Giống cây trồng là gì ? Bảo hộ giống cây trồng như thế nào ?

Thưa luật sư, tôi làm ở hội khuyến nông và có một đợt sinh hoạt tôi cần thuyết giảng về “Quy định pháp luật về bảo hộ giống cây trồng”. Tôi rất muốn được luật sư giới thiệu hoặc định hướng một số tài liệu pháp lý ở quốc tế và Việt Nam về vấn đề này, Cảm ơn! (Người hỏi: Đoàn Thị Thu, tỉnh Thái Bình).

 

Luật sư tư vấn:

Vấn đề Bạn quan tâm, xin được trao đổi như sau:

 

1. Giống cây trồng là gì ?  

Trong Từ điển tiếng Việt không giải thích rõ về cây cối, mà chỉ liệt kê một số loại cây phổ biến như cây lâu năm, cây gỗ, cây lá, dầu, cây lương thực, cây thần thảo, cây thần gỗ, cây trồng, rừng cây…

Trước hết về cây trồng được thuần hóa, chọn lọc để trồng trọt trong lĩnh vực nông nghiệp, lầm nghiệp. Cây trồng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các loài cây trên Trái đất. Cây trồng được phân loại theo công dụng như cây lương thực, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây ăn quả, cây lấy sợi… Cây còn được phần theo vùng khí hậu như cây vùng nhiệt đới, ồn đới… Khái niệm về cây cối chỉ là khái niệm tương đối, không thể khái quát toàn bộ loài cây trên trái đất này.

Theo quy định tại khoản 24, điều 5, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019) quy định như sau:

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.  

 

2. Vai trò của giống cây trồng đối với đời sống con người

Trên thế giới hầu như không có cá nhân nào và quốc gia nào là không có nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm để tồn tại và phát triển. Chúng ta thử hình dung nếu trên trái đất này không sản xuất và nâng cao sản lượng lương thực, thực phẩm, các loại rau quả… tương ứng với sự tăng trưởng dân số thì điều gì sẽ xảy ra? Sự lam lũ và đói khát của nhân loại là không tránh khỏi, thậm chí là chết đói hiểu theo đúng nghĩa đen của từ này khi mà nhu cầu lương thực, thực phẩm của toàn nhân loại cao hơn nhiểu lần với tổng sản lượng lương thực, thực phẩm bình quân tối thiểu theo đầu người.

Vì vậy, muốn phát triển nông nghiệp thì không thể không quan tâm đến giống cây trồng nói chung và giống cây trồng mới nói riêng. Trong sản xuất nông nghiệp thì vai trò của cây trồng là hạt nhân không thể thiếu, nếu thiếu giống cây trồng thì không thể có sản xuất nông nghiệp theo đúng nghĩa của từ này. Có giống cây trồng nhưng phải không ngừng tạo ra những giống mới trên hạt nhân của các giống tự nhiên, nguyên thủy. Bằng phương pháp lựa chọn để tạo ra những giống mới, các nhà khoa học và những người chọn giống một mặt đã góp phần làm tăng năng xuất trong thu hoạch nông nghiệp, mặt khác đã tạo ra sự đa dạng hóa làm phong phú hơn các sản phẩm nông nghiệp cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi vùng, miền và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sống và chất lượng sống của con người. Việc bảo vệ những người tạo ra giống cây trồng mới và giống mới đã là động lực thúc đẩy công việc tạo ra những giống cây trồng mới ngày một tốt hơn xét theo bản chất dinh dưỡng, thúc đẩy giao lưu dân sự, thương mại phát triển ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới. Cũng như các sản phẩm sáng tạo trí tuệ khác, như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa thì việc bảo hộ giống cây trồng mới của tác giả tạo ra nó là cần thiết và quyền của tác giả sáng tạo giống cây trồng mới được các nước phát triển sổm quan tâm nhằm tìm ra cơ chế pháp luật điều chỉnh phù hợp trong quan hệ pháp luật liên quan đến loại sản phẩm trí tuệ rất đặc biệt này.

 

3. Quy định quốc tế về bảo hộ giống cây trồng

Trước tình hình cần có cơ chế bảo hộ giống cây trồng mới, Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) hình thành và phát triển. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã áp dụng luật Patent để bảo hộ giống cây trồng sinh sản vô tính. Kế sau đó vào năm 1941, Hà Lan đã ban hành Luật Bảo hộ quyền tác giả cho những người đã chọn lọc giống cây trồng và quyền đó được bảo hộ với thời hạn là 25 năm. Quyền tài sản của tác giả giống cây trồng nguyên chủng được trích ra từ khoản quỹ do những người sản xuất kinh doanh giống thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí kinh doanh. Đối với các nước châu Âu, kể từ thập niên 50 của thế kỷ XX đã có nhiều cố gắng tìm kiếm hình thức bảo hộ phù hợp đối với giống cây trồng, một sản phẩm sinh học. Hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà cần thiết phải mở rộng phạm vi trong mối quan hệ, hợp tác trao đổi, phổ biến các giống cây trồng mới giữa các nước. Xuất phát từ hoàn cảnh và nhu cầu thực tế trong sản xuất nông nghiệp của các nước thì việc tạo ra và sử dụng giống cây trồng mới có ý nghĩa không những về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Kết quả đã dẫn đến sự hình thành Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới tại Paris vào năm 1961 với năm quốc gia là sáng lập viên bao gồm: Cộng hòa Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ và Italia. Công ước UPOV được các nước thành viên ký vào năm 1961 và nó có hiệu lực vào năm 1968. Kể từ năm 1968 đến nay, Công ước UPOV đã được sửa đổi nhiều lần tại Geneve vào các năm 1972,1978 và 1991. Văn kiện mới của UPOV (Văn kiện 1991) có hiệu lực từ ngày 14/4/1998. Nội dung các văn kiện của UPOV thể hiện rõ các chức năng sau đây:

