Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm. giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

II. LUẬT SƯ TRẢ LỜI CÂU HỎI VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM, GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY

4.5 Bước 5: Tiến hành đánh giá và Quyết định cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm; Giấy chứng nhận HCHQ.

4.4 Bước 4: Chuẩn bị đánh giá cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

3. Danh mục các sản phẩm phải xin giấy chứng nhận hợp quy; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

2. Mục đích của giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM; GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY.

Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm / giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Đây là loại chứng nhận cần thiết và bắt buộc đối với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Loại giấy chứng nhận này các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần làm thủ tục để được cấp chứng nhận. Đây được xem như căn cứ pháp lý chứng minh cho sản phẩm hàng hóa đó đã đáp ứng các điều kiện về QCVN/TCVN theo quy định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các điều kiện và thủ tục xin cấp chứng nhận HCHQ cho sản phẩm.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM;

GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP

CHUẨN HỢP QUY.

1. Khái niệm giấy chứng nhận hợp quy; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

Chứng nhận hợp quy (certificate regulation). Đây là một loại chứng nhận tương đối phổ biến đối với hàng hóa. Tuy nhiên lại ít được người dân biết tới, tìm hiểu. Luật Ba Đình gần đây gặp khá nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề này.

Chứng nhận hợp quy chính là chứng nhận phù hợp quy chuẩn. Quy chuẩn này do cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xem xét. Nó xác định một mặt hàng nào đó có phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật đã được ban hành hay không. Ký hiệu của Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm là QCVN.

Chứng nhận hợp chuẩn (certificate Standard). Đây là chứng nhận hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Ký hiệu của chứng nhận hợp chuẩn ở Việt Nam là TCVN

Ví dụ: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12590:2018 về nước lau kính- yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cho sản phẩm

2. Mục đích của giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là phương thức đảm bảo chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu hành trên thị trường. Trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, các điều kiện an toàn vệ sinh môi trường. Đồng thời không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Chứng nhận hợp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên trong thực tiễn khách hàng yêu cầu phải có chứng nhận hợp chuẩn đối với các mặt hàng rất nhiều. Việc đánh giá lựa chọn phương thức đánh giá do tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức/cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định.

Còn chứng nhận hợp quy là bắt buộc đối với các đối tượng. Phương thức đánh giá cho từng đối tượng được quy định cụ thể tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3. Danh mục các sản phẩm phải xin giấy chứng nhận hợp quy; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường là đối tượng của chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

Trong đó các cơ quan cấp bộ thuộc từng lĩnh vực ban hành danh mục các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của mình phải làm chứng nhận hợp quy. Theo đó các sản phẩm hàng hóa phải làm chứng nhận hợp quy bao gồm:

  • Các SP/HH thuộc nhóm 2 thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH;

  • Các SP/HH thuộc nhóm 2 thông tư 01/2009/TT-BKHCN;

  • Các SP/HH  có nguy cơ gây mất an toàn theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT;

  • Các SP/HH theo thông tư 05/2019/TT-BTTTT;

  • Các SP/HH  có nguy cơ gây mất an toàn theo thông tư 13/VBHN-BCT;

  • Các SP/HH  có nguy cơ gây mất an toàn theo thông tư 08/2019-TT-BCA;

  • Các SP/HH  có nguy cơ gây mất an toàn theo thông tư 14/2018-TT-BNNPTNT;

4. Quy trình cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

4.1 Bước 1: Đăng ký cấp giấy chứng nhận hợp quy, giấy chứng nhận HCHQ.

Tải mẫu Bản đăng ký chứng nhận theo BM.01A-TT.13 hoặc BM.01B-TT.13. Sau đó, điền đầy đủ các thông tin, lập làm 2 bản, ký đóng dấu Doanh nghiệp. Bước tiếp theo là nộp tại bộ phận đăng ký (phòng Tổ chức-hành chính). Hồ sơ cần kèm theo các giấy tờ nêu trong Phụ lục I của Bản đăng ký Chứng nhận.

4.2 Bước 2: Xem xét hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

Khi tiếp nhận yêu cầu chứng nhận của khách hàng, Phòng TC-HC sẽ chuyển yêu cầu này tới Phòng KT có liên quan. Phòng KT liên quan chịu trách nhiệm xem xét đăng ký chứng nhận của khách hàng, làm cơ sở để Lãnh đạo Trung tâm ký hợp đồng chứng nhận sản phẩm.

  4.3 Bước 3: Ký Hợp đồng cấp giấy chứng nhận hợp quy; Giấy chứng nhận HCHQ.

Trên cơ sở xem xét đầy đủ các điều kiện thực hiện yêu cầu chứng nhận nêu trên, Phòng KT có trách nhiệm trao đổi các thông tin liên quan đến đánh giá chứng nhận sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Cụ thể là các thông tin về thử nghiệm; phương thức đánh giá chứng nhận sản phẩm; các yêu cầu liên quan đến chứng nhận sản phẩm.

Sau khi thống nhất với khách hàng những nội dung nêu trên, Phòng KT sẽ hoàn thiện các thông tin trong Hợp đồng chứng nhận để hai bên ký kết thực hiện.

 

4.4 Bước 4:

Chuẩn bị đánh giá cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm; Giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để thực hiện hoạt động đánh giá chứng nhận. Bao gồm:

  • Xây dựng chương trình;

  • Hỗ trợ khách hàng về các thủ tục liên quan;

  • Thành lập đoàn chuyên gia đánh giá và Lập kế hoạch đánh giá.

4.5 Bước 5: Tiến hành đánh giá và Quyết định cấp giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm; Giấy chứng nhận HCHQ.

Trên cơ sở các kết quả đánh giá, kết quả thẩm xét hồ sơ, Lãnh đạo Trung tâm ra Quyết định cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu phù hợp cho sản phẩm đăng ký chứng nhận.

  • Thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận phụ thuộc vào phương thức đánh giá chứng nhận nêu trong chương trình chứng nhận sản phẩm.

  • Trường hợp bao gồm cả đánh giá quá trình sản xuất thì hiệu lực là 03 năm kể từ ngày ra quyết định.

  •  Quyết định và Giấy chứng nhận được gửi cho khách hàng.

II. LUẬT SƯ TRẢ LỜI CÂU HỎI

VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM,

GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP

CHUẨN HỢP QUY

Như đã phân tích ở trên chứng nhận hợp chuẩn là tự nguyện, bên cơ sở của bạn có thể làm hoặc không. Còn chứng nhận hợp quy thì theo thông tư 41/2018/TT-BGTVT tại mục E phụ lục II có phải làm. Cụ thể quy định ác quy là phụ tùng xe có phải đăng ký xin giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm hoặc công bố hợp quy. Do đó cơ sở của bạn có thể thực hiện thủ tục công bố hoặc xin giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy.

Bài viết liên quan: Công bố chất lượng sản phẩm

Trên đây là phần tư vấn của công ty TNHH Luật Ba Đình, hi vọng qua bài viết này quý bạn đã đã phần nào gỡ bỏ được vướng mắc về loại chứng nhận này. Nếu còn khó khăn vướng mắc xin vui lòng gọi theo số hotline hoặc liên hệ qua website để được luật sư tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!

5/5 – (1 bình chọn)