Giữa Google và Facebook, Doanh nghiệp của bạn nên lựa chọn kênh quảng cáo nào?
5/5 – (2 bình chọn)
Ngày nay Google và Facebook là hai ông lớn mà bất cứ ai tại Việt Nam cùng đều phải nghe nó, sử dụng nó mỗi ngày. Với lượng người dùng lên đến hàng chục triệu người hoạt động mỗi tháng, đây chính cánh cổng để các doanh nghiệp tổ chức tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng của mình. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi phân tích sự giống và khác nhau giữa Google và Facebook để bạn có thể tự lựa chọn kênh marketing online phù hợp.
Google là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet, bao gồm các công nghệ quảng cáo trực tuyến , công cụ tìm kiếm , điện toán đám mây , phần mềm và phần cứng. Đây được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four , cùng với Amazon, Apple và Facebook.
Google ở Việt Nam được biết đến như cuốn bách khoa toàn thư về mọi chủ đề trong cuộc sống. Điều gì bạn không biết chỉ cần “Google” là ra rất nhiều kết quả trả về là các trang web chưa câu trả lời cho bạn.
Google có thể được xem như cuốn danh bạ website cực khủng với hơn 330 triệu tên miền website (thống kê quý II/2017 của VeriSign – Công ty chuyên về tên miền và an ninh mạng)
Còn Facebook là một công ty dịch vụ mạng xã hội và truyền thông trực tuyến của Mỹ có trụ sở tại Menlo Park, California . Trang web của nó được ra mắt vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, bởi Mark Zuckerberg , cùng với các sinh viên và bạn cùng phòng của Đại học Harvard , Eduardo Saverin , Andrew McCollum , Dustin Moskovitz và Chris Hughes .
Facebook bùng nổ người dùng tại Việt Nam từ những năm 2012 vì những tính năng hấp dẫn của một mạng xã hội Internet như tính năng newsfeed, like comment các bài viết của bạn bè. Và hiện tại ở Việt Nam có hơn 60 triệu người dùng (xem ảnh dưới)
Mô hình kinh doanh của Google
Để tìm hiểu rõ về mô hình kinh doanh của Google chúng ta có thể chia ra thành 9 thành phần sau:
Customer Segments – Phân khúc khách hàng
Google có 3 nhóm khách hàng chính đó là
- Người dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Google.
- Nhà quảng cáo là nhóm người trả phí để sử dụng các dịch vụ quảng cáo online hoặc offline của Google để hiển thị thông điệp đến Người dùng.
- Nhóm thứ ba là Google Network Members and Other Content Providers (thành viên trong mạng hiển thị Google và các nhà sản xuất nội dung cùng sử dụng Google Adsense)
Customer Relationships – Mối quan hệ khách hàng
Kênh để xây dựng mối quan hệ khách hàng bao gồm hoạt động bán hàng và dịch vụ hỗ trợ cũng như các đội ngũ hỗ trợ chuyên sâu cho các khách hàng lớn hơn.
Channels – Kênh tiếp cận
Kênh để tiếp cận khách hàng đó là Google.com, các nền tảng liên kết với Google và Google Adwords.
Kênh để tiếp cận những nhà quảng cáo và mạng lưới Google netword là hoạt động bán hàng và hỗ trợ chuyên sâu.
Value Proposition – Mục tiêu giá trị
Mục tiêu của Google là tạo ra các giá trị cho khách hàng trong việc tìm kiếm thông tin, quảng cáo thông điệp, xây dựng hệ thống phát triển nền tảng trực tuyến. Các nguyên tắc tổng quan đó được rút ra từ lời tuyên bố sứ mệnh phát triển quản lý hệ thống thông tin toàn cầu, mở ra kỷ nguyên thông tin kỹ thuật số để mọi người được kết nối và chia sẻ.
Key Activities – Các hoạt động chính
Các hoạt động chính bao gồm nghiên cứu và phát triển công nghệ mới với các tính năng và cải tiến của những nền tảng sẵn có. Đó cũng là thời gian quan trọng trong việc duy trì và quản lý cơ sở hạ tầng CNTT lớn và các sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, đó là việc thực hiện tiếp thị, chiến lược và hợp tác.
Key Resources – Nguồn lực chính
Nguồn lực quan trọng cho Google sẽ bao gồm trung tâm dữ liệu, máy chủ và cơ sở hạ tầng CNTT khác, IPs cũng như nguồn nhân lực. Các nguồn lực khác bao gồm bằng sáng chế, giấy phép và các vật liệu độc quyền
Key Partners – Đối tác chính
Đối tác quan trọng đối với Google bao gồm các nhà cung cấp, nhà phân phối, Open Handset Alliance (Liên minh các thiết bị cầm tay mở) và các nhà sản xuất thiết bị cơ bản.
Cost Structure – Cơ cấu chi phí
Các chi phí chính của Google bao gồm các CNTT cơ sở hạ tầng, con người,c chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) và chi phí tiếp thị marketing,
Revenue Streams – Nguồn lợi nhuận
Nguồn lợi nhuận chính của Google là đó từ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google (chiếm đến hơn 96% tổng lợi nhuận)
Customer Segments – Phân khúc khách hàng
Phân khúc khách hàng của Facebook là người dùng internet, các nhà quảng cáo tiếp thị và nhà phát triển ứng dụng
Customer Relationships – Mối quan hệ khách hàng
Facebook xây dựng mối quan hệ khách hàng với 2 mạng lưới cùng phía và khác phía.
