Giáo trình phương pháp dạy học âm nhạc (dùng cho ngành GD mầm non hệ từ xa) – Tài liệu text
Giáo trình phương pháp dạy học âm nhạc (dùng cho ngành GD mầm non hệ từ xa)
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.14 KB, 68 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Mai Tuấn Sơn
GIÁO TRÌNH
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
(Dùng cho ngành GD Mầm non hệ từ xa)
Vinh 2011
1
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với việc biên soạn giáo trình “Âm nhạc”, cung cấp những kiến thức
cơ bản về nhạc lý, kí xướng âm, kĩ thuật ca hát, chỉ huy hát tập thể…chúng
tôi biên soạn cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ mầm
non” nhằm trang bị cho sinh viên, học viên, giáo viên mầm non những kiến
thức, kĩ năng cơ bản của môn học và phương pháp dạy học bộ môn.
Giáo trình gồm 5 chương:
– Chương I: Một số vấn đề về giáo dục âm nhạc cho trẻ MN.
– Chương II: Phương pháp dạy các hoạt động âm nhạc ở trường MN.
– Chương III: Một số vấn đề về đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục ở trường MN.
– Chương IV: Các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc.
– Chương V: Thiết kế bài soạn và tập dạy.
Giáo trình đề cập đến những vấn đề cốt lõi của các hoạt động ca hát, vận
động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc theo hướng đổi mới. Nêu lên các
khái niệm cụ thể của quá trình dạy học để từ đó mà xác định nội dung, kiến
thức, thời lượng, phương pháp phù hợp trong từng hoạt động, cho từng độ tuổi.
Giúp người học nhìn bao quát toàn cảnh về các hoạt động trong trường mầm
non và những yêu cầu cụ thể, chi tiết cần đạt được trong các hoạt động âm nhạc.
Mặc dù đã có những cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhưng giáo trình sẽ
không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được
những ý kiến đóng góp bổ ích tứ các bạn sinh viên, học viên và đồng nghiệp để
giáo trình hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.
Vinh, tháng 10/ 2011
TÁC GIẢ
2
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu………………………………………………………………………………………1
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON
1. Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ …3
2. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ theo nhóm tuổi………………………….4
3. Nhiệm vụ Giáo dục âm nhạc cho trẻ MN……………………………………….6
Chương II
PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG
MẦM NON
1. Ca hát………………………………………………………………………………………..13
2. Vận động theo nhạc…………………………………………………………………….34
3. Nghe nhạc………………………………………………………………………………….50
4. Trò chơi âm nhạc………………………………………………………………………..60
Chương III
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1. Những vấn đề chung……………………………………………………68
2. Chủ đề và hướng dẫn thực hiện………………………………………….77
Chương IV
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
1. Nội dung hoạt động âm nhạc theo chương trình cải cách…………………..85
2. Nội dung hoạt động âm nhạc theo hướng đổi mới…………………………….94
3. Nội dung hoạt động âm nhạc hàng ngày ở trường MN…………………….107
Chương V
THIẾT KẾ BÀI SOẠN VÀ TẬP DẠY
1. Thiết kế bài soạn……………………………………………… ……..116
2. Một số bài soạn tham khảo…………………………………… ..……119
3. Tập dạy…………………………………………………………………130
3. Phụ lục……….…………………………………………………… ……133
Tài liệu tham khảo……………………………………………………. …..141
3
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC
CHO TRẺ MẦM NON
I. VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRẺ EM
1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ
Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người cái
mỹ, cái thiện. Lời ca và giai điệu của bài hát, bản nhạc sẽ giúp trẻ có những rung
cảm mạnh mẽ. Từ đó, trẻ biết cảm nhận tác phẩm và trải nghiệm những cảm
xúc, ý nghĩ của mình để dần biết khám phá sự đa dạng của cuộc sống.
Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm hồn con
người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng. Khi nghe những bài hát ru,
chúng ta như được trở lại thuở ấu thơ, nằm trọn trong vòng tay của mẹ. Nghe
những bài hát đồng dao như đang được chơi đùa cùng lũ trẻ ở sân đình. Những
bản hành khúc tạo khí thế hào hùng, mãnh liệt đầy sức trẻ…Những hình tượng
được phản ánh trong giai điệu, lời ca của tác phẩm sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ và
từ nhận thức khách quan đó dần đi vào chiều sâu thế giới chủ quan của trẻ. Âm
nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về cách giao tiếp,
ứng xử với bạn bè, cô giáo, ông bà, cha mẹ và cộng đồng.
Vì vậy, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc ở trường
Mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ.
2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức
Ca khúc nói chung, bài hát ở nhà trẻ mẫu giáo nói riêng có nội dung lời ca
rất phong phú, giàu hình tượng, đề cập tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống sẽ
giúp trẻ có thái độ đúng mực với bạn bè, những người xung quanh, biết yêu và
bảo vệ thiên nhiên, cuộc sống…hay nói cách khác là giáo dục trẻ đạo đức làm người.
Những bài dân ca của các dân tộc phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương
thức diễn xướng, phong tục tập quán… sẽ giúp trẻ hiểu biết về bản sắc vùng
miền và lòng tự hào về văn hóa dân tộc.
Các hoạt động âm nhạc có ảnh hưởng tốt đến hành vi văn hóa của trẻ bởi cách
thể hiện các tác phẩm với lối diễn xuất tâm trạng khác nhau. Khi trẻ tham gia các
hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chú ý, tuân theo luật động, phản ứng nhanh, biết
kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với nhịp độ của tác phẩm, biết nhường nhịn,
hoà đồng, giúp đỡ nhau. Điều đó sẽ giáo dục trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa
hành vi và tính tập thể tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
4
3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ
Âm nhạc không chỉ đơn thuần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức mà còn thúc
đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm
nhạc là khả năng thu nhận, ghi nhớ và trải nghiệm. Trong quá trình học tập âm
nhạc (ca hát, nghe nhạc, vận động, trò chơi âm nhạc), trẻ sẽ ghi nhớ: nội dung,
đề tài, hình tượng, ca từ trong lời ca; đường nét, bước nhảy, hướng chuyển động,
của giai điệu; sự dàn trải, tự do hoặc mô phỏng, nhắc lại trong tiết tấu… Từ đó
trẻ có tư duy về cao độ, trường độ, luyện tai nghe và trí nhớ tác phẩm âm nhạc.
Âm thanh là ngôn ngữ đặc thù để tạo dựng nên hình tượng âm nhạc. Hình
tượng âm nhạc là loại hình tượng mang tính khái quát và ước lệ cao. Khi hoạt
động âm nhạc trẻ phải tư duy, tưởng tượng và sáng tạo theo cảm xúc riêng của
mình, vì thế trí tuệ phải hoạt động tích cực.
Như vậy, giáo dục âm nhạc thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy họat động trí tuệ.
4. Âm nhạc góp phần phát triển thể chất
Hoạt động ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc có ảnh hưởng trực tiếp
tới sự phát triển thể chất của trẻ. Các âm thanh mạnh, nhẹ, dài, ngắn, cao, thấp
giúp trẻ có những cảm nhận, phản ứng nhanh nhạy, tai nghe trường độ, cao độ
chính xác. Sự lặp lại đều đặn của phách, nhịp, trọng âm trong câu hát giúp trẻ có
hơi thở đầy, sâu nên lưu thông khí huyết, hệ thống cơ, xương chắc khoẻ. Múa,
minh hoạ theo tính chất âm nhạc hoặc theo lời ca là vận động gần như toàn thân
giúp, cơ thể trẻ uyển chuyển, hưng phấn, có ảnh hưởng tốt tới tim mạch từ đó trẻ
có thể đi lại, chạy nhảy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Hát còn tạo tư
thế đứng, ngồi, đi lại của trẻ, liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực, giúp
trẻ củng cố cơ quan phát âm, tạo nên âm sắc giọng nói vang, sáng, đầy đặn. Vì
vậy, việc dạy và học âm nhạc ở trường mầm non nhằm góp phần thực hiện mục
tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện .
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ÂM NHẠC CỦA TRẺ THEO
NHÓM TUỔI
Để tổ chức và định hướng các hoạt động âm nhạc ở trường Mầm non đạt
hiệu quả, cần phải có sự hiểu biết về khả năng âm nhạc của trẻ theo từng nhóm
tuổi. Căn cứ vào mức độ phát triển chung của trẻ, có thể chia thành các nhóm tuổi
như sau:
+ Nhóm nhà trẻ (dưới 36 tháng tuổi):
– Trẻ từ 0 tháng đến 12 tháng tuổi.
– Trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi.
5
– Trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi.
+ Nhóm mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi) :
– Mẫu giáo bé (lớp mầm): Từ 3 – 4 tuổi.
– Mẫu giáo nhỡ (lớp chồi): Từ 4 – 5 tuổi.
– Mẫu giáo lớn (lớp lá):
Từ 5 – 6 tuổi.
Khái niệm “phát triển khả năng âm nhạc” bao gồm :
– Tri giác âm nhạc là cảm giác nghe, nghe âm nhạc.
– Cảm xúc và mức độ nhạy cảm với âm nhạc.
– Kỹ năng hát, vận động theo nhạc (ở mức độ đơn giản).