+ Quy định phạm vi các quyền tối thiểu mà các nước thành viên phải dành cho tác giả tạo ra giống cây trồng mới;

+ Quy định về tiêu chuẩn của các giống cây trồng mới được bảo hộ gồm 5 yếu tố:

–    Tính mới;

–    Tính khác biệt;

–    Tính đồng nhất;

–    Tính ổn định;

–    Tên gọi phù hợp.

Tính đến năm 1999, UPOV đã có 42 thành viên nhưng số lượng các nước thành viên chấp nhận thi hành các văn kiện được ban hành vào các thời kỳ khác nhau là rất khác nhau. Những số liệu tổng hợp sau đây đã phản ánh đầy đủ nhận định trên: Có 11 nước chấp nhận thi hành Văn kiện năm 1991, có 29 nước theo Văn kiện năm 1978, có 02 nước chấp nhận Văn kiện năm 1961 và 1972. Theo số liệu của Văn phòng ƯPOV thì trong thời gian tói ít nhất sẽ có trên 90 quốc gia có Luật Bảo hộ giống cây trồng theo nguyên tắc của UPOV, trong số đó sẽ có hơn 60 quốc gia sẽ chấp nhận Văn kiện năm 1991 của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới. Theo Văn kiện năm 1978 và Văn kiện năm 1991, Công ước UPOV có những nguyên tắc cơ bản sau:

– Văn kiện năm 1978 của UPOV quy định quyền tối thiểu của tác giả được áp dụng đối với việc sản xuất vật liệu nhân mang mục đích thương mại mà không áp dụng đối với sản phẩm thu hoạch thu được từ gieo trồng vật liệu đó. Như vậy, tác giả của giống cây trồng mới được độc quyền sản xuất nhằm mục đích thương mại, được chào bán và bán các vật liệu nhân của giống được bảo hộ. Quy định trên có tính chất mở vì nó phù hợp với những điều kiện sản xuất nông nghiệp. Một mặt nó giúp người sử dụng giống một cách thuận tiện, mặt khác cũng là nhằm để giảm thiểu những thủ tục phiền hà không cần thiết trong trường hợp người nông dân có thể tự mình nhân giống trên đồng để gieo trồng cho những vụ tiếp theo mà không nhằm mục đích kinh doanh thì không cần phải xin phép tác giả của giống đó. Quy định trên nhằm bảo vệ những đặc quyền của nông dân trong việc sử dụng giống cây trồng mới của tác giả giống mà không nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài quyền sử dụng giống một cách trực tiếp bằng cách dùng giống cây trồng mới của tác giả gieo trên đồng ruộng của mình, người nông dân còn được phép sử dụng các giống được bảo hộ làm vật liệu ban đầu để phát triển các giống mới khác hoặc sử dụng giống đó cho các mục đích cá nhân và gia đình của mình không mang tính chất thương mại.

Những quy định trong Văn kiện năm 1978 của UPOV chỉ phù hợp với giai đoạn của những thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX mà không còn đáp ứng được những hoàn cảnh và điều kiện xã hội đã có nhiều biến động trong nội tại của các nước thành viên, của thế giới. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành khoa học, kỹ thuật đã có những bước tiến vượt bậc, trong đó có ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng. Vì vậy, quá trình chọn giống, tạo giống và nhân giống cũng được áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật ứng dụng, do đó nội dung Văn kiện năm 1978 của UPOV không còn phù hợp nữa và sự cần thiết phải có một Văn kiện mới có nội dung phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Văn kiện năm 1991 của UPOV được ban hành. Nội dung của Văn kiện năm 1991 của UPOV có những sửa đổi so với nội dung của Văn kiện năm 1978 ở những điểm sau:

+ Yêu cầu các quốc gia thành viên phải ban hành luật bảo hộ tất cả các loài cây trồng, nhằm khuyến khích và bảo vệ các nhà chọn giống trong việc đầu tư chọn lựa, tạo giống của nhiều loài cây trồng, kể cả những loài cây trong hiện tại có diện tích gieo trồng không lớn;

