Giới thiệu chung về đảm báo chất lượng giáo dục

Giới thiệu chung về đảm báo chất lượng giáo dục

Mô tả:Trong xu thế hội nhập và trước những thách thức lớn biến đổi của xã hội đòi hỏi của việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc nâng cao chất lượng đào tạo càng trở nên cấp thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trường Cao đẳng Đại Việt phải là Trường đào tạo ra lực lượng lao động lành nghề, nhà trường đã luôn đặt vấn đề chất lượng đào tạo lên hàng đầu, để đáp ứng được yêu cầu mà xã hội và các doanh nghiệp đặt ra. Do vậy công tác kiểm định và tự kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo là một yêu cầu hết sức cần thiết. Thực hiện tốt và thường xuyên công tác kiểm định chất lượng sẽ tạo điều kiện cho trường phát triển một cách vững chắc và khẳng định được vị thế của trường trong xã hội.

1.1 Khái niệm chung trong đảm bảo chất lượng

1. Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của cơ sở giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa lượng và cả nước.

2. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung giáo dục đối với nhà trường. Kiểm định chất lượng giáo dục gồm có kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục.

3. Tự đánh giá là  “Tự đánh giá” là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

4. Đánh giá ngoài là quá trỉnh khảo sát, đánh giá của tổ kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chính đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo do Bộ ban hành để xác định mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đào tạo.

5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ ban hành là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường phải đáp ứng để công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đào tạo. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục được xây dựng cho từng cấp học. Mội tiêu chuẩn có một số tiêu chí. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

1.2 Mục đích và nguyên tắc đánh giá trong kiểm định chất lượng

Mục đích: Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục; Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định; Làm cơ sở cho người học lựa cọn cơ sở giáo dục và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực; Phát hiện các điểm không phù hợp cần cải thiện trong thời gian ngắn, trung, dài hạn và qua đó giúp trường hoạch định chiến lược phát triển các nguồn lực trong từng giai đoạn, tiến tới xây dựng trường trở thành đơn vị dạy nghề đạt chất lượng cao, thương hiệu và uy tín của Nhà trường được xã hội biết đến và thừa nhận

Nguyên tắc: Thể hiện sự bình đẳng, khách quan, trung thực và minh bạch trong quá trình tự kiểm định; Hợp tác, trao đổi, thảo luận công khai với tất cả các thành viên trong trường; Đảm bảo đúng thời gian theo kế hoạch; Đánh giá toàn diện các hoạt động, mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo của Nhà trường.

1.3 Mục tiêu và phạm vi tự đánh giá

Mục tiêu: Tự đáng giá chất lượng giáo dục là lien tục cài tiếng và nâng cáo chất lượng lượng giáo dục đào tạo, đồng thời là khâu cơ bản trong quá trình kiểm định chất lượng giáo dục. Tự đánh giá cơ sở giáo dục là xem xét tổng thể các hoạt động của nhà trường theo những yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ ban hành, để từ đó, phát huy điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, đề xuất biện pháp cải tiến và nâng cao chất luông hoạt động giáo dục đào tạo.

Phạm vi: Tự đánh giá cơ sở giáo dục bao quát toàn bộ các hoạt động của Nhả trường. Tất cả cả hoạt động đều được căn cứ theo yêu những yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2007 theo thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục có 7 tiêu chuẩn – 50 tiêu chí với mỗi tiêu chuẩn bao gồm một số tiêu chí đánh giá ở các khía cạnh khác nhau của một vấn đề cụ thể. Các yêu cầu này được chia ra thành hai mức: ĐẠTCHƯA ĐẠT.

1.4 Vai trò của tự đánh giá

Tự đánh giá sẽ cung cấp hồ sơ có liên quan tới các hoạt động của nhà trường theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng để từ đó Hội đồng Tự đánh giá, cán bộ nhân viên, người học và các bên liên quan có cái nhìn tổng thể về những điểm mạnh, những điểm còn tồn tại để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời đầu tư để tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động giáo dục đào tạo.

Tự đánh giá là một hoạt động đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai, minh bạch. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát hết các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

Tự đánh giá giúp cho Nhà trường xây dựng một nền giáo dục tiên tiến – hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của người học, từng bước hình thành “văn hóa chất lượng” và “văn hóa minh chứng” trong Nhà trường. Tự đánh giá thực sự phát huy hiệu quả và đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường cần có sự quyết tâm của mỗi cán bộ viên chức, cán bộ giảng viên, người lao động và người học…

1.5 Quy định chung trong kiểm định chất lượng giáo dục

1.5.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Bộ tiêu chí tự kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục tào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2007 theo thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục có 7 tiêu chuẩn – 50 tiêu chí.

