Giáo viên dạy lái ô tô: Cập nhật tiêu chuẩn theo quy định mới nhất

Nhiều người cho rằng chỉ cần có kinh nghiệm cầm lái lâu năm là có thể dạy lái xe ô tô. Thế nhưng thực tế không phải dễ dàng như vậy vì giáo viên dạy lái ô tô cũng cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn riêng mới được chứng nhận đủ năng lực, điều kiện tham gia dạy lái xe tô tô. Những tiêu chuẩn đó cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Công việc thực tế của giáo viên dạy lái xe ô tô

Khi nói về công việc giáo viên dạy lái xe ô tô trong các trung tâm đào tạo lái xe, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến những người cùng ngồi ở ghế lái phụ với các học viên trên xe. Hoạt động chính là hướng dẫn cho học viên các thao tác cùng kỹ năng điều khiển xe theo yêu cầu bài thi sát hạch.

Điều này đúng nhưng chưa đủ so với thực tế vì quy trình học lái xe ô tô không chỉ đơn giản có vậy. Quy trình này bao gồm cả việc học lý thuyết lẫn thực hành nên cần có hai giáo viên đảm nhận mỗi phần. Cũng có trường hợp trung tâm sắp xếp 1 giáo viên dạy đồng thời cả 2 nhưng gần như rất ít.

Đãi ngộ của việc làm giáo viên dạy lái xe ô tô

Theo thống kê chung từ trước đến nay, người làm giáo viên dạy lái xe ô tô thường có mức thu nhập khá cao do nhu cầu học lái xe của mọi người ngày càng tăng lên. Các trung tâm thường sẽ căn cứ vào số lượng học viên trong một tháng của 1 giáo viên dạy lái xe để làm cơ sở để tính mức lương và những khoản thu nhập khác.

Sau khi cộng tất cả lại, thu nhập của một giáo viên dạy lái xe ô tô ở thời điểm bình thường sẽ dao động từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng, hoàn toàn có thể nhiều hơn nếu số lượng học viên theo học tăng lên dù ít hay nhiều. Đây chính là mức lương khá ổn đối với tình hình kinh tế và việc làm hiện nay.

Chưa kể, giáo viên dạy lái xe đủ chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm cũng có thể kiếm thêm thu nhập từ việc tìm kiếm học viên và tự dạy ngoài. Công việc cộng lại không quá vất vả nhưng sẽ đem đến khoản thu nhập cao hơn nhiều so với một số ngành nghề đòi hỏi trình độ và công sức ngang bằng khác.

Tiêu chuẩn của giáo viên dạy lái xe ô tô mới nhất

Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe đã đưa ra quy định tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy lái xe ô tô tại khoản 1 điều 5. Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn chung của giáo viên dạy lái ô tô

Như đã đề cập, quá trình học lái xe bao gồm hai giai đoạn là học lý thuyết và thực hành. Vậy nên cần có hai người giáo viên phụ trách và những người giáo viên này cũng phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn đã được quy định.

Về tiêu chuẩn chung, giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn của giáo viên dạy lý thuyết lái ô tô

Giáo viên dạy lý thuyết lái xe ô tô cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải có bằng tốt nghiệp ít nhất từ bậc trung cấp trở lên và tốt nghiệp một trong các chuyên ngành sau: luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô, hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên.
  • Riêng giáo viên dạy môn kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.

Tiêu chuẩn của giáo viên dạy thực hành lái ô tô

Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô phải đáp ứng các tiêu chuẩn gồm:

  • Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng giấy phép lái xe không được thấp hơn hạng B2.
  • Giáo viên dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên tính từ ngày trúng tuyển.
  • Giáo viên dạy lái xe các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển.
  • Đã tham gia khóa tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề lái xe phần thực hành theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

Tiêu chuẩn về đạo đức của giáo viên dạy lái ô tô

Bên cạnh những điều kiện về pháp lý như trên thì một người giáo viên dạy lái xe còn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về đạo đức. Điều này cũng không kém phần quan trọng nên rất nhiều trung tâm lái xe đều có quản lý sát sao về phương diện này.

Cụ thể:

  • Giáo viên dạy lái xe phải có tư cách đạo đức tốt và tuyệt đối không được sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích trong suốt quá trình làm việc.
  • Có tác phong chuyên nghiệp, luôn tôn trọng học viên và không lén lùi vòi tiền học viên.
  • Nhiệt huyết và tận tâm với công việc của giáo viên dạy lái xe, sẵn sàng hỗ trợ học viên trong quá trình đào tạo.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ sư phạm dạy lái ô tô

Hiện tại, chỉ có 2 cơ quan có đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô là:

  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
  • Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.

Thủ tục và quy trình cấp giấy phép dạy thực hành lái xe

Nếu bạn đang có ý định trở thành giáo viên dạy lái xe ô tô ở các trung tâm đào tạo sát hạch thì cần nắm rõ thủ tục đăng ký thi tập huấn giấy phép dạy thực hành lái xe cũng như quy trình cấp chứng chỉ. Chi tiết từng giai đoạn như sau.

Chuẩn bị hồ sơ

Mỗi bộ hồ sơ gồm:

  • 1 đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (có sẵn mẫu đơn theo quy định)
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực)
  • Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực)
  • Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực)
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp cho theo quy định, thời gian không quá 06 tháng trở lại có kèm theo cả phiếu xem nghiệm sinh hóa
  • 01 ảnh màu cỡ 3cm x 4 cm nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.

Nộp hồ sơ đi

Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam (cơ sở đào tạo thuộc Trung ương do Bộ GTVT giao) hoặc Sở Giao thông vận tải (cơ sở đào tạo do địa phương quản lý).

Hoặc 1 cách khác nữa là lựa chọn trung tâm uy tín để làm hồ sơ và chuyển qua cho họ. Trung tâm sẽ hỗ trợ nộp hồ sơ đến đúng cơ quan cần nộp theo quy định.

Trả kết quả hồ sơ

Có 2 tình huống xảy ra ở đây là:

  • Tình huống 1: Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ, danh sách do cơ sở đào tạo lập; tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • Tình huống 2: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày đạt kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi. Trường hợp cá nhân không đạt kết quả, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thông báo bằng văn bản.

Nếu vô tình làm mất Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, bạn cũng có thể làm đơn đề nghị xin cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe. Trong thời hạn tối đa là 03 ngày, hồ sơ của bạn sẽ được tiếp nhận và bạn sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe nếu hợp lệ.

Lưu ý khi muốn trở thành giáo viên dạy lái ô tô

Ngoài các tiêu chuẩn và quy trình như trên, giáo viên dạy thực hành lái xe còn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp;
  • Buộc phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2.
  • Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày được cấp.
  • Giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên, kể từ ngày được cấp.
  • Đảm bảo đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.

Trên đây là toàn bộ nội dung quy định về tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe ô tô và các thủ tục cấp Giấy chỉ sư phạm cho ngành nghề này. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của 9573 hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ liên lạc đi kèm để được giải đáp thắc mắc cụ thể hơn!

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ 9573

  • Địa chỉ: 351 Phố Vọng, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
  • Website: https://thibanglaixe.com.vn
  • Email: [email protected]
  • Số điện thoại: 0375 979 573