Giày da bị xước? Nguyên nhân và cách xử lý giày bị xước như mới

Giày da là một trong những món đồ thời trang được nhiều người lựa chọn không chỉ tính thời thượng lịch hãm và độ bền của nó cũng rất cao. Tuy nhiên sau một thời gian dùng thì lớp da bên ngoài của nó sẽ bị trầy xước mà người sử dụng lại không lỡ vứt bỏ bởi giá thành của nó là không hề nhỏ. Vậy, khi giày da bị xước có cách xử lý như thế nào? Dưới đây là cách khắc phục giày da bị xước nhanh chóng và hiệu quả.

Nguyên nhân khiến cho đôi giày da của bạn bị xước

Để sửa chữa đôi giày bị xước, việc đầu tiên bạn cần hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân khiến giày bị xước:

Đầu tiên phải kể đến chất lượng da giày. Bạn có thể sẽ phải bỏ một số tiền lớn để sắm cho mình đôi giày yêu thích nhưng nếu chất lượng da không ổn định, tình trạng da giày bị xước là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên nhân đôi giày da của bạn bị xước

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến da giày bị xước còn có thể xuất phát từ khí hậu. Bạn không nên sử dụng giày da trong thời tiết ẩm ướt. Trong khi đó với khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, việc bảo quản giày da cũng gặp nhiều trở ngại hơn. Hoặc trong quá trình sử dụng, khi bạn hoạt động hay va vấp vào các đồ vật cứng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da giày bị xước.

Đôi khi giày da của bạn bị xước cũng có thể do nguyên nhân là bạn bảo quản sai cách hoặc chưa biết cách bảo quản.

>> Sở hữu ngay đôi giày da hàng hiệu giá cực tốt

Các cách xử lý đôi giày da bị xước

Có rất nhiều cách xử lý đôi giày da bị xước trở nên bóng lộn như mới. Hãy theo dõi chi tiết các cách làm dưới đây và lựa chọn cho mình một cách làm phù hợp nhất nhé.

1. Cách khắc phục giày da bị xước bằng son dưỡng

Đầu tiên bạn dùng một miếng vải mềm đã được thấm nước, rồi đem lau bề mặt đôi giày cho thật sạch đặc biệt là chỗ vết giày bị xước. Và lưu ý trước khi lau thì bạn nên dùng bàn chải lông mềm để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên đôi giày nhé.

Sau đó bạn sử dụng một miếng giấy nhám, dùng chúng để chà xung quanh những chỗ giày da bị xước để làm bằng phẳng những chỗ sần sùi, sau đó để đôi giày da của bạn tự khô trong khoảng từ 10 -15 phút rồi chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Sau khi để giày khô xong thì bạn lấy kem dưỡng, thoa lên chỗ giày da bị trầy, rồi lại tiếp tục để giày khô trong khoảng 10-15 phút nhé.

Xử lý giày da bị xước bằng son dưỡng

Cuối cùng bạn lấy xi cùng tone với màu của đôi giày hoặc dùng xi kem không màu đều được, đem xi thoa lên bề mặt giày bị xước một lớp mỏng. Để như thế khoảng 10 phút, sau khi giày da đã khô hẳn thì bạn dùng một chiếc bàn chải lông mềm, tiến hành đánh bóng cho giày đến khi đạt được như ý muốn là được.

2. Cách khắc phục giày da bị xước bằng máy sấy tóc

Máy sấy tóc là phương pháp khắc phục nhanh mà hiệu quả cao cho vết trầy xước nhỏ trên giày. Phương pháp này chỉ sử dụng cho các vết xước nhỏ và không sâu.

Đặt máy sấy tóc ở chế độ nhiệt thấp (không quá 27 độ) và thổi nó lên trên bề mặt bị xước. Sử dụng bàn tay để xoa bóp phần da vừa sấy hoặc lau nhẹ bằng vải mềm. Khi chuyển động da sẽ nóng lên và giảm sự xuất hiện của vết xước trên giày.

3. Cách khắc phục giày da bị xước bằng giấm trắng

Giấm trắng là một trong những biện pháp an toàn và tự nhiên nhất mà bạn có thể sử dụng để làm sạch nhiều vết bẩn, giày da cũng không phải là một ngoại lệ.

Lấy một ít giấm trắng chưng và cất lên một ít bông rồi thoa nhẹ nhàng lên phần da bị xước. Khi đã khô thì lấy xi đánh giày không màu lau vào khu vực bị xước đến khi nào không xuất hiện vết xước thì dừng.