1. Đặc điểm, khả năng âm nhạc nhóm tuổi nhà trẻ
a. Trẻ dưới 1 tuổi
Nhiều nghiên cứu tâm lý, sinh lý học cho rằng sự nhạy cảm và nghe ở trẻ
phát triển rất sớm. Theo tài liệu của Liu-blin-xkaia: Trẻ sơ sinh từ 10 đến 12
ngày tuổi đã xuất hiện những phản ứng với âm thanh. 2 tháng tuổi trẻ có biểu
hiện lắng nghe giọng nói (hóng chuyện), trẻ 4 – 5 tháng tuổi có thể ngoái nhìn
theo nơi phát ra âm thanh. Trẻ có biểu hiện hưởng ứng với tính chất âm thanh
như lắng nghe khi có tiếng nhạc, nín khóc khi nghe tiếng ru. Trẻ từ 10 – 12
tháng tuổi có thể bắt chước người lớn, hát bập bẹ…
b. Trẻ từ 1 – 2 tuổi
Ở giai đoạn này, những bài hát vui tươi, khoẻ khoắn dễ tạo cho trẻ cảm
xúc, sự thích thú đối với âm thanh âm nhạc. Trẻ biết chú ý lắng nghe, biết thể
hiện thái độ yên lòng, tươi cười. Trẻ có thể cảm nhận âm sắc giọng nói, tiếng hát
của bà, mẹ, người thân trong gia đình và biết hưởng ứng , thể hiện tình cảm như
chú ý, hát theo một vài câu ngắn hoặc vẫy tay, dậm chân, nhún nhảy, vỗ tay theo
tiếng nhạc…
c. Trẻ từ 2 – 3 tuổi
Trẻ đã có những biểu hiện về khả năng âm nhạc cao hơn, cụ thể và rõ ràng
hơn. Trẻ thể hiện hứng thú với âm nhạc qua vận động, lắc lư, dậm chân, vỗ tay,
một số trẻ còn biết nhún nhảy theo tiết tấu hay chạy vòng tròn theo tiếng nhạc. Khả
năng nghe nhạc của trẻ cũng tốt hơn như biết phân biệt âm thanh cao thấp, to nhỏ,
dài ngắn, có thể hát theo người lớn hoặc nhắc lại một vài câu hát ngắn.
2. Đặc điểm, khả năng âm nhạc nhóm tuổi mẫu giáo
a. Trẻ từ 3 – 4 tuổi
Đây là giai đoạn chuyển lên mẫu giáo nên cảm xúc, khả năng âm nhạc của
trẻ tăng dần, giọng hát, tai nghe tốt hơn. Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú hoạt động
âm nhạc như hát, vận động theo nhạc, biết thực hiện các động tác múa đơn giản.
6
Trẻ có thể hát những bài ngắn, giai điệu liền bậc hoặc quãng hẹp. Một số trẻ còn
biết tự nghĩ ra lời và hát theo một giai điệu mà trẻ thích. Ở độ tuổi này có thể
cho trẻ tiếp xúc, làm quen với nhạc cụ (organ, trống…)
b. Trẻ 4 – 5 tuổi
Trẻ có thể xác định được các âm thanh cao thấp, to nhỏ, thậm chí cả
hướng chuyển động của giai điệu (đi lên hay đi xuống), âm sắc giọng hát, nhạc
cụ và có thể phân biệt tính chất âm nhạc: vui vẻ, sôi động, êm ả, yên tĩnh, nhịp
độ nhanh chậm…để có thể tự điều tiết động tác múa, vận động. Ở độ tuổi này,
giọng trẻ khá linh hoạt, có độ vang (tuy chưa lớn). Hứng thú với các hoạt động
âm nhạc của trẻ cũng bắt đầu có sự phân hoá. Một số trẻ thích ca hát, thích múa,
một số trẻ thích trò chơi âm nhạc, với nhạc cụ.
c. Trẻ 5 – 6 tuổi
Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ đã tốt hơn nhóm 4- 5
tuổi. Trẻ biết phân biệt các phương tiện diễn tả âm thanh: cao độ, trường độ, tiết tấu,
giai điêu, hướng chuyển động của âm thanh và cả sự thay đổi sắc thái, tình cảm
giọng hát hoặc của nhạc cụ. Hứng thú và khả năng âm nhạc của trẻ thể hiện rõ. Phần
lớn trẻ đã biết lựa chọn bài hát, điệu múa hay thể loại trong ca khúc… Trẻ thể hiện sự
nhanh nhẹn, hoạt bát, chính xác khi múa, vận động, di chuyển đội hình.
Trên đây là một số khái quát về đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ theo
nhóm tuổi. Tuy vậy, để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học, người giáo
viên không những phải tìm hiểu đặc điểm chung mà còn phải chú ý đến khả
năng, đặc điểm riêng, của từng trẻ.
III. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON
VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CƠ BẢN
Âm nhạc trong xã hội chúng ta rất đa dạng và phong phú nhưng tất cả đều
bắt nguồn từ cuộc sống, lao động, tập tục sinh hoạt và được nuôi dưỡng từ
“người mẹ” âm nhạc dân gian Việt Nam. Hoạt động âm nhạc ngày càng được
nhân rộng trong cộng đồng với nhiều hình thức, thể loại môi trường diễn xướng
và được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng.Với tư cách là một môn
học trong hệ thống giáo dục từ Nhà trẻ mẫu giáo, Tiểu học, THCS…Âm nhạc đã
có một vị trí quan trọng, được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất
để góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, tạo cơ sở hình
thành nhân cách cho trẻ.
Tuỳ vào đặc điểm lứa tuổi, nhận thức, cấp học mà chúng ta đặt ra mục đích,
nhiệm vụ giáo dục âm nhạc có mức độ khác nhau.
7
1. Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi, mục đích giáo dục và những đặc trưng của
nghệ thuật âm nhạc, nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non gồm:
– Giáo dục trẻ tình yêu âm nhạc, những hiểu biết về tác phẩm âm nhạc.
Thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng tạo cho trẻ những ấn tượng, khái niệm
ban đầu, làm cơ sở cho việc hình thành thị hiếu âm nhạc ở trẻ.
– Dạy trẻ những kĩ năng âm nhạc cơ bản, cảm giác tai nghe cao độ, tiết
tấu, tính chất âm nhạc, những thói quen cần thiết khi tham gia các hoạt động âm
nhạc, giúp trẻ biết thể hiện tác phẩm một cách chân thực, hồn nhiên…
– Phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, tích cực, độc lập, sáng tạo trong tất cả
các dạng hoạt động âm nhạc từ đó hình thành thái độ, sự lựa chọn, đánh giá tác
phẩm và nhu cầu hoạt động âm nhạc.
Những nhiệm vụ trên có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau. Giúp trẻ nắm
được những kỹ năng cơ bản là điều kiện cần thiết để phát triển tình cảm đối với âm
nhạc và thực hiện tốt tác động giáo dục của âm nhạc. Trong thực tế có những giáo
viên chỉ rèn kỹ năng cho trẻ, yêu cầu mọi trẻ phải giống cô mà không chú ý tới việc
phát triển tình cảm và các mặt giáo dục khác thông qua hoạt động âm nhạc nên
thiếu tính tổng hợp trong giáo dục. Nên tránh hiện tượng chỉ chú ý đến những cháu
phát triển tốt mà quên đi những cháu kém hoặc quá nhút nhát. Sự tiến bộ đồng đều
của tập thể trẻ có ý nghĩa lớn, tuy nhiên, việc phát triển những năng khiếu đặc biệt
cũng cần quan tâm vì đó là những hạt nhân nòng cốt cho nhà trường.
Ở trường Mầm non, bước đầu trẻ được tiếp cận với nền văn hoá của loài
người nên cần cho trẻ làm quen với những hình thức nghệ thuật mang tính dân
tộc rõ nét như: ca dao, bài đồng dao, trò chơi dân gian, hát ru, dân ca các vùng
miền. Âm nhạc là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc cho moi
người nói chung và trẻ em nói riêng. Ở nhiều nước trên thế giới, giáo dục truyền
thống trong âm nhạc là vấn đề có tính nguyên tắc, bắt buộc. Bởi vậy, trong nhiều
bài hát sáng tác cho trẻ, nhạc sỹ của chúng ta cũng đã lấy âm điệu, tiết tấu dân
ca các miền làm phong phú nguồn giai điệu nhằm giúp trẻ hiểu thêm về các dân
tộc Việt Nam. Việc sử dụng các trò chơi dân gian, hát cho trẻ nghe các bài dân
ca càng thể hiện rõ ý thức dân tộc trong giáo dục âm nhạc.
Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non, giáo viên
phải có kiến thức, khả năng âm nhạc, biết truyền đạt, biết thể hiện tác phẩm một
cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Bên cạnh đó giáo
viên cũng cần phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ
với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ…để có phương pháp dạy thích hợp.
8
Các nhiệm vụ giáo dục âm nhạc nói trên được đặt ra cho trẻ mầm non.
Tuy nhiên tuỳ theo độ tuổi, các nhiệm vụ cần có mức độ, yêu cầu cho phù hợp.
2. Phương pháp dạy học cơ bản
Để tổ chức các hoạt động âm nhạc ở trường mầm non đạt hiệu quả, chúng
ta nên áp dụng các phương pháp dạy học cơ bản sau:
a. Phương pháp trực quan thính giác (trực quan truyền cảm):
Đây là phương pháp đặc thù trong thưởng thức và giáo dục âm nhạc bởi vì âm
nhạc chỉ có thể gợi cảm xúc tới người nghe khi được trình diễn. Việc tổ chức cho
trẻ tiếp xúc với âm nhạc nhằm mục đích gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình
cảm đa dạng, gần gũi trẻ, giúp trẻ có sự liên tưởng. Tác phẩm hay rất quan trọng,
đồng thời cũng cần người trình bày tốt mới truyền cảm tới người nghe.
Người giáo viên tuy không phải là nghệ sĩ biểu diễn nhưng tiếng đàn, giọng
hát chuẩn xác, diễn cảm kết hợp động tác, điệu bộ phù hợp mang đến cho trẻ
niềm vui sướng, thán phục. Giáo viên nghiên cứu, tìm tòi cách thể hiện sáng tạo,
trình bày tác phẩm dưới các hình thức khác nhau để thu hút sự tập trung, chú ý
của trẻ, lôi cuốn trẻ mong muốn được thể hiện mình.
