Giáo viên sắp nghỉ hưu có phải bổ sung chứng chỉ chức danh?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp vẫn luôn là nỗi băn khoăn lớn từ trước đến nay của giáo viên các cấp, đặc biệt là giáo viên sắp nghỉ hưu. Vậy đối tượng này có bắt buộc phải bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không?

Chứng chỉ chức danh, giáo viên sắp nghỉ hưu phải có không?

Theo quy định được nêu tại chùm bốn Thông tư về giáo viên các cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên (gọi tắt là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên) được quy định như sau:

Giáo viên

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

Trung học phổ thông

(THPT)

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 1

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 2

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 3

Trung học cơ sở

(THCS)

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 1

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 3

Tiểu học

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 1

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3

Mầm non

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3

Riêng với chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp hạng 3, tại Công văn số 971 ngày 12/3/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn cụ thể khi có nhiều giáo viên ở hạng 4 được bổ nhiệm lên hạng 3 khi đáp ứng điều kiện.

Cụ thể, chứng chỉ hạng 3 áp dụng với các đối tượng giáo viên sau đây:

– Giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT tuyển dụng sau ngày 20/3/2021.

– Giáo viên mầm non hạng 3 cũ bổ nhiệm vào chức danh giáo viên mầm non hạng 3 mới khi đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 mới.

– Giáo viên tiểu học hạng 3 cũ bổ nhiệm vào chức danh giáovieen tiểu học hạng 3 mới khi đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 mới.

Đặc biệt, những trường hợp còn lại thì chưa cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP, việc nâng chuẩn trình độ chỉ áp dụng với tiêu chuẩn về bằng cấp theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019:

Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

Có thể thấy, yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với những giáo viên nêu trên. Đồng thời, tại các Thông tư 01, 02, 0304, Bộ Giáo dục và Đào tạo không đề cập đến mối liên quan giữa tuổi nghỉ hưu với yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Không chỉ vậy, tại Công văn số 971/BGDĐT-NGCBQLGD, Bộ Giáo dục và Đào tạo quán triệt Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố như sau:

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp số lượng giáo viên cần phải bổ sung các tiêu chuẩn còn thiếu của hạng CDNN tương ứng (trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN); hướng dẫn và đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện tiêu chuẩn còn thiếu (nên ưu tiên bố trí những giáo viên còn ít năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tham gia trước).

Như vậy, giáo viên sắp nghỉ hưu nếu thuộc đối tượng phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì vẫn phải bổ sung và các Sở Giáo dục và Đào tạo ưu tiên bố trí cho các đối tượng này được tham gia bổ sung tiêu chuẩn còn thiếu của hạng chức danh tương ứng trước.

Chứng chỉ chức danh giáo viên: Học ở đâu? Mất bao lâu?

Chương trình, thời gian học bồi dưỡng và cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên, Nghị định 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP.

Theo đó, chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức nói chung được thực hiện theo từng chuyên ngành cụ thể riêng biệt. Giáo viên phải thực hiện theo chương trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Tại trang chủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cập nhật danh sách các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên dạy tại các trường học công lập tại đây.

Lưu ý: Danh sách này được cập nhật đến ngày 28/02/2019.

Về thời gian tối đa để thực hiện bồi dưỡng, khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định là 06 tuần. Và giáo viên phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng này trước khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp.

Trên đây là quan điểm về việc giáo viên sắp về hưu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không?

 

Theo: https://luatvietnam.vn/