Giờ hành chính là gì? Quy định về giờ làm việc hành chính?
Giờ hành chính là gì? Quy định về giờ làm việc hành chính?
Giờ hành chính là gì? Những điều cần biết về giờ làm việc hành chính? Làm giờ hành chính có làm thêm giờ hay không? Số ngày nghỉ đối với người lao động theo giờ hành chính?
Giờ làm việc hành chính là khoảng thời gian trong ngày mà các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động chính thức và thường được quy định bởi pháp luật hoặc quy định của từng quốc gia. Đây là thời gian mà người lao động được yêu cầu làm việc để đáp ứng các nhu cầu và hoạt động chính của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó.
Thông thường, giờ làm việc hành chính bắt đầu từ buổi sáng và kết thúc vào buổi chiều, với một khoảng thời gian nghỉ trưa giữa các giờ làm việc. Thời gian làm việc hành chính thường kéo dài từ 8 đến 9 giờ mỗi ngày, tùy thuộc vào quy định của quốc gia hoặc ngành công nghiệp cụ thể.
Ví dụ: Tại nhiều quốc gia, giờ làm việc hành chính thường bắt đầu từ khoảng 8h00 sáng và kết thúc vào khoảng 17h00-18h00 chiều, với một khoảng thời gian nghỉ trưa từ 12h00-13h00 hoặc 13h00-14h00.
Giờ làm việc hành chính có thể thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia, văn phòng hoặc ngành nghề. Ngoài ra, cũng có các hình thức làm việc linh hoạt và sắp xếp thời gian làm việc khác nhau để đáp ứng nhu cầu và điều kiện làm việc của người lao động và tổ chức.
Khái niệm giờ hành chính khá phổ biến vì đây được xem là khung giờ làm việc quy định của khối cơ quan nhà nước và nhiều doanh nghiệp khác.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Giờ hành chính là gì?
Giờ hành chính là cách gọi giờ làm việc trong một ngày của người lao động. Thời gian đó được tính thành 8 tiếng cho 1 ngày, trong đó không kể giờ nghỉ trưa.
Có một khái niệm khác về giờ hành chính. Đó là giờ hoạt động của người làm công mà công ty, cơ quan nhà nước làm trong 1 ngày. Nhìn chung tất cả các khái niệm đều gần gần như nhau và cũng đều chỉ thời gian làm việc của người lao động.
Giờ hành chính tiếng Anh là Time in works
2. Quy định giờ hành chính là mấy giờ?
Việc quy định giờ hành chính là mấy giờ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng ta có thể kể đến đặc thù, tính chất công việc khác nhau hay quy định riêng của mỗi công ty về khung giờ hành chính là khác nhau. Chỉ cần công ty đó đảm bảo 8 tiếng làm cho nhân viên. Tuy nhiên, phần lớn các công ty đều áp dụng giờ hành chính hiện nay như sau:
– Buổi sáng: bắt đầu từ 8 giờ đến 12 giờ hoặc từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30
– Buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30 hoặc từ 13 giờ đến 17 giờ
– Thời gian làm việc trong 1 tuần kéo dài từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 và chủ nhật là ngày nghỉ hoặc kéo dài từ thứ hai đến sáng thứ bảy, chiều thứ bày và ngày chủ nhật là ngày nghỉ.
Tùy vào quy định, điều kiện của từng công ty mà giờ hành chính trên có thể chênh lệch 1 giờ hoặc 30 phút.
3. Quy định của pháp luật về giờ hành chính:
3.1. Thời gian làm việc của giờ hành chính:
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động năm 2019 thì thời gian làm việc của người lao động là không quá 8 tiếng/ ngày và 48 tiếng/ tuần. Cơ quan hoặc doanh nghiệp có quyền quy định giờ giấc làm việc nhưng tuyệt đối không được vượt quá thời gian quy định trên.
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.”
Và cũng có một số tổ chức dựa vào tính chất công việc nên thời gian làm việc thường sớm hơn hoặc muộn hơn 30 phút để phù hợp với công việc hơn.
Với cơ quan nhà nước thì thời gian thường được điều chỉnh theo mùa, chủ yếu là mùa đông và mùa hè. Thời gian bắt đầu vào mùa hè thường sớm hơn mùa đông khoản 30 phút. Ngày làm việc của cán bộ công nhân viên làm trong nhà nước là từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật được nghỉ.