Thông qua phương pháp trình bày tác phẩm, giáo viên cho trẻ được tri giác
trọn vẹn giai điệu và lời ca của bài hát, đặc biệt là những tính chất và đặc điểm
cơ bản của âm hình tiết tấu, các tuyến giai điệu và những ca từ gần gũi và hấp
dẫn với trẻ. Bên cạnh đó các cách thể hiện sắc thái như: to – nhỏ, ngân dài – ngắt
nẩy, to dần ở cao trào bài hát hay nhỏ dần và chậm lại ở cuối câu…
Trong hoạt động múa, vận động, phương pháp này giúp trẻ quan sát tỷ mỉ
các động tác, điệu bộ thể hiện nội dung âm nhạc của giáo viên, và tuỳ theo khả
năng của độ tuổi mà trẻ có thể dần ghi nhớ và bắt chước theo cô giáo hay quan
sát và tích luỹ những kĩ năng vận động mà trẻ có cơ hội thể hiện trong quá trình
tham gia vào các hoạt động âm nhạc sau này.
b. Phương pháp dùng lời ( phân tích, chỉ dẫn)
Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc, giáo viên sử dụng lời nói
để hướng tới ý thức của trẻ. Đối với trẻ mầm non, cách diễn đạt mạch lạc, thong
thả, cụ thể, dễ hiểu của cô giáo là một trong những yếu tố thuận lợi đặc biệt để
nhận thức.
Khi giới thiệu tác phẩm cho trẻ nghe hoặc bài trẻ chuẩn bị hát cần diễn giải
sinh động, gây hứng thú tập trung để trẻ chờ đón được thưởng thức. Có thể kết
hợp với thơ, câu đố, trò chơi…liên quan đến nội dung tác phẩm để tạo sự hấp
dẫn cho trẻ.
Khi hướng dẫn trẻ học hát, vận động có thể dùng lời nói có tính chất hiệu
9
lệnh, ngắn gọn và cũng có thể dùng lời nói có hình ảnh giúp trẻ tưởng tượng khi
thể hiện diễn cảm. Với trẻ, những lời khen động viên nhẹ nhàng của giáo viên sẽ
khích lệ trẻ thi đua nhau học tập.
Khác với nghệ sĩ biểu diễn, giáo viên sau khi trình bày tác phẩm phải giải
thích, đàm thoại cho trẻ hiểu nội dung tác phẩm, liên hệ giáo dục đồng thời phải
đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng cảm thụ của trẻ.
c. Phương pháp thực hành nghệ thuật
Trẻ học hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động (múa), sử dụng nhạc cụ,
hoạt động sáng tạo dưói sự hướng dẫn của giáo viên là kết quả của giáo dục âm
nhạc. Sự phát triển trí tuệ, năng khiếu của trẻ được bắt nguồn đầu ngay từ khi
tiến hành các hoạt động giáo dục âm nhạc. Những hoạt động bắt chước, tập
luyện hay sáng tạo của trẻ dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên sẽ đồng
thời nâng cao khả năng hoạt động âm nhạc và phát triển trí tuệ cho trẻ.
Đặc điểm của trẻ mầm non học âm nhạc không dựa vào chữ viết hay kí
hiệu nốt nhạc mà học qua bắt chước. Vì vậy, giáo viên cần giúp đỡ trẻ tập luyện
nhiều lần để hình thành kĩ năng thể hiện âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc,
nắm được các thuộc tính âm nhạc (độ cao, độ dài, độ mạnh, cách thể hiện sắc
thái…). Trong vận động – múa theo nhạc trẻ cũng hình thành động tác tư thế
đúng, luân chuyển động tác khớp với nhịp điệu, tính chất âm nhạc.
Trong quá trình luyện tập, trẻ có thể hát sai, tập chưa đúng động tác, giáo
viên giúp trẻ khắc phục bằng cách nhắc nhở, giải thích và cho trẻ tập riêng. Có thể
lúc đầu chưa đúng, sau vài lần, trẻ sẽ dần điều chỉnh để làm được. Có giáo viên trực
tiếp hướng dẫn, trẻ nhanh chóng nắm được bài, tuy nhiên sau đó có thể quên, vì
vậy trong giờ học sau (hát, vận động là nội dung kết hợp), cô cho trẻ ôn lại.
Nghe nhạc cũng là hoạt động cần cho trẻ rèn luyện thường xuyên, có hệ
thống. Giáo viên tổ chức cho trẻ nghe bằng các hình thức khác nhau như nghe
đàn hát trực tiếp hoặc nghe qua phương tiện nghe nhìn để giúp trẻ cảm thụ âm
nhạc. Khác với nghe để giải trí đơn thuần, giáo viên cho trẻ nghe có mục đích
giáo dục do đó thường đặt câu hỏi, đàm thoại để đánh giá khả năng tiếp thu âm
nhạc của trẻ, đồng thời rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý, sự tưởng
tượng…Thực hành nghệ thuật chính là sự luyện tập để phát triển tai nghe âm
nhạc, khả năng ca hát, vận động và trò chơi âm nhạc cho trẻ.
d. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Trong các hoạt động giáo dục âm nhạc như hát, vận động – múa, nghe
nhac, trò chơi âm nhạc đều sử dụng đồ dùng trực quan. Với trẻ mẫu giáo, đồ
chơi, đồ dùng học tập là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ nhận thức và thể hiện
10
cảm xúc. Những đồ chơi, tranh ảnh, con rối…có liên quan đến nội dung tác
phẩm thường được giáo viên sử dụng minh hoạ trong giờ học nhằm thu hút sự
chú ý của trẻ. Trong khi học hát, trẻ gõ đệm theo bằng phách tre, trống lắc, nhạc
cụ trẻ em…sẽ tăng cường cảm giác nhịp điệu, tạo sự hưng phấn. Khi vận động –
múa, các đạo cụ, hoá trang giúp trẻ thể hiện tự tin, sinh động, hấp dẫn hơn.
hoạt động giáo dục âm nhạc sẽ kém hiệu quả nếu không có các phương tiện đồ
dùng dạy học như nhạc cụ, băng, đĩa hình…Dạy trẻ hát sẽ chuẩn hơn, lôi cuốn
hơn nếu giáo viên có sử dụng nhạc cụ. Mặt khác, trước khi học hát nếu trẻ được
làm quen bằng cách nghe băng, xem đĩa hình bài sắp học sẽ tiết kiệm thời gian
hơn trong quá trình học thuộc. Khi dạy hát, việc sử dụng đàn để lấy giọng giúp
trẻ hát đúng âm vực, tránh bị cao hoặc thấp quá. Sửa câu hát sai bằng cách cho
trẻ nghe đàn giai điệu nhiều lần giúp trẻ dần dần tự điều chỉnh tai nghe để hát
cho đúng. Việc ghi sẵn giai điệu các bài hát, bài vận động, bài nghe vào bộ nhớ
đàn phím điện tử giúp giáo viên đỡ vất vả và chủ động trong giờ dạy.
Đồ dùng trực quan có thể do giáo viên tự làm hoặc được trang bị. Tuy nhiên
giáo viên phải học cách sử dụng và biết sử dụng cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ,
tránh lạm dụng để mọi đồ dùng trực quan “phát huy” được vai trò hỗ trợ “của mình”.
Trong quá trình giáo dục âm nhạc, các phương pháp: trực quan thính
giác, dùng lời, thực hành nghệ thuật và sử dụng đồ dùng trực quan có vai trò hết
sức quan trọng. Việc sử dụng những phương pháp nào cho phù hợp, nhằm tạo
hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại tiết, chủ đề, nội dung, độ tuổi,
cơ sở vật chất, sự tìm tòi chuẩn bị của giáo viên…bởi vậy đòi hỏi giáo viên phải
nắm vững nhiệm vụ dạy học và hết lòng yêu nghề, yêu trẻ.
Câu hỏi:
1.Tại sao nói:“Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ” ?
2. Hãy trình bày đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ ở các độ tuổi.
3. Hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.
4. Hãy nêu và phân tích các phương pháp dạy học cơ bản.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Tài liệu tham khảo
1. Trần Hữu Du. Giáo dục âm nhạc trong trường mẫu giáo. NXB Giáo dục, 1983.
2. Ngô Thị Nam (chủ biên). Âm nhạc và Phương pháp giáo dục âm nhạc
trong trường mầm non Hà Nội, 1994.
3. Vugoxki LX. Tâm lý học nhà trẻ. NXB KHKT Hà Nội, 1995.
11
4. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên). Tâm lý học lứa tuổi mầm non. ĐHSP Hà Nội, 1993.
5. Đào Thanh Âm (chủ biên). Giáo dục học mầm non. Tập 1,2,3. NXB
ĐHSP, 2004.
6. Phạm Thị Hoà. Giáo dục âm nhạc tập 2. NXB ĐHSP Hà Nội, 2008.
7. Hoàng Văn Yến. Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non. NXB Giáo dục, 1999.
8. Mai Tuấn Sơn. Phương pháp dạy học âm nhạc. Giáo trình đào tạo GV
mầm non hệ chính quy, ĐH Vinh 2010.
Kiến thức cơ bản
1. Vai trò giáo dục của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ
được nhìn dưới góc độ: Giáo dục thẩm mĩ, đạo đức, thể chất và trí tuệ.
2. Cá giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi có liên quan đến hoạt động âm nhạc.
– Trẻ dưới 1 tuổi
– Trẻ từ 1 – 2 tuổi
– Trẻ từ 2 – 3 tuổi
– Trẻ từ 3 – 4 tuổi
– Trẻ từ 4 – 5 tuổi
– Trẻ từ 5 – 6 tuổi
3. Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc trong trường mầm non:
– Giáo dục khả năng cảm thụ âm nhạc.
– Rèn luyện kỹ năng hoạt động âm nhạc.
– Phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo.
4. Phương pháp dạy học âm nhạc trong trường mầm non:
– Phương pháp trực quan thính giác – trình bày tác phẩm.
– Phương pháp dùng lời.
– Phương pháp thực hành nghệ thuật.
– Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Câu hỏi
1. Tại sao nói:“Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
của trẻ” ?