Khắc phục giày da bị xước bằng dấm trắng

4. Cách khắc phục giày da bằng xăng dầu

Lấy một miếng vải sạch nhúng vào xăng (dầu) và bôi nó vào khu vực bị xước dọc theo đôi giày của bạn. Chà trong khoảng 10 phút và sau đó lau phần còn lại.

Lưu ý: Cần chắc chắn rằng dầu sẽ không có màu hoặc mùi thơm vì điều này có thể dẫn đến làm hỏng đôi giày của bạn

5. Khắc phục giày da bị xước bằng dầu olive

Nếu nhà bạn có sẵn hai loại dầu này thì có thể dùng cách sau, đầu tiên bạn dùng một miếng vải ẩm ướt, rồi đem chà xát dầu vào vùng da giày bị xước và khu vực xung quanh, bạn nhớ di chuyển và đánh bóng nhé việc này sẽ giúp tăng độ bóng đẹp cho da. Bạn cũng nên lưu ý là sử dụng một ít dầu thôi, vì nếu sử dụng nhiều quá thì nó có thể làm hỏng da theo thời gian đấy.

khắc phục giày da bằng dầu olive

Nếu sau khi sử dụng dầu xong mà vết xước vẫn còn thì cần làm theo các cách sau:

– Nhỏ một vài giọt dầu olive trực tiếp lên vết xước

– Tiếp theo dùng một chiếc giẻ sạch và nhúng vào nước rồi vắt kiệt để loại bỏ phần nước thừa

– Sau đó phủ chiếc giẻ đó lên vị trí vết xước

– Sử dụng một chiếc bàn là đã bật nóng và đặt trực tiếp lên chiếc giẻ này trong một vài giây

– Sau đó bạn hãy dùng bông ngoáy tai bôi xi đánh giày lên vị trí da bị xước

– Bước cuối cùng là loại bỏ phần xi thừa với bọt biển.

6. Cách khắc phục giày da bị xước bằng sơn móng tay

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một tô nước ấm và vài giọt dung dịch tẩy rửa nhỏ vào nước
Tiếp theo hãy chuẩn bị một chiếc giẻ cotton sạch và nhúng vào tô nước đã chuẩn bị rồi phủ lên vị trí bị xước khoảng tầm 5 phút

Sau đó dùng một chiếc giẻ sạch khác để lau khô bề mặt da

Cuối cùng phủ một lớp mỏng sơn móng tay trong suốt lên vị trí bị xước và khi đó đôi giày của bạn đã được xử lý xong.

7. Hướng dẫn xử lý giày da bị xước bằng kem đánh răng

Bước 1: Bạn cần lấy một lượng nhỏ kem đánh răng vào khăn cotton mềm sạch. Sau đó, thoa đều kem đánh răng đó lên giày theo vòng tròn.

Bước 2: Dùng bàn chải đánh giày đánh nhẹ lên toàn bộ bề mặt được phủ kem đánh răng trước đó.

Bước 3: Cuối cùng, bạn dùng một chiếc khăn mềm sạch khác để lau sạch kem đánh răng trên chiếc giày đó.

Icon like Nếu bạn muốn làm mềm đôi giày da của mình thì đừng bỏ lỡ chia sẻ: Cách làm mềm giày da

Một số lưu ý khi xử lý vết xước của giày da màu

Do tác dụng khác nhau của loại kem chữa xước vì vậy một số đôi giày da cao cấp sau khi được khắc phục vết xước xong sẽ bị tình trạng như phai màu.

Do đó, nếu như đôi giày da cao cấp sở hữu các gam màu không phải đen thì người sử dụng cần chú ý chọn kỹ càng màu tránh trường hợp bị nhem.

Bên cạnh đó, khi xử lý những vết xước trên giày da, bạn không nên chỉ chữa đúng chỗ xước mà cần mở rộng ra các vùng xung quanh khác để tránh tình trạng bị chênh màu.

Sau khi dùng một thời gian, giày da sẽ phải tiếp xúc với bụi đường, nắng mưa khi đó sự khác biệt sẽ được giảm xuống và không còn những hiện tượng hai màu trên một đôi giày da cao cấp nữa.

Lời kết

Hy vọng với những mẹo xử lý giày da bị xước ngay tại nhà và những điều cần biết. Hãy dành thời gian để “chăm sóc” những đôi giày da của bạn; để tiết kiệm được tiền bạc hơn nhé. Thực hiện đúng và đủ các hướng dẫn trên Tâm Anh hy vọng bạn sẽ giữ được chiếc giày da của mình luôn bền đẹp

5/5 – (3 bình chọn)