Channels – Kênh tiếp cận, phân phối
Kênh tiếp cận phân phối của Facebook thông qua nền tảng MXH của mình trên website và App mobile.
Value Proposition – Mục tiêu giá trị
Mục tiêu của Facebook là xây dựng nền tảng mạnh mẽ để mọi người trên thế giới có thể kết nối, chia sẻ. Trở thành mạng xã hội kết nối thế giới lại với nhau.
Key Activities – Các hoạt động chính
Các hoạt động chính của Facebook: phát triển nền tảng Facebook, phát triển các sản phẩm, cơ sở dữ liệu, R&D, quảng cáo và tiếp thị.
Key Resources – Nguồn lực chính
Các nguồn lực chính của Facebook là tương tác xã hội, nền tảng thương hiệu Facebook, Dự liệu Bigdata người dùng.
Key Partners – Đối tác chính
Các đối tác quan trọng của Facebook có thể kể đến đó là người dùng trên MXH, lượng nội dung được tạo ra bởi người dùng và các nhà quảng cáo tiếp thị, các nền tảng công ty con, nhà phát triển, đối tác sản xuất.
Cost Structure – Cơ cấu chi phí
Các chi phí chính của Facebook bao gồm chi phí duy trì và phát triển nền tảng, chi phí phát triển công nghệ mới Bigdata, chi phí đầu tư các dự án khác.
Revenue Streams – Nguồn lợi nhuận
Nguồn doanh thu chính của Facebook đến từ hoạt động quảng cáo trên chính nền tảng hơn 2 tỷ người dùng này.
Facebook là kênh để xây dựng nhận thức về doanh nghiệp
Những cách quảng cáo nhắm đến khách hàng mục tiêu trên Facebook
- Quảng cáo theo địa lý (Geo – targeting)
- Quảng cáo theo đặc điểm nhân khẩu học
- Quảng cáo theo đặc điểm khách hàng
- Quảng cáo theo đặc điểm tâm lý xã hội
- Quảng cáo retargeting (nhắm mục tiêu lại)
Các Mục tiêu quảng cáo phù hợp trên Facebook
- Quảng cáo tương tác với doanh nghiệp (page & post engagement)
- Quảng cáo retargeting nhắm lại mục tiêu khách hàng
- Quảng cáo video tăng nhận thức thương hiệu
- Quảng cáo điền thông tin đăng ký
Google là kênh để hiển thị sản phẩm đến người dùng tìm kiếm
Những cách quảng cáo nhắm đến khách hàng mục tiêu của Google
- Quảng cáo từ khóa tìm kiếm (keyword)
- Quảng cáo theo khu vực địa lý
- Quảng cáo theo danh sách khách hàng có sẵn
- Quảng cáo theo nhân khẩu học
- Quảng cáo nhắm mục tiêu lại và bám đuổi khách hàng
Các mục tiêu quảng cáo phù hợp trên Google
- Mục tiêu tăng doanh số sản phẩm
- Quảng cáo từ khóa tìm kiếm
- Quảng cáo hiển thị hình ảnh, video
- Tăng cuộc gọi đến doanh nghiệp hoặc ghé thăm website
Thật sự rất khó để lựa chọn ra kênh quảng cáo phù hợp với từng doanh nghiệp mà đôi khi chính doanh nghiệp của bạn phải thử cả hai kênh cùng lúc để đánh giá hiệu quả của nó.
Sau đây là vài lời khuyên dành cho doanh nghiệp của bạn:
Về góc độ thương hiệu và sản phẩm
Facebook phù hợp để phát triển thương hiệu, sản phẩm mới và xây dựng mối quan hệ khách hàng.
Google phù hợp để đẩy mạnh các sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu.
Về góc độ tương tác với khách hàng
Trên Facebook, doanh nghiệp của bạn phải chủ động đưa thông điệp đến khách hàng thông qua các hình thức quảng cáo trả phí và 0đ (như quảng cáo Facebook ads, messenger, PR qua KOL, viral video, Group,…). Đây là kênh dùng để kích cầu một thương hiệu, sản phẩm mới (Khách hàng chưa biết hoặc có nhu cầu về sản phẩm).
Trên Google thì ngược lại, quảng cáo của Google sẽ có hiệu quả khi khách hàng chủ động tìm kiếm một thương hiệu, sản phẩm nào đó. Lúc này Google sẽ hiển thị ra thông điệp của bạn và bám đuổi họ trên nền tảng của mình. (khách hàng đang có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó)
Về góc độ chi phí quảng cáo
Cách tính phí của Google và Facebook cũng rất khác nhau vì hành vi người dùng khác nhau.
Facebook tính phí dựa theo lượt hiển thị (CPM) vì vậy bạn càng muốn nhiều người biết đến thương hiệu của mình thì càng tốn nhiều chi phí. Để giảm được CPM thì thông điệp quảng cáo của bạn phải thật sự sáng tạo, tạo được sự thu hút, tương tác với khách hàng.
Google tính phí dựa trên lượt click vào website hoặc banner (CPC) vì vậy bạn muốn tăng chuyển đổi mua hàng thì càng phải tối ưu từ khóa thầu và hình ảnh banner bắt mắt.
Tóm lại trên đây là tất cả các thông tin cơ bản nhất về Google và Facebook mà doanh nghiệp của bạn cần, dựa vào bài viết doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có những cơ sở để lựa chọn kênh marketing phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nguyễn Phong dịch
Có thể bạn quan tâm:
Tài liệu Google Ads từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học quảng cáo Facebook miễn phí
Giải pháp marketing online ATP Software
0
0
votes