Giáo viên tập sự phải dạy bao nhiêu tiết? Trong thời gian bao lâu?

Để trở thành giáo viên chính thức tại các cơ sở giáo dục công lập, người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự trong một thời gian nhất định. Vậy giáo viên tập sự phải dạy bao nhiêu tiết? Trong thời gian bao lâu?

 

Giáo viên phải tập sự ít nhất 9 tháng

Giáo viên tại các trường công lập sẽ phải áp dụng theo các quy định tại Luật viên chức năm 2010. Trong đó, đối với viên chức tập sự, Điều 27 quy định như sau:

1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

Như vậy, khi trúng tuyển viên chức thì giáo viên phải thực hiện chế độ tập sự với mục đích để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm đến 12 tháng.

Cụ thể, thời gian tập sự của viên chức theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP là:

– 12 tháng với trường hợp trúng tuyển vào chức danh yêu cầu trình độ đại học;

– 09 tháng với trường hợp trúng tuyển vào chức danh yêu cầu trình độ cao đẳng;

Mặt khác, căn cứ Điều 72 Luật Giáo dục 2019, trình độ đào tạo nhà giáo được yêu cầu là từ cao đẳng đối với giáo viên mầm non và từ đại học đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Vì vậy, giáo viên sẽ phải thực hiện chế độ tập sự 09 tháng nếu là giáo viên mầm non và tập sự 12 tháng nếu là giáo viên tiểu học trở lên.
so tiet day cua giao vien tieu hoc

Vì vậy, giáo viên sẽ phải thực hiện chế độ

– 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.

Thời gian tập sự và số tiết dạy của giáo viên tập sự là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)
 

Giáo viên tập sự được giảm 2 tiết/tuần

Trong thời gian tập sự, giáo viên sẽ được ký hợp đồng tập sự với cơ sở đào tạo. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 10 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.

Trong đó, định mức tiết dạy của giáo viên được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

Theo các quy định trên, số tiết dạy của giáo viên tập sự sẽ là:

– Giáo viên tập sự trường tiểu học dạy 21 tiết/tuần;

– Giáo viên tập sự trường trung học cơ sở dạy 17 tiết/tuần;

– Giáo viên tập sự trường trung học phổ thông dạy 15 tiết/tuần;

– Giáo viên tập sự trường phổ thông dân tộc nội trú dạy 15 tiết/tuần ở cấp trung học cơ sở, 13 tiết/tuần ở cấp trung học phổ thông.

– Giáo viên tập sự trường phổ thông dân tộc bán trú dạy 19 tiết/tuần ở cấp tiểu học, 15 tiết/tuần ở cấp trung học cơ sở.

– Giáo viên tập sự tại trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật dạy 19 tiết/tuần đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 15 tiết/tuần đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
 

Nghỉ hè có được tính vào thời gian tập sự của giáo viên?

Tại Điều 21 Nghị định 115 năm 2020 nêu rõ:

Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.

Trong đó, theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, giáo viên có thời gian nghỉ hè là 02 tháng, đồng thời được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Như vậy, do nghỉ hè vẫn được hưởng nguyên lương và không thuộc các trường hợp quy định tạo Điều 21 Nghị định 115 như trên nên khi nghỉ hè giáo viên vẫn được tính vào thời gian tập sự.

Trên đây các quy định về thời gian và số tiết dạy của giáo viên tập sự. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.