Gợi ý:
– Nêu những điểm nổi bật đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc ảnh hưởng mạnh
mẽ đến đời sống con người. Có thể so sánh cách cảm thụ tác phẩm âm nhạc với
một vài loại hình nghệ thuật khác như: hội hoạ, điêu khắc, văn học…
– Phân tích các chức năng giáo dục của âm nhạc về thẩm mỹ, đạo đức, thể chất,
trí tuệ. Thông qua nội dung tác phẩm và các hoạt động âm nhạc của trẻ, lấy ví dụ
minh hoạ làm sáng tỏ nhận định trên.
12
2. Hãy trình bày đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ ở các độ tuổi.
Gợi ý:
– Nêu các biểu hiện trực quan của trẻ ở các độ tuổi về khả năng nghe, cảm nhận
âm thanh; các phản xạ, vận động theo âm nhạc; khả năng phát âm, hát theo…
– Sự phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau nên cần nhấn mạnh sự khác
biệt về nội dung, phương pháp giáo dục của các độ tuổi.
3. Hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.
Gợi ý:
– Giáo dục âm nhạc trước hết cần tạo cho trẻ sự yêu thích âm nhạc, biết cảm thụ
âm nhạc từ đó có nhu cầu hoạt động âm nhạc.
– Bước đầu hình thành kĩ năng, thói quen hoạt động và thị hiếu âm nhạc cho trẻ.
– Giáo dục truyền thống dân tộc qua các làn điệu dân ca, bài đồng dao, hát ru,
các ca khúc mang âm hưởng dân ca…
4. Hãy phân tích các phương pháp dạy học âm nhạc ở trường mầm non.
Gợi ý:
– Phương pháp trình bày tác phẩm (trực quan thính giác) là phương pháp
được trình bày thông qua nghe, nhìn tạo sự cảm nhận cho trẻ. Dựa vào đặc điểm
lứa tuổi và tính chất, thể loại tác phẩm, giáo viên chọn phương pháp thể hiện
phù hợp với nhận thức của trẻ. Cho ví dụ.
– Phương pháp dùng lời là phương pháp quan trọng (vì trẻ đi học khi chưa
biết chữ). Có thể nêu khái niệm, câu hỏi, đặt tình huống, đàm thoại, gợi mở,
giúp trẻ nhận thức và thể hiện tình cảm qua các hoạt động âm nhạc.
– Phương pháp thực hành nghệ thuật là quá trình học thuộc, tập luyện
thường xuyên và hệ thống các kĩ năng. Đặc điểm của trẻ là học thông qua bắt
chước: bắt chước động tác, điệu bộ; hát theo cô, theo bạn. Trẻ mau nhớ nhưng
chóng quên nên sau khi học phải được củng cố ôn luyện. Cho ví dụ phân tích
quá trình rèn luyện cho trẻ ở từng hoạt động ca hát, nghe nhạc, vận động theo
nhạc, trò chơi âm nhạc.
– Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan . Đồ dùng trực quan rất đa
dạng: các loại nhạc cụ có âm thanh (đàn ghi ta, sáo, trống con…) nhạc cụ trẻ em
(xăc xô, organ, violon…),đạo cụ (súng, mũ, nón, bông lúa…), dụng cụ (đồ chơi,
mô hình, sa bàn…),giáo cụ (con rối, thú nhồi bông, búp bê, tranh ảnh…). Sau
khi phân tích ý nghĩa, tác dụng của đồ dùng trực quan, cần cho ví dụ về cách sử
dụng trong từng hoạt động âm nhạc, từng tác phẩm, từng độ tuổi…
13
Chương II
PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Ở TRƯỜNG MẦM NON
Giáo dục âm nhạc được thực hiện trong điều kiện có sự tiếp xúc trực tiếp
của giáo viên với trẻ, sự giúp đỡ của giáo viên trong quá trình học tích cực và
hoạt động âm nhạc độc lập của trẻ.
Đặc điểm lứa tuổi liên quan đến mức độ phát triển âm nhạc nói chung. Từ
những luận điểm chủ yếu của lí luận Mác- Lê nin về nhận thức cho thấy: Trẻ
nhận thức thế giới xung quanh qua âm nhạc có hình ảnh và cảm xúc. Đặc trưng
của âm nhạc là bằng âm thanh tác đông lên tri giác , gợi lên sự đồng cảm với các
hình tượng nghệ thuật. Hoạt động tư duy được phản ánh trong lời nói của giáo
viên ảnh hưởng đến ý thức, suy nghĩ, tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ.
Giáo dục âm nhạc được thực hiện bằng các phương pháp tích cực thể hiện
rõ trong mối quan hệ không ngừng giữa nghe, nhìn, cảm xúc, trao đổi. Vấn đề là
phải đưa trẻ đến với nghệ thuật, tạo cho trẻ cảm xúc, tạo các phương tiện giúp
trẻ thực hiện nghệ thuật.
Trong khi tưởng tượng, trẻ có thể nghĩ ra các động tác để diễn đạt cảm
xúc. Trẻ thấy mình có thể diễn tả những sở thích, ý nghĩ, ước mơ hoặc trao đổi
với những người xung quanh, từ đó sẽ hứng thú xây dựng và học để có thể diễn
đạt được tốt nhất trong khả năng của mình.
Hoạt động âm nhạc trong trường mầm non bao gồm:
– Ca hát
– Vận động theo nhạc
– Nghe nhạc
– Trò chơi âm nhạc
Căn cứ vào khả năng của trẻ ở từng độ tuổi, bài học âm nhạc sẽ được giáo
viên xây dựng cấu trúc từ các hoạt động trên. Tuy nhiên, mỗi hoạt động có
những đặc trưng riêng dẫn tới sự khác biệt về phương pháp.
I. CA HÁT
1. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động ca hát
Hoạt động ca hát có ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của
âm nhạc và lời ca. Sức diễn cảm của giọng hát cùng với những cử chỉ diễn xuất,
nét mặt tươi tự nhiên…rất thu hút trẻ. Có thể nói, bài hát là phương tiện tốt nhất
để truyền tải, phản ánh những hình tượng sống động, đa dạng của cuộc sống. Nó
14
khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực với cái đẹp, cái thiện và có lúc còn
thuyết phục mạnh hơn bất kỳ các hình thức giáo dục khác.
Từ những tháng tuổi đầu tiên, trẻ đã có những biểu hiện hưởng ứng xúc
cảm với tiếng hát trong khi chưa hiểu được nội dung bài hát. Giọng hát là một
nhạc cụ đầu tiên mà trẻ có được từ rất sớm. Vì vậy, hoạt động hát luôn đồng
hành cùng với trẻ (lúc múa, vận động, hoạt động góc, lúc dạo chơi…). Trong khi
hát, trẻ vừa thể hiện một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mình
đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn.
Quá trình học hát đòi hỏi trẻ hoạt động trí tuệ một cách tích cực, lắng
nghe nhịp điệu, âm điệu, cách tiến hành giai điệu, sự thay đổi tiết tấu…trẻ học so
sánh giữa mình và các bạn (ai đúng, ai sai, ai hát, ai không hát…)
Hoạt động hát có ảnh hưởng đến cơ thể trẻ: tai nghe chính xác, thanh đới mềm
mại, lưu loát, hơi thở sâu, ngôn ngữ phát triển…
Hát tập thể theo nhóm mang lại cho trẻ niềm vui, sự giao lưu, thống nhất,
hoà đồng, gắn bó…Vì vậy, hát là hoạt động âm nhạc được sử dụng ở mọi cấp
học: Tiểu học, Trung học cơ sở, đặc biệt là ở Trường mầm non. Hát đóng vai trò
chủ yếu trong việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục âm nhạc, là phương tiện để
thực hiện các chủ đề, tạo cơ sở phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
2. Đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ
So với người trưởng thành, thanh quản của trẻ chỉ bằng một nửa. Các dây
thanh mảnh, nhỏ, ngắn . Trẻ biết nói trước khi biết hát. Hai tuổi có thể nói sõi,
có trẻ còn ngọng do vòm họng còn cứng, chưa linh hoạt, hơi thở yếu, hời hợt.
Trẻ chưa điều khiển được hệ cơ thanh quản và hô hấp nên giọng yếu. Phần cộng
hưởng ngực (phía dưới) ít phát triển, cộng hưởng đầu (phía trên) lại phát triển.
Do đó, giọng trẻ tuy yếu nhưng lại vang.
Trong quá trình giáo dục âm nhạc, hát tạo sự phối hợp giữa tai nghe và
giọng: tai nghe âm thanh – giọng bắt chước. Hát có chuẩn xác hay không là do
tai nghe kiểm tra, thẩm định. Sự hỗ trợ của người lớn giúp trẻ tái hiện chính xác
những gì nghe được trong phạm vi có thể.
Âm vực giọng của trẻ (gồm toàn bộ âm thanh từ thấp đến cao nhất) không rộng
và cũng khác nhau theo độ tuổi:
Trẻ 2 – 3 t
Trẻ 3 – 4 t
Trẻ 4 – 5 t
Trẻ 5 – 6 t
Giáo viên cần phải nắm được đặc điểm, âm vưc giọng của từng độ tuổi, từng
trẻ để có kế hoạch tập luyện, củng cố và bảo vệ giọng hát, tai nghe cho trẻ.
15
3. Yêu cầu cần đạt khi dạy trẻ hát (kỹ năng ca hát)
Yêu cầu cơ bản là giúp trẻ hát tự nhiên, chuẩn xác, diễn cảm các bài có
nội dung phù hợp với độ tuổi trên cơ sở có cảm xúc và biết cách hát các âm cao,
thấp, dài, ngắn, ngân, ngắt nẩy, phát âm rõ, diễn cảm.
Như vậy, giáo viên phải giúp trẻ hiểu bài hát từ nội dung lời ca đến tính
chất âm nhạc để thể hiện: bài hành khúc nhấn mạnh vai trò của tiết tấu, thể hiện
tính chất bước hành quân rắn rỏi ; bài vũ khúc vui vẻ, nhịp nhàng ; bài hát ru
chậm rãi, du dương.
