Góc chuyên gia – Mang thai – Chuyên gia trả lời – HUGGIES® Việt Nam
Xin chào Mẹ
Bình thường lượng nước ối khoảng 300 – 800ml, từ 800-1500ml gọi là dư ối. Đa ối khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml . Trên thực tế, người ta thường dùng chỉ số nước ối (AFI: amniotic fluid index) qua siêu âm (đo theo kỹ thuật của Phelan) để xác định tình trạng ối . Gọi là đa ối khi chỉ số nước ối (A.F.I) vượt trên 25 cm. Chỉ số nước ối (A.F.I) từ 15-25 cm gọi là dư ối
Dư ối có thể có nguyên nhân, nhưng cũng có thể không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân dư ối, đa ối:
+ Mẹ
– BL nội khoa: tiểu đường, tiền sản giật-cao huyết áp, thiếu máu
– Bất đồng nhóm máu mẹ- con
– Nhiễm trùng: lậu, giang mai, CMV, Toxoplasma…
+ Thai
– Truyền máu song thai/ song thai
– Thai dị tật bẩm sinh: có chèn ép đường nuốt của bé, bất thường nhiễm sắc thể …
+ Phần phụ: viêm, bướu máu nhau, phù nhau, dây rốn thắt nút…
Em nên khám để tìm nguyên nhân. Nếu siêu âm hình thái thai bình thường thì em nên làm test dung nạp đường. Vì tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra đa ối- dư ối mãn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ bị tiểu đường thì có các nguy cơ cho thai như sau:
– Dị dạng thai, đặc biệt hệ thần kinh và tim mạch
– Phổi thai nhi trưởng thành chậm hơn so với thông thường
– Sang chấn lúc sinh do thai to
– Hạ đường huyết, hạ canxi, nhiễm trùng
– Đột tử do đường huyết của mẹ mất ổn định
Nếu không tìm thấy nguyên nhân, em cũng nên đừng quá lo lắng vì dư ối chưa phải là bệnh lý. Lưu ý, hiện nay chưa có thuốc điều trị dư ối hay đa ối. Dư ối có thể tiến triển thành đa ối nhưng cũng có thể thoái lui về bình thường. Em nên hạn chế đường, khám thai theo đúng lịch hẹn, theo dõi thai máy sát. Nếu máy yếu, em nên khám thai ngay.
Chú ý khi sanh thai dư ối- đa ối có các nguy cơ sau:
– Rối loạn cơn gò do tử cung bị căng
– Nhau bong non, sa dây rốn do khi vỡ ối, một lượng dịch lớn bị rút đi đột ngột làm giảm nhanh áp lực và diện tiếp xúc giữa rau thai và buồng tử cung. Nếu bụng căng, ngôi thai cao, đầu không áp, nên bấm ối chủ động khi sinh để dịch ối chảy ra từ từ, làm giảm căng tử cung từ từ, giúp
– Đờ tử cung do tử cung bị căng. Sau sanh nên cho thuốc co bóp tử cung để dự phòng băng huyết sau sinh.
Thân ái
Tham khảo thêm tại:
Chào em,Bình thường lượng nước ối khoảng 300 – 800ml, từ 800-1500ml gọi là dư ối. Đa ối khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml . Trên thực tế, người ta thường dùng chỉ số nước ối (AFI: amniotic fluid index) qua siêu âm (đo theo kỹ thuật của Phelan) để xác định tình trạng ối . Gọi là đa ối khi chỉ số nước ối (A.F.I) vượt trên 25 cm. Chỉ số nước ối (A.F.I) từ 15-25 cm gọi là dư ốiDư ối có thể có nguyên nhân, nhưng cũng có thể không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân dư ối, đa ối:+ Mẹ- BL nội khoa: tiểu đường, tiền sản giật-cao huyết áp, thiếu máu- Bất đồng nhóm máu mẹ- con- Nhiễm trùng: lậu, giang mai, CMV, Toxoplasma…+ Thai- Truyền máu song thai/ song thai- Thai dị tật bẩm sinh: có chèn ép đường nuốt của bé, bất thường nhiễm sắc thể …+ Phần phụ: viêm, bướu máu nhau, phù nhau, dây rốn thắt nút…Em nên khám để tìm nguyên nhân. Nếu siêu âm hình thái thai bình thường thì em nên làm test dung nạp đường. Vì tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra đa ối- dư ối mãn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ bị tiểu đường thì có các nguy cơ cho thai như sau:- Dị dạng thai, đặc biệt hệ thần kinh và tim mạch- Phổi thai nhi trưởng thành chậm hơn so với thông thường- Sang chấn lúc sinh do thai to- Hạ đường huyết, hạ canxi, nhiễm trùng sau sinh – Đột tử do đường huyết của mẹ mất ổn địnhNếu không tìm thấy nguyên nhân, em cũng nên đừng quá lo lắng vì dư ối chưa phải là bệnh lý. Lưu ý, hiện nay chưa có thuốc điều trị dư ối hay đa ối. Dư ối có thể tiến triển thành đa ối nhưng cũng có thể thoái lui về bình thường. Em nên hạn chế đường, khám thai theo đúng lịch hẹn, theo dõi thai máy sát. Nếu máy yếu, em nên khám thai ngay.Chú ý khi sanh thai dư ối- đa ối có các nguy cơ sau:- Rối loạn cơn gò do tử cung bị căng- Nhau bong non, sa dây rốn do khi vỡ ối, một lượng dịch lớn bị rút đi đột ngột làm giảm nhanh áp lực và diện tiếp xúc giữa rau thai và buồng tử cung. Nếu bụng căng, ngôi thai cao, đầu không áp, nên bấm ối chủ động khi sinh để dịch ối chảy ra từ từ, làm giảm căng tử cung từ từ, giúp chuyển dạ được tiến triển thuận lợi, đồng thời hạn chế rau bong non và sa dây rốn. Khi bấm ối, phải chuẩn bị sẵn sàng cho các tai biến xảy ra khi bấm ối như sa dây rốn- Đờ tử cung do tử cung bị căng. Sau sanh nên cho thuốc co bóp tử cung để dự phòng băng huyết sau sinh.Thân áiTham khảo thêm tại: https://www.huggies.com.vn/mang-thai/bien-chung-thai-ky/chung-da-oi/