Giống cây Vải Thiều chín sớm | Cây giống Đại Học Nông Nghiệp 1
Đặc điểm của giống vải thiều
Giống vải thiều chín sớm là giống cây ăn quả ngon đặc sản ở nước ta khi chín có vị ngọt đậm, thơm, với đặc điểm cây vải cây sinh trưởng tốt, vài năm gần đây cây vải thiều đang được nhân rộng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước, cây thích ứng rộng từ Nghệ An, Thanh Hoá, Daklak… trở ra, đều trồng được. Vải thiều có bộ rễ mạnh, chịu hạn, không chịu được úng.
Thời vụ trồng giống vải thiều
Ở các tỉnh phía Bắc, vụ xuân hay vụ thu đều trồng được giống vải thiều nhưng tốt nhất là trồng vào vụ xuân có độ ẩm không khí cao và có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao. Ở các tỉnh phía Nám trồng lúc nào cũng được tránh khi trời nóng quá hay có gió to và ảnh hưởng xấu tới cây vải thiều.
Khoảng cách và mật độ trồng cây vải thiều
giống vải thiều thường là 8 x 8m tương ứng 156 cây/1ha, 8 x 9m tương ứng 136 cây/1ha, 10 x 10m tương ứng 100 cây/ha.
Khoảng cách này
Khoảng cách trồngthường là 8 x 8m tương ứng 156 cây/1ha, 8 x 9m tương ứng 136 cây/1ha, 10 x 10m tương ứng 100 cây/ha.Khoảng cách này cây giống vải thiều trồng phải mất 10 năm sau mới giao tán. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen vào giữ một vài cây ăn quả ngắn ngày để tạo thu nhập khi cây vải còn chưa được thu hoạch, khi cây giao tán nhau ta tỉa cây trồng xen đi sẽ có mật độ như trước.
Kỹ thuật trồng cây giống vải thiều
Vải có thể trồng giống vải thiều trên nhiều loại đất khác nhau đất bãi ven sông, đất đồng bằng phù sa (đất thấp phải lên lieps vì vải là cây lâu năm), chỉ cần tránh những đất quá xấu, đất đá ong hóa, tầng đất quá nông, không thoát nước.
Đào hố trồng cây vải thiều
Nên đào hố to có kích thước 1m x 1m hoặc 0,8m x 0,8m x 0,8m, đào hố để nửa đất mặt một bên, nửa đất đáy để một bên. Đào hố trước 20 – 30 ngày rồi hãy trồng giống vải thiều.
Phân bón lót: 30 – 50kg phân chuồng hoại mục, 1kg phân lân vi sinh, 0,2kg kali và 0,2kg vôi bột, số phân này trộn đều với phần đất mặt.
Khi lấp hố cần cuộc xá chánh hố xuống trước sau đó mới cho hỗn hợp đất phân xuống sau, vun thành ụ cao su với mặt đất 15 – 20cm. Việc vun ụ cao giúp cho công tác chăm sóc cây giống vải thiều được tập trung, không xảy ra hiện tượng đọng nước.
Trồng cây vải thiều
Để tỷ lệ cây trồng giống vải thiều sống cao, khi trồng nên khoét giữa ụ 1 hố nhỏ bằng cái xô, đổ vào 1 xô nước vào hố, dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilong và dật bầu cây giống vải thiều vào hố ngang với mặt đấy lấp đất lại nện nhẹ cắt cọc cố định cây. Cần phải giữ ẩm tốt cho cây trong tháng đấu tiên để cây nhanh bén rễ. Chú ý không nên trồng cây quá sâu so với mặt đất vì rễ vảo háo khí.
Xới ráo làm cỏ xung quanh tán cây
Được làm thường xuyên hàng tháng, có ở trong ụ và gốc cây thường dùng liềm cắt và tủ quanh ụ, cỏ ở xung quanh ụ có thể dọn trong quá trình xới xáo, việc xới xáo cho đất tưới xốp sạch và khu vực gốc cây không bị đọng nước.
Bón phân cho cây vải thiều
Sau 1 tháng cây giống vải thiều đã bén rễ bói xanh lá có thể bón phân cho cây, song do cây còn hé lên thường bón ít và chia làm 5 – 6 lần trong 1 năm.