Để quá trình dạy hát đạt kết quả tốt, giáo viên phải chú ý rèn luyện cho trẻ
các kỹ năng ca hát: tư thế, hơi thở, phát âm rõ lời, chính xác, đồng đều, hoà
giọng (khi hát tập thể).
Tư thế hát
Trong ca hát thường có ba tư thế: đứng, ngồi hoặc đi lại.
– Đứng hát: Khi đứng hát phải biết tạo cho mình phong thái đẹp, người thẳng tự
nhiên, trọng lượng rơi đều hai chân ở tư thế hơi mở, cơ thể thả lỏng, thoải mái
để dễ lắc lư, xoay chuyển. Nét mặt tươi, mắt nhìn phía trước, tầm mắt không
thấp cũng không cao quá. Hai tay thả xuôi theo người một cách tự nhiên để hít
thở sâu và dễ làm động tác diễn xuất, minh hoạ. Không nên cho trẻ co tay ngang
trước bụng vì sẽ làm mất tính hồn nhiên, ngây thơ của trẻ.
– Ngồi hát: Khi dạy trẻ hát, giáo viên cần quan tâm đến tư thế ngồi cho trẻ.
Tư thế đẹp là ngồi thẳng, lưng thẳng không tựa vào ghế, không nghiêng
người nâng vai, không gập bụng để dễ hít thở sâu. Hai chân co, tay đặt lên đùi tự
nhiên, nét mặt tươi, mắt nhìn phía trước, đầu thẳng, cổ thả lỏng để có thể lắc lư nhẹ
nhàng. Giáo viên cần lưu ý : không yêu cầu trẻ thể hiện tình cảm bài hát bằng cách
nghiêng đầu sang phải, sang trái hoặc gật đầu trước sau theo nhịp điệu bài một cách
nặng nề, máy móc, cũng không để trẻ ngồi hát trong một tư thế quá lâu.
– Hát kết hợp đi lại: Trong quá trình học hát, tập tiết mục, chơi trò chơi âm nhạc
hoặc giờ hoạt động chung, trẻ có thể phải di chuyển, vừa đi vừa hát. Vì phải kết
hợp nhiều giác quan nên đòi hỏi phải có tư thế đúng, đẹp (giống như đứng hát).
Khi xoay chuyển, nhún nhảy hoặc lắc lư, cần theo trọng âm, nhịp điệu của bài
hát. Thông thường nên bước vào phách mạnh, đầu nhịp, bước vào đầu câu hát,
câu nhạc hoặc đầu đoạn nhạc. Cần bao quát không gian lớp học, sân khấu, sàn
diễn, chú ý hướng đi và khoảng cách cho phù hợp. Ví dụ: Trẻ vừa bước chân
vừa hát bài Trời nắng, trời mưa (Đặng Nhất Mai) trong trò chơi Ai nhanh
chân : “Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng ”
Khi dạy trẻ hát, chúng ta cần nắm vững những yêu cầu cần thiết về tư thế
16
trong ca hát. Ngoài ra để có được âm thanh đúng, đẹp, không chênh phô thì phải
biết hít thở sâu, quai hàm lỏng, môi mềm mại, miệng mở nhẹ nhàng, to, tròn
nhưng không quá rộng.
Hít thở
Cách hít thở đúng trong ca hát là hít nhanh, sâu vào ngực và bụng một
lượng hơi đầy đặn (không quá nhiều) rồi đẩy ra từ từ để hát hết câu hát (khoảng
một tiết nhạc) một cách thoải maí, nhẹ nhàng, không hổn hển. Dạy trẻ hít thở,
lấy hơi ngay trong quá trình dạy hát (không tập riêng bài hít thở). Giáo viên phải
theo dõi, điều khiển khéo léo bằng nét mặt, tư thế hoặc đôi tay để trẻ dễ dàng lấy
hơi vào đầu, cuối câu hát. Không lấy giữa các từ kép, từ láy…
Như vậy, để hát câu ngắn âm thanh lưu loát (Nhóm nhà trẻ), trẻ chỉ cần
hít thở nhẹ nhàng. Có thể vận dụng trong các bài: “Tập tầm vông” (Đặng Nhất
Mai), “Mùa hè đến” (Nguyễn thị Nhung), “Em tập lái ô tô” (Nguyễn Văn
Tý)…Hát câu dài, ngân dài (Nhóm mẫu giáo), cần hít thở sâu vào ngực, vào
bụng. Vận dụng trong bài: “Rước đèn” (Đỗ Mạnh Thường), “Chim mẹ chim
con” (Đặng Nhất Mai), “Cháu đi mẫu giáo” (Phạm Thành Hưng), “Trường
chúng cháu là trường mầm non” (Phạm Tuyên)… Ngoài ra, ở nhóm mẫu giao có
thể tập kết hợp hơi thở một cách linh hoạt: Đẩy mạnh hơi khi hát bài hành khúc,
nhảy múa. Ngắt hơi gọn gàng khi hát bài dí dỏm, nảy âm. Hít thở sâu, đẩy ra từ
từ chậm rãi khi hát những âm dài, bài trữ tình, hát ru.
Hát rõ lời
Hát rõ lời là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu trong ca hát,
góp phần truyền đạt nội dung, hình tượng, tình cảm bài hát một cách hiệu quả.
Những nguyên tắc khi phát âm lời bài hát có liên quan chặt chẽ đến sự vận động
của sáu thanh điệu: không, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. trong ngữ âm tiếng Việt.
Trẻ ở nhóm nhà trẻ, mẫu giáo bé đang tập nói, tai nghe chưa tốt, vòm
họng, lưỡi, môi chưa được mềm mại nên thường hát sai các từ : “anh” hát thành
“ăn”, “cánh” hát thành “cắn”, “nhanh nhanh” thành “nhăn nhăn”, “ngựa gỗ”
thành “ngựa gố”… Khi trẻ phát âm sai thanh điệu hoặc sai lời ca, cần phát hiện
chính xác chỗ sai, nguyên nhân sai (không chú ý, tai nghe kém hoặc hơi thở yếu)
rồi giáo viên có thể đọc lời rõ ràng, chậm, diễn cảm, để trẻ nghe và hát rõ, đúng,
rành mạch. Khi trẻ phát âm đúng, có thể đọc (hát) nhanh hơn theo tiết tấu, nhịp
độ bài hát. Tập cho trẻ hát đúng, rõ lời nhưng vẫn phải giữ được nét mặt tươi tự
nhiên và sự mềm mại, duyên dáng của của giọng hát.
Hát chính xác
Hát chính xác là hát đúng cao độ, trường độ, âm lượng to nhỏ, đúng âm
17
điệu, nhịp điệu, giọng điệu, lời ca và thuộc bài hát. Hát đúng, chính xác phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: tư thế, hơi thở, tai nghe, sự linh hoạt của cơ quan phát
âm… nhưng việc chọn bài hát vừa sức, phù hợp với âm vực giọng cho từng trẻ,
ở từng nhóm tuổi cũng rất quan trọng. Các biện pháp hỗ trợ giúp trẻ hát chính xác :
– Tăng cường cho trẻ nghe hát (nghe cô hát, bạn hát, băng đĩa, loa đài của nhà
trường trong và ngoài giờ học)
– Tạo điều kiện cho trẻ hát đơn hoặc theo nhóm nhỏ (2 đến 5 cháu).
– Xếp những trẻ hay hát sai ngồi cạnh cô hoặc ngồi xen các bạn hát đúng.
– Khen và động viên trẻ, tránh chê trách hoặc nói nặng lời…
– Hát chính xác còn phụ thuộc vào môi trường, điều kiện sống, sự quan tâm
chăm sóc …của từng gia đình.
Hát đồng đều, hoà giọng
Khi hát tập thể, yêu cầu các giọng hát phải có âm lượng đồng đều, cường độ
tương đương nhau. Trẻ phải biết hoà giọng mình trong giọng hát chung của các bạn,
không hát quá to hoặc quá nhỏ.
Khi dạy hát, nếu giáo viên không khéo léo, tinh tế bao quát lớp mà chỉ động viên
một cách chung chung “các con cần hát hay hơn nữa…” thì một số trẻ sẽ phấn
khích và sẽ “hô”, “hét”, tiết học căng thẳng, làm trẻ mệt mỏi.
dẫn đến mệt mỏi, khản giọng .
Một số biện pháp giúp trẻ hát đồng đều, hoà giọng :
– Trước khi hát cần thu hút sự tập trung chú ý của trẻ.
– Giáo viên đánh đàn hoặc hát lấy giọng rõ ràng, đúng âm vực giọng trẻ.
– Làm động tác chỉ huy, bắt vào một cách mạch lạc, gọn gàng.
– Có thể làm động tác lấy hơi (miệng mở, hít hơi vào, khẽ nhấc tay lên) rồihát
cùng với trẻ, nên chú ý động viên, khuyến khích những trẻ hát yếu, hát nhỏ.
– Trong khi trẻ hát, giáo viên có thể đánh nhịp, gõ phách, lắc lư theo nhịp điệu
bài hát. Chú ý chỗ vào đầu (bài có đà, không có đà), đường nét giai điệu (có nốt
ngân dài hoặc dấu lặng), khi tăng hoặc giảm cường độ âm thanh, thay đổi tiết
tấu, nhịp độ của bài hát và âm kết thúc.
Tổ chức âm thanh
Để có âm thanh đúng, đẹp cần phải biết tổ chức, phối hợp các hoạt động
của cơ quan phát thanh như hàm dưới, hàm ếch mềm, môi, lưỡi. Luyện tập
thường xuyên cách mở miệng, phát âm, nhả chữ, luyện thanh, trẻ sẽ biết điều
khiển các cơ quan phát thanh, biết hát bằng giọng tự nhiên, âm thanh lưu loát,
đầy đặn, nhẹ nhàng, trong sáng, có độ vang. Cần tránh sự la hét, căng thẳng
trong quá trình ca hát.
