Góc nhìn tích cực của lạm phát – Stock Farmer
Lạm phát là gì?
Lạm phát, theo cách hiểu phổ biến, là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế học lại xem lạm phát với góc nhìn tương đối khác. Lạm phát là cho biết cung và cầu tiền, có nghĩa là việc sản xuất nhiều tiền hơn sẽ khiến tiền trở nên kém giá trị hơn, từ đó buộc mức giá chung tăng lên.
Khái niệm lạm phát trong đời sống thực tế
Lạm phát luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong kinh tế học. Nhiều nhà kinh tế học, doanh nhân và chính trị gia cho rằng mức lạm phát vừa phải là cần thiết để thúc đẩy tiêu dùng, qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thường đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát hàng năm. Đối với Việt Nam, vai trò kiểm soát lạm phát thuộc về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV). Quay lại thị trường Mỹ, kể từ năm 1996, các nhà hoạch định chính sách của Fed thường áp dụng quan điểm rằng mục tiêu tỷ lệ lạm phát khoảng 2%. Vào tháng 1 năm 2012, Chủ tịch khi đó là Ben Bernanke đã chính thức đưa ra mục tiêu này và cả hai người kế nhiệm ông, bao gồm cả Chủ tịch hiện tại Jerome Powell, đã nói rõ rằng Fed đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát là 2%.
Ngược lại của lạm phát là giảm phát. Giảm phát được định nghĩa là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Trên thực tế, có một số người tin rằng chức năng chính của lạm phát là ngăn ngừa giảm phát, bởi vì giảm phát còn đáng sợ hơn rất nhiều so với lạm phát. Giảm phát chủ yếu xuất phát từ suy giảm cầu. Cầu giảm, trong khi lượng cung không đổi dẫn đến giá hàng hóa giảm. Giá giảm sẽ tạo ra một vòng xoáy giảm lợi nhuận, cắt giảm chi phí, hạn chế đầu tư, đóng cửa nhà máy, sa thải công nhân, thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, tăng nguy cơ vỡ nợ của cá nhân và xí nghiệp,… Do đó, điều này củng cố cho quan điểm nhiều ngân hàng trung ương cố gắng đạt tỷ lệ lạm phát mục tiêu nào đó.
Lạm phát thường bị tác động bởi việc tăng giá dầu và thực phẩm. Ví dụ, nếu giá dầu tăng từ 75 đô la một thùng lên 100 đô la một thùng, giá đầu vào của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và chi phí vận chuyển của mọi người cũng sẽ tăng lên. Điều này có thể khiến nhiều mức giá khác tăng lên tương ứng. Ở Việt Nam, quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng cho giai đoạn 2020 – 2025 đối với “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” là 33.56%, và đối với “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và Vật liệu xây dựng” là 18.82%.
Lợi ích của lạm phát
Điểm đầu tiên, khi nền kinh tế không hoạt động hiệu quả, nghĩa là lao động hoặc tài nguyên chưa được sử tận dụng. Và trong trường hợp này, lạm phát về mặt lý thuyết sẽ giúp kích thích nền kinh tế trở lại. Nhiều tiền hơn dẫn đến chi tiêu nhiều hơn, đồng nghĩ với tổng cầu lớn hơn. Mặt khác, cầu tăng sẽ kích thích sản xuất nhiều hơn. Và điều này sẽ tạo nên vòng xoáy, nhu cầu tăng, sản xuất tăng, lợi nhuận doanh nghiệp tăng, đầu tư tăng, thất nghiệp giảm, thu nhập cá nhân tăng và quay lại nhu cầu tăng. Tất nhiên, thực tế sẽ phức tạp hơn thế này, nhưng điều quan trọng là chúng ta cần nắm được ý tưởng chính của việc duy trì lạm phát.
Một góc nhìn khác, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes tin rằng lạm phát là điều cần thiết để ngăn chặn Nghịch lý tiết kiệm. Nghịch lý này nêu lên rằng nếu giá tiêu dùng giảm liên tục vì lượng cung hàng hóa ngày càng nhiều, thì người tiêu dùng sẽ ngừng mua hàng để chờ đợi một mức thấp hơn. Điều này sẽ làm giảm tổng cầu, dẫn đến sản xuất ít hơn, và nền kinh tế sẽ chững lại.
Cuối cùng, có một điều khá thú vị là lạm phát cũng kích thích việc đi vay. Như định nghĩa ở trên, lạm phát đi kèm với việc mất giá của tiền tệ. Điều này có nghĩa là, một đồng bạn trả trong tương lai sẽ có giá trị thấp hơn một đồng bạn vay ngày hôm nay. Và một cách vô tình, việc mất giá tiền tệ khuyến khích vay và cho vay. Như vậy, người kinh doanh có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách dễ dàng hơn, và người đầu tư có thể đạt được mức sinh lời tốt từ nguồn vốn nhàn rỗi của mình.
Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm nhiều thuật ngữ khác trong chứng khoán, cần hỗ trợ mở tài khoản hay các chủ đề liên quan tới đầu tư chứng khoán. Bạn có thể dễ dàng đọc thông tin trên web https://stockfarmer.vn hoặc liên hệ số hotline 0988 531 538 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn khi bạn cần đầu tư nhé!