Giới Thiệu Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật

Đường đến thành công

Giới Thiệu Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí (Chuyên ngành Cơ khí
Chế tạo) là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo, bảo dưỡng các
loại máy móc,
thiết bị và hệ thống cơ khí… Đây là ngành đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng theo định hướng ứng dụng, có trình độ tay nghề vững vàng để tham gia trực
tiếp các công việc tại các cơ sở sản xuất, công ty trong và ngoài nước, doanh
nghiệp, xí nghiệp, các nhà máy có sử dụng các thiết bị máy móc cơ khí… liên
quan đến các lĩnh vực thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thi công các công
trình cơ khí, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành, theo dõi xử lý các sự cố của máy
móc…

Nhu
cầu nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí ở Việt Nam nói chung và
khu vực miền Trung – Tây Nguyên hiện nay có thể nói là đang thiếu hụt nghiêm trọng
so với nhu cầu ngày càng lớn mạnh thị trường. Các doanh nghiệp, các công ty sản
xuất, chế tạo trong lĩnh vực Cơ khí trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng
về quy mô và sản lượng. Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật
Cơ khí có thể làm việc trong tất cả các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, công
ty, …có sử dụng thiết bị, máy móc về cơ khí; có cơ hội du học và thực tập sinh
từ 1-3 tháng tại một số trường Đại học tại các nước như: Thái Lan, Nhật Bản,
Pháp, Đài Loan…Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí,
người học có thể tiếp tục học tập ở những bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ
trong nước cũng như ở nước ngoài nếu đáp ứng các yêu cầu.

Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành
Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, người lao động có thể tham gia đảm nhiệm các công việc như:

– Tính toán, thiết kế, chế tạo các sản
phẩm, chi tiết, máy móc và thiết bị trong các lĩnh vực Cơ khí, Cơ khí Ô tô, Nhiệt, Xây dựng,…

– Cán bộ kỹ thuật tổ chức chỉ đạo lắp đặt
các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình;

– Các công việc khai thác hệ thống sản
xuất công nghệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố;

– Cán bộ giám sát, điều hình quá trình
sản xuất ra các thiết bị cơ khí;

– Tham gia điều hành gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…

Một số hình ảnh:

KTCK1.png

KTCK2.png

KTCK3.png

KTCK4.png

Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Khoa Kỹ thuật Xây dựng
Khoa Điện - Điện tử
Khoa Công nghệ hoá học
Khoa Cơ khí
Đoàn Trường ĐHSPKT