18
4. Lựa chọn bài cho trẻ hát
Việc chọn bài để dạy trẻ hát có ý nghĩa quan trọng vì nội dung của bản
nhạc nói chung, bài hát nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, tình cảm,
nhận thức và sự phát triển nhân cách trẻ (như phần trên chúng tôi đã nêu). Chính
vì vậy, trong thời gian qua có rất nhiều nhạc sỹ, nhà giáo đã dành nhiều thời
gian cho việc nghiên cứu, sáng tác, tuyển chọn để cho ra đời nhiều đầu sách bàn
về phương pháp dạy học và bài hát cho nhà trẻ mẫu giáo với số lượng lên tới
hàng trăm bài.
Tuy vậy, theo tinh thần đổi mới trong giáo dục âm nhạc ở trường Mầm
non, từ những tập sách bài hát, người giáo viên lại phải biết lựa chọn các bài
(trong và ngoài chương trình) có nội dung phù hợp với các chủ đề, chủ điểm, độ
tuổi, ở từng vùng, từng địa phương. Đó là những ca khúc được viết ở giọng
trưởng từ không đến 1 dấu hoá có tính chất trong sáng, ca ngợi (kể cả những bài
sáng tác của địa phương mà trẻ yêu thích). Bài lấy chất liệu từ thang 5 âm dân
tộc (không dùng quãng nửa cung). Bài dân ca các vùng miền giai điệu hay, dễ
nhớ và một số bài hát nước ngoài hợp độ tuổi, chủ đề.
Về âm nhạc:
Các bài hát phải có hình tượng rõ ràng (thông qua tiết tấu, nhịp điệu và sự
“hỗ trợ” của lời ca), giai điệu đơn giản (tiến hành liền bậc hoặc nhảy quãng
hẹp, âm vực trong phạm vi quãng 8 thứ nhất), tiết tấu dễ nhớ (có âm hình, sử
dụng nốt đen, đơn, lặng đen, lặng đơn; trẻ mẫu giáo lớn có thể hát chấm dôi,
móc kép), tính chất ca ngợi trong sáng (điệu thức trưởng; điệu Bắc, Xuân),
nhịp điệu khoẻ khoắn dễ hát, dễ vận động (nhịp 2/4 hoặc 3/4).
Về cấu trúc:
Độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé nên chọn bài từ 8 đến 12 nhịp, lớp nhỡ
chọn bài từ 12 đến 16 nhịp, lớp lớn chon bài từ 16 đến 24 nhịp. Chú ý chọn
những bài có cấu trúc cân phương (số nhịp các câu bằng nhau), ngắn gọn (thể 1
đoạn đơn, 2 câu); câu, tiết rõ ràng (dễ ngắt nghỉ, lấy hơi)…
Về lời ca:
Các bài có nội dung theo các chủ đề, chủ điểm giáo dục: gia đình, bản
thân, trường mầm non, quê hương đất nước, giao thông, thế giới động vật, thực
vật…Ngôn ngữ sử dụng trong bài phải hết sức đơn giản, dễ hiểu, lời ca đề cập
đến những sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội gần gũi với trẻ, cuộc sống ở
trường Mầm non, trong gia đình. Ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé chỉ nên dùng
bài hát có một lời, mẫu giáo nhỡ, lớn có thể dùng bài hát hai lời ca.
Để có khả năng nhìn nhận, đánh giá, thẩm định các nhạc phẩm, trước hết
19
đòi hỏi người giáo viên phải nắm chắc kiến thức âm nhạc. Hiểu biết một cách
sâu sắc về các yếu tố cấu thành tác phẩm: giọng điệu, nhịp điệu, giai điệu, tiết
tấu, hình thức, thể loại, thủ pháp xây dựng tác phẩm và cái nhìn toàn diện về lời
ca: nội dung, đề tài, hình tượng, cách sử dụng ca từ, lối ví von so sánh của tác giả…
5. Các bước tiến hành dạy hát
Ở loại tiết dạy hát là trọng tâm thì rèn luyện kỹ năng hát là yếu tố cơ bản.
Để tiết dạy đạt hiệu quả và tạo được sự hứng thú cho trẻ, giáo viên nên tiến hành
theo ba bước :
– Gíơi thiệu
– Dạy hát
– Củng cố
Có thể tổ chức và thực hiện các bước theo những nội dung sau:
a. Giới thiệu bài hát
Trước hết cô dẫn dắt trẻ vào nội dung chủ đề bằng cách trò chuyện, đọc
thơ, xem tranh, nêu câu đố… cho trẻ kể tên các bài hát viết về chủ đề, cô gợi ý
(xướng âm “la”, đọc lời ca…) để trẻ biết bài sắp học. Cần cho trẻ làm quen bài
hát một cách toàn diện: tên bài, tên tác giả, hoàn cảnh ra đời (nếu có), xuất xứ
vùng miền (nếu là bài hát dân ca), tính chất, nội dung, đề tài, hình tượng âm
nhạc và nghe trọn vẹn bài hát.
– Đối với các cháu nhà trẻ, mẫu giáo bé: Giáo viên dùng lời ngắn gọn để hướng trẻ
đến với nội dung, tính chất của bài và có thể đọc vài câu đồng dao hoặc lời bài hát
kết hợp với các phương tiện đồ chơi (Búp bê, con rối, gà, vịt, chim, thỏ, thú nhồi
bông, mũ đính sao vàng), tranh ảnh (dùng một số tranh vẽ, ảnh chụp phóng to)
gắn với nội dung bài hát.
Đối với các cháu mẫu giáo nhỡ, lớn: Giáo viên kể một cách sinh động, có
hình ảnh về bài hát, đặt câu hỏi để dẫn dắt trẻ đến với nội dung bài. Có thể đọc
lời bài hát hoặc đọc một vài khổ thơ ngắn, dễ hiểu và kết hợp với phương tiện
trực quan khác như mô hình, sa bàn, máy tính để giới thiệu một số hình ảnh gắn
với nội dung, chủ đề bài dạy.
Kết hợp lời nói và đồ dùng trực quan để giới thiệu cho trẻ nắm được bài
sắp học rất phong phú và đa dạng. Lời nói của cô phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
và truyền cảm: có thể hạ thấp, hoặc nâng cao giọng (cao độ), có thể nói nhanh,
chậm hoặc kéo dài (trường độ, tiết tấu) hoặc có thể nhấn mạnh (cường độ) kết
hợp điệu bộ (tay, nét mặt…) để tạo sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên cũng không quá
lạm dụng để giữ âm sắc giọng nói, tình cảm và sự gần gũi của trẻ đối với người
“mẹ hiền”. Tuỳ tính chất bài hát, thể loại tác phẩm và nhóm trẻ để lựa chọn, sử
20
dụng phương pháp cho phù hợp. Cô không nên giải thích, thuyết trình quá nhiều
mà nên đặt câu hỏi, kết hợp với phương pháp tri giác, gợi ý để cho trẻ tự nói lên
suy nghĩ của mình (lấy trẻ làm trung tâm).
Hát mẫu: Cô trình bày bài hát một cách đầy đủ, trọn vẹn để trẻ nghe toàn bộ giai
điệu và lời ca. Cô phải hát đúng, hát rõ lời, hát hay để thu hút sự chú ý và gợi
cho trẻ khả năng tri giác trọn vẹn bài hát, nhằm tạo cảm xúc, lôi cuốn trẻ vào nội
dung, hình tượng của tác phẩm.
Thường hát mẫu hai lần. Lần một (hát cho trẻ nghe): Cô ngồi gần trẻ, nét
mặt vui tươi, ánh mắt thân thiện, hát kết hợp lắc lư nhẹ nhàng và làm một vài
động tác đưa tay mềm mại ở biên độ hẹp (biểu cảm). Nếu sử dụng nhạc cụ đệm
hát (cô tự đệm hoặc hát cùng bộ nhớ đã ghi sẵn trong đàn organ, hát cùng với
phần đệm làm trên đĩa mềm) thì chỉ cần âm lượng nhỏ để trẻ nghe rõ lời ca, nội
dung, đường nét giai điệu. Lần hai (biểu diễn cho trẻ xem): Cô nên cho trẻ về
chỗ ngồi để tạo một khoảng cách cần thiết về không gian. Cô biểu diễn bài hát
với tình cảm trong sáng, tự nhiên, giọng hát vang, có sức truyền cảm, kết hợp
động tác minh hoạ, nhún nhảy, đưa tay nhẹ nhàng, biên độ rộng (diễn xuất). Âm
lượng đàn đệm cho lần hai cần lớn hơn lần một để trẻ có thể “nghe thấy” hiệu
quả của sự hoà hợp giữa lời ca, giai điệu và hoà âm phần đệm của đàn. Nếu có
điều kiện và thời gian, giáo viên nên thay trang phục phù hợp (áo dài, áo tứ thân,
áo bà ba…), sử dụng đạo cụ (nón lá, nón quai thao…) và cho trẻ múa phụ hoạ
(cô múa cùng với trẻ) nhằm khắc hoạ hình tượng tác phẩm, tạo hứng thú học tập
cho trẻ. (giờ hoạt động chung có 2 NDTT: Hát và vận động, bước làm quen với
bài hát, cô không hát mẫu mà dẫn dắt, gợi ý để trẻ nhận biết tên bài).
Các nội dung của bước làm quen có thể hoán vị, đổi chỗ cho nhau (giới
thiệu bài rồi hát, nhưng cũng có thể hát rồi giới thiệu), cần căn cứ vào thói quen,
sở thích, khả năng của trẻ, năng lực của giáo viên, điều kiện của nhà trường để
chọn cách tiến hành cho hợp lý. Hệ thống câu hỏi phải phù hợp nhóm tuổi và
phải để cho nhiều lượt trẻ được trình bày, trải nghiệm. Ngoài ra, ở bước làm
quen cũng có thể tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nhỏ (không phải là trò chơi
trong NDKH) và hát một đoạn hoặc một bài ngắn (không phải là bài của NDC)
có nội dung phù hợp, nhằm nhấn mạnh chủ đề và tạo không khí tự nhiên, thoải
mái, vui tươi cho tiết học.
