Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) để đảm bảo chất lượng hàng
Tất tần tật những gì bạn cần biết về giấy chứng nhận chất lượng ( C/Q)
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa hay còn được gọi tắt theo kiểu thông thường là giấy C/Q (certificate of quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất nói riêng hoặc các tiêu chuẩn quốc tế nói chung.
Có 2 hình thức đối với việc chứng nhận chất lượng hàng hóa bao gồm:
+ Chứng nhận tự nguyện: là chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân đứng ra xin giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa.
+ Chứng nhận bắt buộc: là chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
Xin phép cấp giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa của mình là hoạt động cần thiết và có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa giúp cho khách hàng có niềm tin vào chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm, hàng hóa đó. Đối với những ai có nhiệm vụ làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty mình thì việc nắm được rằng giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa CQ không bắt buộc phải có trong Hồ sơ hải quan là điều rất cần thiết.
Dựa vào nghị định số 20/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 9 Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:
-
a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; tổ chức, quản lý hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và phân định sản phẩm, hàng hóa
;
-
b) Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường; phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; chỉ định tổ chức giữ chuẩn đo lường quốc gia; tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường; tổ chức quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
-
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và quản lý về ghi nhãn hàng hóa trên phạm vi cả nước; hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định; chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các thỏa thuận và điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Mục đích của việc chứng nhận chất lượng hàng hóa
-
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa có thể chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố
-
Để người bán thực hiện cam kết của mình đối với người người mua và đảm bảo về chất lượng hàng hóa
Hiện nay có 2 cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa :
Bộ công thương Việt Nam
VCCI: phòng thương mại và công nghệ Việt Nam
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa: tùy vào loại hàng hóa, sản phẩm đăng ký, số lượng sẽ có những mức phí khác nhau
Thời gian:
-
Đối với những loại thực phẩm thường, bao bì thực phẩm, dụng cụ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm…. từ 3 đến 5 ngày làm việc
-
Đối với những loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung … khoảng 20 ngày làm việc.
Phân biệt C/O và C/Q
Sự khác nhau giữa CO & CQ
CO và CQ là 2 loại giấy tờ quan trọng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hoá và một số công việc liên quan khác. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ và phân biệt được 2 loại giấy tờ này, để tránh gặp trường hợp sai sót, nên Interlink sẽ bổ sung thêm phần so sánh giữa giấy chứng nhận CO & CQ để bạn có cái nhìn tốt hơn về hai cái này nhé!
Đặc điểm để phân biệt giữa CO và CQ:
CO
CQ
Định nghĩa
CO (Certificate of Origin) – Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa
CQ (Certificate of Quality) – Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
Vai trò
+ Chứng minh nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa và phù hợp với những quy định về luật pháp hiện hành.+ Đáp ứng yêu cầu hợp pháp về thuế quan.
+ Chứng minh sản phẩm, hàng hoá đạt chất lượng và phù hợp với những tiêu chuẩn đã được công bố ( có kèm hàng hoá ).
Cơ quan cấp phát
Cả 2 chứng từ này đều được cấp phát bởi cơ quan có thẩm quyền là Bộ công thương. Tuy nhiên, với một số trường hợp có thể uỷ quyền cho các cơ quan hoặc tổ chức khác.
-INTERLINK-
Nguồn: https://vimi.com.vn/