3.2. Làm giờ hành chính có làm thêm giờ hay không?
Người lao động làm giờ hành chính vẫn làm thêm giờ, tuy nhiên, giờ làm việc ngoài giờ của người lao động được quy định theo Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
“1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định”
Như vậy người lao động làm việc theo giờ hành chính vẫn phải làm thêm giờ hay còn gọi là tăng ca. Việc làm thêm giờ phải đảm bảo được các điều kiện
– Được sự đồng ý của người lao động
– Số giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
– Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
4. Số ngày nghỉ đối với người lao động theo giờ hành chính:
4.1. Người làm giờ hành chính được nghỉ 10 ngày lễ/năm:
Vì là người lao động, là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Do đó, chế độ nghỉ lễ tết của người lao động làm việc theo giờ hành chính được xác định theo quy định tại Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019
“a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.”
Và với quy định mới tại Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019, đã không còn chế độ nghỉ bù như trước đây được quy địnht ại Điều 115 “Bộ luật lao động 2019”
“3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”
Như trước đây việc cho người lao động nghỉ bù mặc dù bảo vệ quyền lợi cho người lao động, do hai loại thời gia nghỉ lễ tết và nghỉ hằng tuần có ý nghĩa khác nhau, nên việc pháp luật quy định về thời gian nghỉ bù là hợp lý. Tuy nhiên, do những kỳ nghỉ lễ, tết quy định cứng lại có kỳ nghỉ dài ngày (tết âm lịch, hoặc 2 ngày nghỉ lễ liền kề là 30/4 và 01/05) thực tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động, đến an toàn giao thông, trật tự công cộng, vì thế các đơn vị sử dụng lao động phải chủ động và linh hoạt trong việc quy định lịch nghỉ hằng năm với lịch nghỉ lễ, tết cho phù hợp với đơn vị và thực tế. Do đó việc thay đổi quy định của pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ thay đổi cơ chế nghỉ lễ đã tồn tại rất lâu, mà giảm nhẹ gánh nặng làm việc của người sử dụng lao động.
4. 2. Số ngày nghỉ phép năm tùy theo điều kiện làm việc:
Nghỉ hằng năm là khoảng thời gian người lao động được quyền nghỉ ngơi, ngoài các loại thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương, khi làm việc cho đơn vị sử dụng lao động được tính theo năm. Về bản chất, thời gian nghỉ hằng năm là thời gian người lao động nghỉ ngơi dài để “bảo dưỡng” sức lao động và để giải quyết các công việc cá nhân hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác mà với các loại thời gian nghỉ khác chưa đáp ứng hết được nhằm bảo đảm hài hòa đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Khi nghỉ hằng năm người lao động được hưởng nguyên lương. Do đó, theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 thì chế độ nghỉ phép hàng năm của người lao động được xác định như sau:
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Theo đó, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người lao động thì được nghỉ hằng năm với mức 12 ngày, 14 ngày hoặc 16 ngày tùy thuộc vào điều kiện lao động, tính chất công việc, điều kiện sức khỏe của người lao động hoặc độ tuổi người lao động tham gia lao động.
Tuy nhiên, nhìn vào quy định này ta đã thấy Bộ luật lao động 2019 đã không còn quy định số ngày nghỉ theo điều kiện sinh sống của người lao động, và thay vào đó là tăng số ngày nghỉ đối với người lao động chưa thành niên, người lao động là người khuyết tật. Đây là một quy định rất đúng đắn, bởi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi về mặt pháp lý khi giao kết hợp động với những đối tượng này thì phải thông qua người đại diện theo pháp luật của họ.
Về mặt thể chất, thì người chưa đủ 18 tuổi vẫn chưa đủ phát triển toàn diện về sức khỏe, thì dù làm việc trong ngành nghề công việc gì thì làm việc khi thể chất chưa được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến công việc cũng như sức khỏe của người lao động. Còn đối với người lao động là người bị khuyết tật, vốn là những người thiệt thòi hơn về thể chất nên việc pháp luật tăng thời gian nghỉ hằng năm cho họ cũng là cách bảo vệ những người thiệt thòi trong xã hội, là ý nghĩa nhân văn của pháp luật nước ta.