+ Các nhà chọn giống có quyền giám sát đối với cấc hoạt động tự nhân giống của người nông dân. Nhưng mức độ giám sát của các nhà nhân giống tiến hành đối với hoạt động tự nhân giống của nông dân tùy theo pháp luật về lĩnh vực này của từng quốc gia thành viên quy định phù hợp với tập quán sản xuất
truyền thống. Quy định này nhằm ngăn chặn và hạn chế những người sản xuất chỉ cần mua một cây ăn quả, sau đó nhân giống vô tính hoặc còn áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để có cả vườn cây ăn quả mà không cần phải được tác giả của giống cây trồng đó đồng ý;

+ Quyền của các nhà chọn giống được mở rộng đối với sản phẩm thu hoạch trong một số trường hợp nhất định. Do giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng và có nhiều thuận lợi trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia, một sản phẩm thu hoạch có thể được lưu thông trên phạm vi rộng ngoài quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Một giống cây trồng được bảo hộ, còn có thể lại được gieo trồng ở một quốc gia chưa áp dụng chế độ bảo hộ giống cây trồng để tạo ra sản phẩm thu hoạch đó và những sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng lại được xuất khẩu trồ lại quốc gia có tác giả được bảo hộ giống cây trồng mới đó.

Những nội dung trên của Văn kiện năm 1991 của ƯPOV đã phần nào ngăn chặn được hành vi sử dụng giống mới của tác giả mà không trả tiền, đồng thời cũng nhằm mục đích bảo hộ hữu hiệu các quyền, lợi ích chính đáng của các nhà chọn giống. Quy định trên khác biệt so với những quy định trong Văn kiện năm 1978 và đã giải quyết được những quan hệ không công bằng giữa những người có nhu cầu sử dụng giống và tác giả tạo ra giống cây trồng mới đó.

 

4. Quy định Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng

Đối với Việt Nam, khi chưa có văn bản pháp luật quy định bảo hộ giống cây trồng mới, việc sử dụng giống cây trồng ở Việt Nam mang tính chất tự phát. Những loại giống sau khi được công nhận là giống quốc gia được coi là tài sản chung, do vậy mọi người có nhu cầu sản xuất đều có thể khai thác, lợi ích của nhà chọn giống cho dù giống đó có giá trị kinh tế đến mức độ nào thì cũng chỉ được biết đến dưới khía cạnh nhân thân. Khi nước ta chuyển đổi từ nến kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách hội nhập quốc tế thì việc quy định bảo hộ giống cây trồng mới là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, việc bảo hộ giống cây trồng mới ở Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân của những thói quen đã ăn sâu trong nhân dân nhất là nông dân sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp thường thì người nông dân tự chọn giống, mua giống theo kế hoạch sản xuất của bản thần, thậm chí theo trào lưu trồng một loại cây, một loại giống trên diện tích gieo trồng của toàn khu vực… mà không quan tâm đến giá trị hàng hóa của giống cây mình đang trồng. Việc đổi giống, vay giống, xin giống cây trồng thường diễn ra một cách bình thường trong nông dân. Nguồn gốc của giống, hiệu quả kinh tế của giống phần lớn không xác định được về mặt thực tế và khoa học vì người nông dân trồng giống đó đã quen. Tính chất tự phát trong sản xuất nông nghiệp của nông dân dần dần được hạn chế và xóa bỏ do chính nhu cầu của xã hội và cơ chế thị trường chi phối. Như vậy, việc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 13/2002/NĐ-CP ngày 20/4/2001 về bảo hộ giống cây trồng mới đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu của xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Theo tinh thần của Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 13/CP) là nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc có quyền thừa kế hợp pháp các giống cây trồng mới trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời nhằm khuyến khích kịp thời các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư chọn tạo, sử dụng giống cây trồng mới, góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Ngoài ra, Nghị định số13/CP còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cần thiết trong việc bảo hộ giống cây trồng mới của các tổ chức, cá nhân thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được bảo vệ tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác, về vấn đề này, có thể viện dẫn quy định tại Điều 3 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ về nguyên tắc đối xử quốc gia:

“Mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên kia đã dành cho công dàn của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó”.

Những thỏa thuận trên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là dựa trên cơ sở những mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi của các nghĩa vụ mà các bên của Hiệp định thương mại song phương đã đồng thỏa thuận về việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, mỗi bên tối thiểu phải thực hiện các quy định có nội dung kinh tế, trong đó có Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới, năm 1978 (Công ước UPOV (1978), hoặc Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới, năm 1991 (Công ướcUPOV, 1991 – Xem: Điểm D khoản 3 Điều 1 Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ).

Bên cạnh những quy định về bảo hộ giống cây trồng mới mang tính chất “mở”, còn có những nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới mang tính chất cá biệt:

“Giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân trong nước chọn tạo có liên quan đến lợi ích của quốc gia cẩn bảo mật được thực hiện theo quy định riêng của nhà nước” – Xem: Điểm 4 Điều 1 Nghị định số 13/CP.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.6162, hoặc có thể Đặt lịch để gặp luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.