Giống gà sao Quang Thi

Gà sao là gà gì?

Gà sao với nhiều tên gọi như là gà Phi, gà lôi, gà Nhật, chim trĩ châu Phi,… Tỷ lệ sống của gà sao rất cao, trên 96%. Giống gà vừa dễ nuôi mà lại mang đến nguồn thu nhập kinh tế khá cao so với các giống gà truyền thống.

Đặc điểm

Gà sao có thân hình thoi, lưng gù, đuôi dài và cụp. Gà sao không có mào trên đầu như các giống gà khác. Chúng có các mấu sừng lạ mắt, phát triển theo độ tuổi của gà trĩ. Độ dài mấu sừng này dài nhất khoảng 2cm.

Toàn thân gà sao phủ lông màu xám đen chấm sao li ti nhưng vùng mặt và cổ không có lớp lông phủ. Lớp da trần này có màu xanh dương nhạt, phía dưới cổ gà sao có yếm thịt mỏng gấp nếp, đặc biệt chân gà sao không có cựa như các giống gà khác.

Giai đoạn mới ra ràng, gà sao có bộ lông màu hạt dẻ đậm xen kẽ các đường kẻ dọc từ đầu đến đuôi. Mỏ và chân gà trĩ có màu hồng, có 4 ngón và 2 hàng vảy. Giai đoạn trưởng thành, mào tích của gà trĩ có màu trắng hồng và hai hình dáng lá dẹt và hình lá hoa rũ xuống.

Tập tính của gà Sao

Gà sao sẽ kiếm thức ăn chủ yếu là côn trùng và thực vật. Chúng sẽ di chuyển theo đàn 20 con. Mùa đông sẽ sống từng đôi trống mái trước khi nhập đàn vào những tháng ấm. Gà sao 1 đợt đẻ khoảng 20-30 trứng.

Tuy nhiên gà mái lại nuôi con không giỏi. Chúng thường để lạc mất đàn con khi đã vào những đám cỏ kiếm ăn. Khi chăn nuôi tập trung thì gà sao vẫn giữ lại 1 số tập tính hoang dã. Chúng sợ hãi, nhút nhát, bay giỏi như chim và sẽ phát ra tiếng kêu khác biệt. Chúng sống rất ồn ào và hiếm khi ngừng kêu.

Tập tính bầy đàn

Tập tính bầy đàn của gà sao rất cao. Chúng hay nhạy cảm với những tiếng động như là sấm, chớp, gió, mưa,… Đặc biệt là chúng rất sợ bóng tối, khi không có điện chúng sẽ chồng đống lên nhau. Ban ngày hầu như chúng không ngủ, ban đêm thì sẽ ngủ thành bầy đàn.

Hiện tượng mổ cắn

Vì quá linh hoạt nên chúng sẽ rất ít mổ cắn nhau. Nhưng chúng lại thích mổ những vật lạ. Kể cả nền chuồng cũng sẽ được chúng mổ đến nỗi tổn thương niêm mạc miệng. Vì thế mà trong chuồng không nên để bất cứ thứ gì ngoài máng uống, máng ăn.

Tập tính tắm, bay và kêu

Gà sao bay giỏi như chim, 2 tuần tuổi là có thể bay. chúng bay cao lên cách mặt đất từ 6-12m. Khi hoảng loạn là lúc chúng bay khỏe nhất. Gà sao cũng có nhu cầu tắm nắng, từ 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều là thời điểm chúng hay tắm nắng. Chúng sẽ đào 1 cái hố sâu, rúc mình xuống và cọ lông vào cát để phơi nắng.

Kỹ thuật nuôi gà Sao

Đưa gà con về nuôi

Phải thực hiện đúng kỹ thuật, quy trình mình gà mới có thể đảm bảo được sự khỏe mạnh và phát triển đồng đều.

Cần xác định đúng số lượng để diện tích chuồng không bị quá chật hoặc quá rộng. Chuẩn bị đủ máng ăn, máng uống cho gà. Nếu sưởi nhân tạo thì phải vòng quây gà con có đường kính tầm 3 – 4 m, cao 0,5 m.

