m2.

  • Khu vực Trung Bộ:

    Khu vực Trung Bộ thì 1 mẫu được tính như sau : 1 mẫu bằng 10 sào và mỗi sào thì bằng 500m2. Vậy 1 mẫu ở đây có diện tích bằng 10*500m2= 5000m2.

  • Khu vực Nam Bộ:

    Khu vực Nam Bộ cũng tương tự như khu vực Trung Bộ và Bắc Bộ. Cũng đổi diện tích nhỏ hơn là sào. 1 mẫu có diện tích bằng 10 sào và một sào bằng 1000m2. Chính vì thế diện tích ở 1 mẫu ở đây là 1000m2*10= 10000m2.

Sắp theo thứ tự ta được diện tích quy đổi từ 1 mẫu bằng bao nhiêu m2 của Nam bộ > Trung Bộ > Bắc Bộ. Qua đó thấy được rằng ta cần thiết biết cách quy đổi từ 1 mẫu bằng bao nhiêu m2 để có thể tính toán diện tích đất của nhiều khu vực đất khác nhau thật chính xác.

Cách đo lường và tính diện tích đất nông nghiệp

Dù là làm nông nghiệp nhưng trong cuộc sống chúng ta sẽ hay bắt gặp các trường hợp phải sử dụng đo đạc và tính toán diện tích đất nông nghiệp của mình. Vậy sẽ cần có những công thức tính toán và cách tính mà bạn cần phải biết như sau:

Các công thức tính toán

Tùy theo khu đất của bạn lớn hay nhỏ mà ta sẽ dùng các đơn vị đo khác nhau như mẫu, hay feet, mẫu Anh,… Nhưng m2 vẫn là đơn vị quy đổi thường dùng nhất. 1 mẫu bằng bao nhiêu m2 ta đã nêu rõ chi tiết ở trên, vậy các đơn vị khác để quy đổi sang m2 thì như sau:

  • 1 feet vuông  sẽ gần bằng 0,093m2

  • 1 thước vuông gần bằng 0,84m2

  • 1 mẫu Anh= 4046,9m2

  • 1 dặm vuông gần bằng 2,6km2( tức là gần bằng 2,6*1000.000m2)

Cách tính:

  • Đầu tiên: Đối với đất nông nghiệp, để đo được ta cần chuẩn bị dụng cụ là thước thẳng hoặc thước dây cuộn.

Thước dây là công cụ phổ biến để đo diện tích đất ruộngThước dây là công cụ phổ biến để đo diện tích đất ruộng

  • Tiếp theo: Ta dùng thước giăng ra để đo chiều dài của khu đất và ghi lại kết quả. Sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:

  • Nếu độ dài của thước đủ để đo hết khu đất thì ta sẽ ghi lại chiều dài ngay sau khi đo được

  • Nếu độ dài của thược ngắn hơn so với khu đất, thì ta phải tiến hành đo nhiều lần và cộng các kết quả lại với nhau để có chiều dài chính xác nhất.

  • Sau đó: ta tiếp tục thực hiện đo đạc đối với chiều rộng. Lưu ý rằng để có được chiều dài chính xác thì ta phải tiến hành giăng thước đo chiều rộng sao cho nó hợp với chiều dài một góc 90 độ. Rồi nếu xảy ra hai trường hợp như trên thì tiến hành làm các bước tương tự và ghi lại kết quả

Khu đất được tiến hành đo đạc và tính diện tíchKhu đất được tiến hành đo đạc và tính diện tích

  • Cuối cùng: Ta sẽ tiến hành tính diện tích khu đất theo công thức diện tích= chiều dài* chiều rộng và quy đổi ra đơn vị mong muốn. Khuyến khích rằng đối với khu đất có diện tích lớn bạn nên quy đổi m2 sang mẫu sẽ dễ dàng và thân thuộc hơn với nông dân. 

Đất đai rất có giá trị với đời sống con người, đặc biệt là đất canh tác nông nghiệp. Sống trong một đất nước nông nghiệp, chắc chắn chúng ta cần phải biết 1 mẫu bằng bao nhiêu m2. Hi vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn quy đổi các diện tích đất dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đánh giá