Đặc điểm của trẻ mầm non là chưa biết chữ nên phương pháp dạy hát
chung cho các nhóm tuổi là “truyền khẩu”, tức trẻ hát theo cô cho đến khi trẻ tự
hát được. Tuỳ vào độ tuổi và mức độ làm quen bài hát của trẻ để chọn cách dạy
hát cả bài hay dạy hát từng câu.
21
b. Dạy hát cả bài (bài trẻ đã được làm quen)
Đối với những bài hát ngắn, giai điệu đơn giản, tiết tấu nhắc lại, lời ca dễ
nhớ, trẻ đã biết (đã được làm quen mọi lúc mọi nơi) thì nên áp dụng phương
pháp dạy hát cả bài, tức cô lấy giọng rồi cho trẻ hát từ đầu đến hết bài mới dừng
lại (không dừng sau từng câu), khi trẻ nắm được bài (sau lần hát thứ nhất) mới
tiến hành sửa sai.
Cách lấy giọng
Cô đưa tay làm động tác chuẩn bị rồi lấy giọng (còn gọi là bắt giọng), hát
câu đầu của bài (khoảng hai nhịp – nếu bài bắt đầu bằng nhịp đủ; khoảng một
nhịp – nếu bài bắt đầu bằng nhịp thiếu) cho trẻ nghe đồng thời làm động tác bắt
vào (đánh hai tay và khẽ gật đầu) và hát cùng với trẻ cả bài. Bắt đầu dạy trẻ hát,
không nên cho trẻ hát cùng với nhạc đệm để trẻ nghe rõ lời ca và giai điệu. Để
tránh mất thời gian và sự rườm rà trong khi dạy hát, cô có thể lấy giọng theo
kinh nghiệm, cảm giác về độ cao chứ không nên phụ thuộc vào đàn. Cao độ
giọng mà cô hát phải phù hợp với âm vực giọng của trẻ, nếu hát thấp, âm thanh
sẽ tối, xỉn; cao quá âm thanh sẽ chói, căng thẳng. Trong lần hát thứ nhất, nếu
phát hiện có trẻ hát sai, cô vẫn cho hát tiếp (không dừng lại). Cô chưa nên hỏi
tên tác phẩm, tác giả: “các con vừa hát bài hát gì, của ai” và cũng chưa nên vội
vàng khen trẻ theo thói quen hình thức: “các con hát rất hay” hoặc yêu cầu một
cách chung chung, khó hiểu: “các con hãy hát hay hơn nữa nào”… Sau khi nghe
trẻ hát, giáo viên nên có lời nhận xét chính xác, cụ thể về lời ca, âm nhạc hoặc
về âm lượng …để tiến hành sửa sai , luyện kỹ năng cho trẻ, trên tinh thần động
viên để trẻ hào hứng học tập. Thực tế cho thấy rằng, nếu giáo viên nhận xét chỗ
sai không chính xác thì sẽ xẩy ra hiện tượng: không sai cũng sửa hoặc sửa theo
dự kiến của cô.
Cách bắt nhịp
Trong quá trình dạy hát ở trường Mầm non, giáo viên thường phải bắt
nhịp (tay đánh nhịp, miệng bắt giọng). Động tác đánh nhịp (còn gọi là chỉ huy)
phải dứt khoát, mạch lạc, đường nét rõ ràng. Tư thế của cô phải đẹp, đàng
hoàng, tự tin để thu hút sự chú ý và “cảm hoá” trẻ. Đôi tay là phương tiện chủ
yếu để điều khiển trẻ hát nên phải đánh đúng hướng, đúng trọng âm, phách nhẹ
và cần chú ý những bài có nhịp thiếu (nhịp lấy đà). Muốn cho trẻ dễ bắt vào, cô
phải “tạo đà” một cách gọn gàng dễ hiểu, như mở đầu bằng “phách lấy hơi” thì
phải đồng thời “lấy hơi” (miệng hơi mở, tay nâng cao hơn, khẽ gật đầu) rồi hát
cùng với trẻ. Ở thời gian đầu tiếp xúc với trẻ, cô cần quy ước về tư thế, động tác,
cách hát:
22
– Cô đưa hai tay về phía trước, lòng bàn tay hướng ra trước: Trẻ chú ý,im lặng.
– Một tay cô để yên, tay kia đánh: Cô hát (trẻ chuẩn bị hát).
– Hai tay cô cùng đánh: Cả lớp hát.
– Một tay cô đánh phía bên nào thì bên đó hát hoặc đưa ra từ từ rồi để yên là
ngân dài .
– Tay cô đánh thấp: Hát nhỏ; đánh ngang ngực: Hát vừa; đánh cao: Hát to.
– Cô đánh chậm: Hát chậm, đánh nhanh dần thì phải hát nhanh dần.
– Khi cô đưa hai tay từ trong ra ngoài, lòng bàn tay hướng ra phía trước thì
dừng lại (kết thúc).
Khi đánh nhịp, cô giáo phải chú ý đến loại nhịp và những bài có nhịp lấy
đà (nhịp thiếu ở đầu).
Luyện kỹ năng
Đối với những bài trẻ đã được làm quen, cô giáo có thể tiến hành sửa sai
(nếu có) và luyện các kỹ năng hát ngay sau lần hát thứ nhất: hát rõ lời, hát chính
xác, đúng âm điệu, hát ngân dài, thể hiện tính chất của bài hát.
* Trẻ hát sai lời ca:
+ Hát sai “âm”: Có những ca từ giống nhau về “thanh”, “vần” nhưng khác
nhau về “âm”. Ví dụ:
“Mẹ và cô đấy hai mẹ hiền” trong bài Cô và mẹ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên),
trẻ hát thành “Mẹ và cô mấy ai mẹ hiền”.
+ Hát sai “tiếng”:
– Hát theo thói quen do lời ca khó phát âm:
Ví dụ: “bướm vờn hoa lượn bay trong nắng” trong bài Mùa hè đến (Nguyễn Thị
Nhung), trẻ hát thành “bướm lượn hoa lượn bay trong nắng”.
– Hát theo sự liên tưởng của trẻ:
Ví dụ: “khi em giơ tay lên là bướm xinh bay múa” trong bài Múa cho mẹ xem
(Nhạc và lời: Xuân Giao), trẻ hát thành “ bướm xinh bay mất”.
Cô giáo có thể đọc lời ca hoặc hát theo âm hình tiết tấu một cách chậm rãi, diễn cảm
(chỉ đọc chậm câu mà trẻ hát sai), trẻ hát theo cô một đến hai lần rồi hát lại cả bài.
* Trẻ hát sai cao độ:
Trong ca khúc (bài hát) giai điệu không được tách rời lời ca, giai đỉệu và lời
ca luôn phải “đồng hành”, “tôn vinh” nhau. Khi hai âm cùng cao độ thì hai ca
từ thường phải cùng thanh, hai ca từ khác thanh thì phải khác cao độ… Một bài
hát hay thì phải có giai điệu đẹp và phù hợp với dấu giọng của lời ca, khi hát lên
từng ca từ phải rõ ràng, đúng nghĩa. Thế nhưng, trong thực tế nhiều bài hát chưa
23
thực sự có được điều đó, giữa giai điệu và lời ca thiếu đi sự đồng nhất, ăn khớp
với nhau. Bởi vậy khi học hát, trẻ thường hát theo lời ca (theo thanh) mà không
chú ý đến cao độ của bài nên sai cao độ.
Ví dụ: – Bài Con gà trống (Nhạc và lời: Tân Huyền):
Trẻ hát thành:
– Bài Con cò cánh trắng (Nhạc và lời: Xuân Giao):
Trẻ hát thành:
Cô giáo hát lại (chỗ sai) hoặc xướng âm “la la…” ở nhịp độ chậm, kết hợp đưa
bàn tay lên xuống để diễn đạt độ cao hoặc đánh đàn rõ từng âm cho trẻ nghe sau
đó cho trẻ hát lại.
* Trẻ hát sai trường độ (sai tiết tấu):
+ Từ hai nốt đơn, trẻ hát thành đơn chấm dôi và kép (hát giật):
Ví dụ: – Bài Em đi mẫu giáo (Nhạc và lời: Dương Minh Viên):
Trẻ hát thành:
– Bài Nhớ ơn Bác (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu): “A có Bác Hồ đời em được
ấm no”.
– Bài Chú ếch con (Nhạc và lời: Phan Nhân).“Kìa chú là chú ếch con có hai là
hai mắt tròn”…
24
Cô hát lại cho trẻ nghe và thể hiện sự, mềm mại, thiết tha, liền âm trong câu hát,
kết hợp với động tác đánh tay lên xuống đều đặn, trẻ hát theo cô.
+ Từ nốt đơn chấm dôi và móc kép (âm trước dài, âm sau ngắn), trẻ hát thành
hai nốt đơn (ngược lại ví dụ trên). Ví dụ:
– “Nào đưa bàn tay, trực nhật khám ngay” trong bài Khám tay (Nhạc và lời: Đào
Việt Hưng).
– “tình tình đây mấy cây đàn, cùng hoà lên vang lừng vang” trong bài
Múa đàn (Dân ca Thái, lời Việt Anh).
– “Người đi đầu là chú lái tàu” trong bài Đoàn tàu nhỏ xíu (Nhạc và lời:
Mộng Lân)
– “A mùa xuân đẹp quá, bạn khắp nơi mau cùng lại đây chơi” trong bài
Cùng múa hát mừng xuân (Nhạc và lời: Hoàng Hà).
Nốt đơn chấm dôi thường đi liền với nốt kép (móc giật) tạo nên sự hồ hởi,
chắc khỏe cho giai điệu. Bởi vậy, cô giáo cần dạy trẻ hát đúng trường độ, cách
bật lưỡi để thể hiện âm thanh ngắt nẩy, đầy đặn.