Nếu sử dụng chụp sưởi bằng bức xạ thì vòng quây phải rộng 5 – 6 m. Điều chỉnh nhiệt độ ổ gà đạt 29 – 300C. Vào mùa đông thì sưởi ấm chuồng 48 giờ, và 24 giờ vào mùa hè trước khi đến.

Hệ thống van nước trong chuồng phải được kiểm tra, xử lý bằng Clo. Khi thả gà vào chuồng thì cho uống nước 1-2 giờ sau đó mới cho ăn. Không được làm gà hỗn loạn và đè lên nhau. Tập cho chúng quen với môi trường mới, kiếm được máng ăn và máng uống.

10 ngày đầu cần đảm bảo khay thức ăn đủ cho 100 con. Khi gà được 8 – 10 tuần tuổi thì cần lắp cầu cho gà đậu lên, dài khoảng 1m cho 15 con.

Cho gà uống nước và kỹ thuật xử lý nước

Phải đảm bảo có nước uống thường xuyên trong máng cho gà sao. Đặc biệt trong nước phải được đảm bảo an toàn. Không được để xuất hiện vi khuẩn Salmonella.

Nếu hạn chế nước uống sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sự sinh trưởng của gà sao. Vào trời nóng mà gà không đủ nước uống thì có thể chết.

Chú ý nước uống phải được khử trùng bằng Clo hoặc Iốt. Đặc biệt cần sử dụng đồng hồ đo nước hàng ngày để xác định khả năng tiêu thụ của chúng. Máng nước cần để ngang tầm mắt trong 2 ngày đầu. Qua 3 ngày sau thì nâng lên cao để chúng ngẩng cao đầu để uống ở góc 450.

Chiếu sáng

3 ngày đầu úm gà, cần phải bổ sung ánh sáng để gà có thể tìm thấy khay thức ăn, máng uống. Đảm bảo ánh sáng được chiếu xuyên suốt 24 giờ trong ngày. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 cần phải chiếu sáng 20 giờ/ngày. Đến cuối tuần cần phải được chiếu sáng 16 giờ/ngày.

Chuẩn bị đàn gà giống sinh sản

Gà sao khi được 25 tuần tuổi thì bắt đầu chuyển qua các chuồng khác để đẻ trứng. Nếu áp dụng quy trình chiếu sáng và nuôi dưỡng hợp lý thì gà sẽ bắt đầu đẻ trứng từ tuần 28. 50% tổng đàn gà sao sẽ đẻ vào lúc 31 – 32 tuần tuổi. Vào tuần thứ 25 thì gà đẻ ở mức tột đỉnh. Cần phải đảm bảo nhiệt độ trong chuồng ở mức 200 độ C cho gà mái đẻ trứng và gà trống sản xuất tinh trùng.

Nếu nhiệt độ trong chuồng là 120 độ C trong giai đoạn sinh sản, hàm lượng dinh dưỡng thức ăn cho gà là 2.700 – 2.750 kcal và 17% protein thô.

Quan trọng cần chú ý là trước khi đẻ trứng, không được cho gà sao mái ăn quá nhiều. Nếu gà quá béo sẽ ảnh hưởng đến năng suất của trứng cũng như sức sống. Cần phải giảm khẩu phần ăn và mức tăng trọng hàng tuần khi gà đẻ trứng ở mức cao điểm. Chọn ngẫu nhiên 100 con gà để cân thử trọng lượng, điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý.

 

Thông tin liên hệ

CTY TNHH MTV Giống Gia Cầm Và Thuốc Thú Y Quang Thi

  • Hotline

    : 0932544179 – 0345002379

  • Website:

    gagiongvitgiong.com.vn

  • Địa chỉ:

    – Cơ sở 1: 4/107 Ấp Nhị Tân 2, Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn, TP. HCM.
    – Cơ sở 2: Ấp 4, Xã Xuân Tây, Huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
    – Cơ sở 3: Chợ Bà Rén, Xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.