Tiêu chuẩn 1

Mục tiêu, quản lý tài chính

Tiêu chuẩn 2

Hoạt động đào tạo

Tiêu chuẩn 3

Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên

Tiêu chuẩn 4

Chương trình đào tạo, giáo trình

Tiêu chuẩn 5

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thư viện

Tiêu chuẩn 6

Dịch vụ cho người học

Tiêu chuẩn 7

Giám sát chất lượng

 

1.5.2 Quy trình thực hiện tự đánh giá

1.5.2.1 Thành lập Hội đồng tự đánh giá

Hội đồng tự đánh giá của Nhà trường bao gồm 25 thành viên, Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng; Phó Chủ tịch là Phó Hiệu trưởng, các thành viên khác gồm đại diện của Hội Đồng khoa học; đại diện đơn vị đảm bảo chất lượng giáo dục; Trưởng các Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm. Hội đồng có Ban Thư ký giúp việc và các nhóm chuyên trách phụ vụ các tiêu chuẩn/tiêu chí.

1.5.2.2 Lập kế hoạch tự đánh giá

Kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp do bộ phận đảm bảo chất lượng giáo dục trong Nhà trường xây dựng và có nhiệm vụ phân công cụ thể từ tiêu chuẩn tương ứng với chức năng nhiệm vụ của mỗi Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm. Các Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm lập kế hoạch tự đánh giá của đơn vị mình và tổ chức tự kiểm định đánh giá mức độ đạt của tiêu chí trong tiêu chuẩn. Phân tích rõ quá trình hoạt động giáo dục đào tạo, điểm mạnh, tồn tại, nguyên nhân, đề xuất kế hoạch hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của đơn vị mình.

1.5.2.3 Thu thập thông tin và minh chứng

Thông tin và minh chứng là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh họa cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá.

Nội hàm của các thông tin/minh chứng phải gắn với các yêu cầu của các tiêu chí để xác định mức độ nhà trường đạt được với mỗi tiêu chí. Các nội hàm của các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các nhận định trong báo cáo. Thông tin phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác.

Căn cứ vào 50 tiêu chí thuộc 7 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Hội đồng tự đánh giá điều hành ban thư ký tiến hành thu thập thông tin và minh chứng. Để làm tăng tính thuyết phục của bản báo cáo tự đánh giá, các thông tin và minh chứng thu được phục vụ 2 mục đích: mô tả thực trạng các hoạt động của trường để người đọc hiểu hơn về bối cảnh Nhà trường; đánh giá được những điểm mạnh và nêu lên được những tồn tại của Nhà trường, đồng thời đề ra được các kế hoạch và các giải pháp khắc phục những tồn tại.

Khi thu thập thông tin và minh chứng, phải kiểm tra độ tin cậy, xác định tính chính xác, mức độ phù hợp, liên quan đến các tiêu chí, tiêu chuẩn. Trong quá trình thu thập thông tin và minh chứng, phải ghi rõ nguồn gốc.

1.5.2.4 Viết báo cáo tự đánh giá

Kết quả tự đánh giá phải được trình bày dưới dạng một bản báo cáo về các hoạt động và các kết quả nghiên cứu đạt được của nhà trường so với các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và những kế hoạch phát triển của nhà trường sau tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá là một bản cam kết quan trọng để thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng hoạt động của Nhà trường.

Báo cáo tự đánh giá phải mô tả một cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động của Nhà trường, trong đó phải chỉ ra những điểm mạnh, những tồn tại, khó khăn và kiến nghị các giải pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch đầu tư nguồn lực để thực hiện, thời hạn hoàn thành, thời gian tiến hành đợt tự đánh giá tiếp theo, tình hình và kết quả thực hiện các biện pháp đã đề ra trong lần tự đánh giá trước.

Kết quả tự đánh giá được trình bày lần lượt theo 7 tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Đối với mỗi tiêu chuẩn phải viết đầy đủ các phần đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong hướng dẫn tự đánh giá. Tuỳ theo kế hoạch phát triển và chiến lược ưu tiên, Nhà trường xác định trọng tâm cải tiến chất lượng trong từng giai đoạn.

1.5.2.5 Các hoạt động sao khi hoàn thành tự đánh giá

Hội đồng tự đánh giá xử lý các ý kiến thu được sau khi công bố kết quả tự đánh giá trong toàn trường, hoàn thiện báo cáo lần cuối và trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Kết quả tự đánh giá được sử dụng làm căn cứ xây dựng kế hoạch cải tiến trong hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường. Hội đồng tự đánh giá và các đơn vị trong toàn Trường tổ chức lưu trữ thông tin, hệ thống minh chứng và các tài liệu liên quan để phục vụ cho hoạt động cải tiến chất lượng, đảm bảo chất lượng trong Nhà trường.