Năm thứ nhất dùng nước phân đã ủ kỹ pha loãng nồng độ 30% để tưới cho cây giống vải thiều nếu dùng phân ure thì lượng bón là 25g/cây/năm. Năm thứ 2 lượng bón tăng dần nước pha loãng 50%, ure 50 – 100g/cây/năm, super lân 0,3 – 0,4kg và kali 0,3 – 0,4kg/cây/năm.
Từ năm thứ tư trở đi cây vải bắt đầu cho quả có thể căn cứ vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây thể hiện qua số đo đường kính tán lá để bón.
Phương pháp bón phân cho cây vải
Nếu gặp hạn trời không mưa phải hòa phân vào nước để tưới theo hình chiếu của tán cây vải thiều.
Nếu mưa có thể rắc trực tiếp theo tán cây, tốt nhất là đào rãnh hẹp 10 – 20cm, sâu 30cm theo tán cây rắc phân lấp đất phủ kín phân.
Có thể cuốc những hố nhỏ 20 x 20 x 20cm vòng quanh tán vải cách nhau 50cm, cho phân vào rồi lấp kín
Tưới nước cho cây vải thiều
Tưới nước cho cây giống vải thiều trên đồi có thể làm tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng nên rất nhiều, việc tưới nước có thể chú trọng vào các thời kỳ:
– Khi cây ra hoa: nếu không đủ ấm hoa ra chậm và chùm hoa nhỏ
– Khi quả lớn: giữ ẩm vừa đủ giúp cho quả chóng lớn, nếu khô quá sẽ chậm lớn và gặp mưa to dễ bị nứt quả
Cắt tỉa, tạo tán, vệ sinh đất ruộng
Cắt tỉa tạo tán sau trồng vải thiều
Khi cây giống vải thiều cao khoảng 50cm thì bấm ngọn để tạo cành cấp 1 từ thân chính chỉ để lại 3 cành theo 3 hướng, khi các cành này dài 40 – 50cm thì bấm ngọn để lại 2 cành cấp 3… cứ như vậy ta sẽ được một tán lá mâm xôi, cao 6 – 7m, rộng 8 – 10m. Tán lá dạng này sẽ dễ chăm sóc phun thuốc thu hái cho nhiều quả hơn.
Cắt tỉa vệ sinh vườn sau khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch phải cắt tỉa các cành la, cành gầm, cành sâu bệnh thu gom rác rưởi trong vườn gom lại và đốt đi.
Sau khi lộc thu xuất hiện dài 3 – 5cm, ở mỗi đầu cành sẽ có 5 -10 lộc thu cắt tỉa bớt đi chỉ để lại 2 cành lộc to khỏe nhất như vậy dinh dưỡng giống vải thiều sẽ được tập trung nuôi 2 lộc này, chùm hoa quả năm sau sẽ to khỏe hơn.
Thu hoạch cây vải thiều
Thời gian thu hoạch căn cứ và độ chín của quả vải thiều, qua vải bắt đầu chín thì vỏ quả từ màu xanh chuyển sàn màu vàng nhạt tiếp theo là xuất hiện màu hồng xung quanh cuống quả sau đó lan ra toàn bộ vỏ quả. Thu hoạch quả khi toàn bộ vỏ quả đủ đồng đều, kiểm tra màu sắc mặt trung vỏ quả cũng có mày phớt đỏ, ngoài ra gai trên vỏ quả cũng hằng phẳng hơn, thời gian thu hoạch vải thường từ tháng 5 đến cuối tháng 5 giữa tháng 6, nếu thu hoạch sớm khi quả còn xanh thì ảnh hưởng đến năng suất, chưa đạt đến độ chín nên ăn không ngon.
LIÊN HỆ MUA HÀNG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM
Địa chỉ: 75 Đường Ngô Xuân Quảng – Thị trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
Hotline:
0981486983
Phương thức thanh toán:
1. Thanh toán bằng tiền mặt tại nơi nhận hàng
2. Thanh toán bằng chuyển khoản liên hệ
0981486983
Lưu ý: Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển.