Giới thiệu

Trường trung học cơ sở Bê Tông được thành lập năm 1989 . Nằm trên địa bàn xã Thủy Xuân Tiên trên tuyến đường Hồ Chí Minh có nhiều các đơn vị, trạm- trại, cơ quan, công ty, các trường chuyên nghiệp thuộc  lực lượng vũ trang và Thành phố quản lý. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh nên nhà trường có những thuận lợi và khó khăn sau:

1. Thuận lợi:

– Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Thành phố đến địa phương. Đặc biệt sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ. Trải qua 28 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường luôn giữ vững thành tích là đơn vị tiên tiến xuất sắc, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao; đặc biệt, là công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, ôn thi vào 10 Trung học phổ thông…  cơ sở vật đang tiếp tục được đầu tư xây dựng đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015- 2020.

– Trình độ dân trí của nhân dân địa phương khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học tập rèn luyện một cách tốt nhất.

– Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy có hiệu quả vai trò của Hội cha mẹ học sinh để phối kết hợp  trong việc giáo dục học sinh.

– Đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy nhiệt tình,  trách nhiệm, có trình độ sư phạm, uy tín với nhân dân, được học sinh tin yêu.

– Phần lớn học sinh ngoan ngoãn, cầu tiến, thông minh, thích ứng với môi trường giáo dục mới, phát huy năng lực, kỹ năng sống, trong lĩnh hội kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

– Tình hình đội ngũ và chất lượng đội ngũ: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên : 50

Trong đó:      – Tổng số GV: 41, Biên chế: 38, Hợp đồng: 03

                        Trên chuẩn: 35, Cao đẳng : 06, Đảng viên: 23

                      – Tổng số nhân viên: 07, Biên chế: 05, Hợp đồng: 02

                        Trên chuẩn: 04, Cao đẳng : 03, Đảng viên: 03.

                      – Ban giám hiệu: 02, Hiệu trưởng: 01, Phó HT: 01

                    Trên chuẩn: 02, Đảng viên: 02, Trung cấp chính trị: 02

– Công tác xây dựng cơ sở vật chất:

Khuôn viên nhà trường xanh – sạch- đẹp. Có tường rào bao quanh. Diện tích: 6000m2.

Trường hiện có:       22 phòng học. Kiên cố: 22

STT

Phòng

Số lượng

1

Hiệu trưởng

01

2

Phó Hiệu trưởng

02

3

Thư viện

01

4

Hội đồng

01

5

Y tế

01

6

Thiết bị thí nghiệm

01

7

Âm nhạc

01

8

Hóa sinh

01

9

Vật lý

01

10

Ngoại ngữ

01

                                                           

Công trình vệ sinh cho giáo viên: 04, học sinh: 12

Sân chơi: 3000m2,  bãi tập: 400m2

Trường được đầu tư xây dựng từ những năm 1990 cho nên một số tiêu chuẩn còn chưa đáp ứng các nhu cầu học tập, vui chơi trong tình hình mới.

Tháng 6/2016, nhà trường được UBND Huyện Chương Mỹ đầu tư xây mới hai hạng mục: nhà đa năng, khu hiệu bộ và các phòng học bộ môn với tổng kinh phí trên 15 tỉ đồng. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 9/2017.

2. Khó khăn

– Do ảnh hưởng của khách quan một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thực  sự quan tâm đến con em, nên một số học sinh vi phạm nội quy, vẫn còn học sinh yếu, phải học tập và rèn luyện trong hè để được lên lớp. Có một số học sinh hòa nhập, hoặc đang có hiện tượng mắc chứng tự kỉ trầm cảm hoặc tăng động.

II. Kết quả cụ thể như sau

1. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm

– Cán bộ quản lý: Ban giám hiệu gồm 2 đ/c: 01 Hiệu trưởng, 01 phó Hiệu trưởng. Việc bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ được thực hiện đúng pháp luật và quy trình, đồng thuận trong Hội đồng giáo dục, Hội đồng sư phạm nhà trường.

– Thực hiện quy chế dân chủ của ở cơ sở được thực hiện thường xuyên, các chế độ họp, hội nghị thảo luận đảm bảo chỉ đạo thống nhất, có hiệu quả.

– Công tác quy hoạch cán bộ được quan tâm và rà soát các tiêu chuẩn, tiêu chí thường xuyên. Tháng 12 năm 2017 nhà trường được UBND huyện Chương Mỹ bổ nhiệm đ/c Phùng Tiến Hải làm Hiệu trưởng. Hiện tại nguồn Hiệu trưởng giai đoạn 2015 – 2020 là 01 đ/c (đ/c Đặng Hữu Hiếu), nguồn phó Hiệu trưởng là 03 đ/c (01 nam, 02 nữ ). Đã được huyện ủy phê duyệt và thông qua dân chủ công khai qua hội đồng sư phạm nhà trường .

– Công tác tuyển dụng: Sử dụng viên chức giáo dục đúng quy định, văn bằng đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ… sắp xếp đúng vị trí việc làm.

– Công tác đào tạo bồi dưỡng: 100% cán bộ giáo viên nhân viên có trình độ chuẩn. Trong đó 96 % tiêu chuẩn (có bằng Đại học chuyên ngành trở lên); 1,9% có bằng sau Đại học; 3,8% là giáo viên Trung học cơ sở cao cấp. Thực hiện theo công văn số 2703/UBND-NV ngày 13/10/2017 của UBND huyện Chương Mỹ về việc rà soát, đăng ký dự thi thăng hặng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên, nhà trường có 10 đ/c đăng ký thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (đ/c Trịnh Văn Chương, Lê Thị Hương, Bùi Diễm Hương, Lê Thị Huyền Phương, Lê Thanh Hà, Ngô Thu Hà, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thị Phương Nhung, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thị Minh Hằng). Hiện tại nhà trường tiếp tục có kế hoạch cho cán bộ giáo viên theo học ở các trường Đại học, Trung cấp để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, đảm bảo có đội ngũ vững mạnh trong thời gian tiếp theo: 01 đ/c đang học cao học khoa Quản lý Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, 01 đ/c học Văn bằng 2 Đại học Sư phạm Hà Nội, 01 đ/c học Văn bằng 2 khoa Sư phạm.

Trong đó: Chứng chỉ Tin học từ 2016 trở về trước: 36/41đ/c

                 Chứng chỉ Tiếng Anh từ 2016 trở về trước: 11/ đ/c

– Đảm bảo thực hiện chính sách đối với cán bộ giáo viên, nhân viên đúng quy định. Sử dụng khoản quỹ lương và phân bổ tài chính theo hướng dẫn liên ngành của cấp trên. Cán bộ giáo viên được hưởng lương, phụ cấp đúng bảng lương. Việc xét tăng lương đúng thời hạn, trước thời hạn phải công khai, đúng thủ tục. Năm 2017 nhà trường có 11 đ/c được nâng lương (Nguyễn Thị Nga, Đinh Thị Lệ Quyên, Trần Thị Phong Lan, Trần Thị Phương Lan, Tạ Thị Liên, Nguyễn Thu Mười, Nguyễn Phương Nhung, Nguyễn Thị Ngoan, Đinh Thị Thành Mỹ, Trần Thị Thu Hiền) và có 4 đ/c được nâng lương sớm (Vũ Thị Kim Tuyến, Trần Thị Thu Hà, Đặng Hữu Hiếu, Trịnh Văn Chương). Nhà trường quan tâm đến cán bộ giáo viên, phối kết hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức cho chị em được thăm khám định kỳ. Học sinh được kiểm tra sức khỏe và hưởng các chế độ của Bảo Việt, Bảo hiểm Y tế khi ốm đau, thăm khám. Công tác vận động ủng hộ dựa trên nguyên tắc thiện nguyện . Hàng năm, nhân dịp Tết Nguyên Đán nhà trường vận động ủng hộ từ 1 – 2 đ/c cán bộ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, từ 30 – 35 suất quà cho học sinh nghèo. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao luôn được chú ý, tạo môi trường học đường văn hóa – thanh lịch văn minh. Các chế độ thai sản, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội thực hiện đúng các quy định của cấp trên. Không có khiếu nại tố cáo, đơn thư vượt cấp.

Các khoản chi nội bộ và chi khác: Do ngân sách nhà nước cấp

– Tiền điện, nước, dịch vụ sửa chữa điện, nước, máy móc…

– Tiền công tác phí hằng tháng

– Dịch vụ điện thoại. Internet, phần mềm

– Chi nghiệp cụ chuyên môn: sổ sách, lệ phí thi vào 10

– Chi tiền dọn vệ sinh

– Tiền chuyển khoản, Hỗ trợ Tết..

2. Thực hiện quy chế chuyên môn:

– Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn: Luật giáo dục Việt Nam, Luật Thủ đô, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo; công văn của phòng Giáo dục và Đào tạo.Công văn số 3535/BGDDT-GDTrH ngày 27/5/2013 đổi mới đánh giá giờ dạy Gv, công văn số 10801/SGDDT-GDTrH ngày 31/10/2014 của Sở đấy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.Công văn 758/GD&ĐT-THCS ngày 30/8/2017 của phòng GD&ĐT Chương Mỹ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 cấp THCS.

– Việc thực hiện quy chế chuyên môn thực hiện thường xuyên, liên tục, có tính cập nhật. Sinh hoạt chuyên môn, tổ nhóm chuyên môn, chuyên môn cụm tập huấn theo lịch và các văn bản hướng dẫn của ngành. Quy chế về tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng đi vào giải quyết các vấn đề để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

– Thứ hai đầu tuần: Thống nhất sinh hoạt tổ nhóm, kiểm tra lịch báo giảng, sổ đầu bài, ký duyệt giáo án, đề kiểm tra định kỳ, vào điểm sổ điểm điện tử, thực hiện 2 chuyên đề/kỳ. Kiểm tra giáo án 1 lần/tháng, kiểm tra sổ đầu bài, lịch báo giảng 1lần/tuần.

– Quản lý hồ sơ sổ sách chuyên môn, theo các văn bản hướng dẫn: thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học;

– Căn cứ thông tư số 43/2006/TT-BGDDT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở  giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo;

– Quyết định 16/2008/QĐ-BGDDT của bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo;

Đảm bảo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế của đơn vị, có rút kinh nghiệm, rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Kế hoạch dạy học được phê duyệt của phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Chương Mỹ được lưu ở văn phòng phó Hiệu trưởng chuyên môn, phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn để chỉ đạo và thực hiện.

Việc chỉ đạo thực hiện theo quy chế tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Trong quá trình thướng xuyên cập nhật bổ sung, kiểm đếm, rà soát công việc. Kết quả: Hoàn thành công tác theo đúng kế hoạch, một số công việc đạt hiệu quả cao: Thực hiện chuyên đề thanh lịch văn minh, chuyên đề giảng dạy ngữ văn theo chủ đề tích hợp, công tác phong trào…

– Phương pháp giáo dục theo hướng “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” theo tinh thần Nghị quyết 29 về giáo dục và đào tạo. Chú ý dạy học theo định hướng phát triển năng lực, vận dụng linh hoạt các phương tiện, kỹ thuật dạy – học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học được cấp và đồ dùng dạy học tự làm, tăng cường việc thực hành với các môn Hóa học, Vật lý, Toán, Sinh học, Địa lý, Kỹ thuật, Thanh lịch văn minh.

3. Sử dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường.

Thực hiện theo điều 27 của TT12/2011,

Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm:

1. Đối với Hiệu trưởng:

 Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường;

 Hồ sơ thi đua;

 Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên;

 Hồ sơ kỷ luật;

 Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;

 Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ

 Sổ quản lý tài chính

2. Đối với Phó HT :

Sổ gọi tên và ghi điểm;

Sổ ghi đầu bài;

Học bạ học sinh;

Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến

Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

Sổ đăng bộ;

Sổ theo dõi phổ cập giáo dục;

Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục;

 Hồ sơ quản lý thư viện;

 Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh;

3. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn.

4. Đối với giáo viên:

 Giáo án (bài soạn);

 Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;

 Sổ điểm cá nhân;

 Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

 Thống nhất chỉ đạo, quản lý từ Hiệu trưởng – phó Hiệu trưởng – Tổ trưởng – Nhóm trưởng – Giáo viên Nhân viên của nhà trường.

Số lượng: Mở đủ các đầu sổ sách theo quy định

Chất lượng: Đầy đủ nội dung có tính khả thi, áp dụng phù hợp trong thực tế công tác của nhà trường.

4. Công tác kiểm tra nội bộ.

Thành lập Ban thanh tra Nhân dân gồm 11 đồng chí, có quy chế hoạt động.

Nội dung gồm thanh kiểm tra các hoạt động sư phạm, thanh tra chuyên đề, thanh kiểm tra đột xuất…