+ Từ nốt đen, trẻ hát thành nốt trắng (ngân thừa một phách):
Ví dụ: Trong bài Một con vịt (Kim Duyên):
Trẻ hát thành:
Ở ví dụ trên, chữ “vịt” là nốt đen, thuộc phách mạnh, chữ “xoè ra” là hai
nốt đơn, thuộc phách nhẹ. Khi tập cho trẻ hát, cô giáo có thể hát chậm kết hợp
vỗ tay theo phách: chữ “vịt” hai bàn tay áp vào nhau, chữ “xoè” tay phải thụt về
nửa bàn, cho trẻ nhìn và hát theo.
* Tập hát ngân (hát kéo dài âm thanh):
Cuối câu hát thường là những âm có trường độ lớn, để giúp trẻ hát ngân
dài chính xác, cô có thể kết hợp động tác tay để so sánh trực quan.
Ví dụ:
– “Gió đung đưa cành, bướm nhỏ vờn quanh kìa là lá xanh xanh” trong bài
Lá xanh (Nhạc và lời: Thái Cơ).
– “Màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu hoa vàng, nhiều hoa xinh thế” trong bài
25
non và những yêu cầu cụ thể, chi tiết cần đạt được trong các hoạt động âm nhạc.Mặc dù đã có những cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhưng giáo trình sẽkhông tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận đượcnhững ý kiến đóng góp bổ ích tứ các bạn sinh viên, học viên và đồng nghiệp đểgiáo trình hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.Vinh, tháng 10/ 2011TÁC GIẢMỤC LỤCTrangLời nói đầu………………………………………………………………………………………1Chương IMỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON1. Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ …32. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ theo nhóm tuổi………………………….43. Nhiệm vụ Giáo dục âm nhạc cho trẻ MN……………………………………….6Chương IIPHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNGMẦM NON1. Ca hát………………………………………………………………………………………..132. Vận động theo nhạc…………………………………………………………………….343. Nghe nhạc………………………………………………………………………………….504. Trò chơi âm nhạc………………………………………………………………………..60Chương IIIMỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠTĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON1. Những vấn đề chung……………………………………………………682. Chủ đề và hướng dẫn thực hiện………………………………………….77Chương IVCÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC1. Nội dung hoạt động âm nhạc theo chương trình cải cách…………………..852. Nội dung hoạt động âm nhạc theo hướng đổi mới…………………………….943. Nội dung hoạt động âm nhạc hàng ngày ở trường MN…………………….107Chương VTHIẾT KẾ BÀI SOẠN VÀ TẬP DẠY1. Thiết kế bài soạn……………………………………………… ……..1162. Một số bài soạn tham khảo…………………………………… ..……1193. Tập dạy…………………………………………………………………1303. Phụ lục……….…………………………………………………… ……133Tài liệu tham khảo……………………………………………………. …..141Chương IMỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC ÂM NHẠCCHO TRẺ MẦM NONI. VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC TRONG QUÁ TRÌNH HÌNHTHÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRẺ EM1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩÂm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người cáimỹ, cái thiện. Lời ca và giai điệu của bài hát, bản nhạc sẽ giúp trẻ có những rungcảm mạnh mẽ. Từ đó, trẻ biết cảm nhận tác phẩm và trải nghiệm những cảmxúc, ý nghĩ của mình để dần biết khám phá sự đa dạng của cuộc sống.Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm hồn conngười bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng. Khi nghe những bài hát ru,chúng ta như được trở lại thuở ấu thơ, nằm trọn trong vòng tay của mẹ. Nghenhững bài hát đồng dao như đang được chơi đùa cùng lũ trẻ ở sân đình. Nhữngbản hành khúc tạo khí thế hào hùng, mãnh liệt đầy sức trẻ…Những hình tượngđược phản ánh trong giai điệu, lời ca của tác phẩm sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ vàtừ nhận thức khách quan đó dần đi vào chiều sâu thế giới chủ quan của trẻ. Âmnhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về cách giao tiếp,ứng xử với bạn bè, cô giáo, ông bà, cha mẹ và cộng đồng.Vì vậy, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc ở trườngMầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đứcCa khúc nói chung, bài hát ở nhà trẻ mẫu giáo nói riêng có nội dung lời carất phong phú, giàu hình tượng, đề cập tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống sẽgiúp trẻ có thái độ đúng mực với bạn bè, những người xung quanh, biết yêu vàbảo vệ thiên nhiên, cuộc sống…hay nói cách khác là giáo dục trẻ đạo đức làm người.Những bài dân ca của các dân tộc phong phú về âm điệu, tiết tấu, phươngthức diễn xướng, phong tục tập quán… sẽ giúp trẻ hiểu biết về bản sắc vùngmiền và lòng tự hào về văn hóa dân tộc.Các hoạt động âm nhạc có ảnh hưởng tốt đến hành vi văn hóa của trẻ bởi cáchthể hiện các tác phẩm với lối diễn xuất tâm trạng khác nhau. Khi trẻ tham gia cáchoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chú ý, tuân theo luật động, phản ứng nhanh, biếtkiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với nhịp độ của tác phẩm, biết nhường nhịn,hoà đồng, giúp đỡ nhau. Điều đó sẽ giáo dục trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóahành vi và tính tập thể tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệÂm nhạc không chỉ đơn thuần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức mà còn thúcđẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âmnhạc là khả năng thu nhận, ghi nhớ và trải nghiệm. Trong quá trình học tập âmnhạc (ca hát, nghe nhạc, vận động, trò chơi âm nhạc), trẻ sẽ ghi nhớ: nội dung,đề tài, hình tượng, ca từ trong lời ca; đường nét, bước nhảy, hướng chuyển động,của giai điệu; sự dàn trải, tự do hoặc mô phỏng, nhắc lại trong tiết tấu… Từ đótrẻ có tư duy về cao độ, trường độ, luyện tai nghe và trí nhớ tác phẩm âm nhạc.Âm thanh là ngôn ngữ đặc thù để tạo dựng nên hình tượng âm nhạc. Hìnhtượng âm nhạc là loại hình tượng mang tính khái quát và ước lệ cao. Khi hoạtđộng âm nhạc trẻ phải tư duy, tưởng tượng và sáng tạo theo cảm xúc riêng củamình, vì thế trí tuệ phải hoạt động tích cực.Như vậy, giáo dục âm nhạc thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy họat động trí tuệ.4. Âm nhạc góp phần phát triển thể chấtHoạt động ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc có ảnh hưởng trực tiếptới sự phát triển thể chất của trẻ. Các âm thanh mạnh, nhẹ, dài, ngắn, cao, thấpgiúp trẻ có những cảm nhận, phản ứng nhanh nhạy, tai nghe trường độ, cao độchính xác. Sự lặp lại đều đặn của phách, nhịp, trọng âm trong câu hát giúp trẻ cóhơi thở đầy, sâu nên lưu thông khí huyết, hệ thống cơ, xương chắc khoẻ. Múa,minh hoạ theo tính chất âm nhạc hoặc theo lời ca là vận động gần như toàn thângiúp, cơ thể trẻ uyển chuyển, hưng phấn, có ảnh hưởng tốt tới tim mạch từ đó trẻcó thể đi lại, chạy nhảy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát. Hát còn tạo tưthế đứng, ngồi, đi lại của trẻ, liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực, giúptrẻ củng cố cơ quan phát âm, tạo nên âm sắc giọng nói vang, sáng, đầy đặn. Vìvậy, việc dạy và học âm nhạc ở trường mầm non nhằm góp phần thực hiện mụctiêu đào tạo con người phát triển toàn diện .II. ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ÂM NHẠC CỦA TRẺ THEONHÓM TUỔIĐể tổ chức và định hướng các hoạt động âm nhạc ở trường Mầm non đạthiệu quả, cần phải có sự hiểu biết về khả năng âm nhạc của trẻ theo từng nhómtuổi. Căn cứ vào mức độ phát triển chung của trẻ, có thể chia thành các nhóm tuổinhư sau:+ Nhóm nhà trẻ (dưới 36 tháng tuổi):- Trẻ từ 0 tháng đến 12 tháng tuổi.- Trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi.- Trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi.+ Nhóm mẫu giáo (từ 3 đến 6 tuổi) :- Mẫu giáo bé (lớp mầm): Từ 3 – 4 tuổi.- Mẫu giáo nhỡ (lớp chồi): Từ 4 – 5 tuổi.- Mẫu giáo lớn (lớp lá):Từ 5 – 6 tuổi.Khái niệm “phát triển khả năng âm nhạc” bao gồm :- Tri giác âm nhạc là cảm giác nghe, nghe âm nhạc.- Cảm xúc và mức độ nhạy cảm với âm nhạc.- Kỹ năng hát, vận động theo nhạc (ở mức độ đơn giản).1. Đặc điểm, khả năng âm nhạc nhóm tuổi nhà trẻa. Trẻ dưới 1 tuổiNhiều nghiên cứu tâm lý, sinh lý học cho rằng sự nhạy cảm và nghe ở trẻphát triển rất sớm. Theo tài liệu của Liu-blin-xkaia: Trẻ sơ sinh từ 10 đến 12ngày tuổi đã xuất hiện những phản ứng với âm thanh. 2 tháng tuổi trẻ có biểuhiện lắng nghe giọng nói (hóng chuyện), trẻ 4 – 5 tháng tuổi có thể ngoái nhìntheo nơi phát ra âm thanh. Trẻ có biểu hiện hưởng ứng với tính chất âm thanhnhư lắng nghe khi có tiếng nhạc, nín khóc khi nghe tiếng ru. Trẻ từ 10 – 12tháng tuổi có thể bắt chước người lớn, hát bập bẹ…b. Trẻ từ 1 – 2 tuổiỞ giai đoạn này, những bài hát vui tươi, khoẻ khoắn dễ tạo cho trẻ cảmxúc, sự thích thú đối với âm thanh âm nhạc. Trẻ biết chú ý lắng nghe, biết thểhiện thái độ yên lòng, tươi cười. Trẻ có thể cảm nhận âm sắc giọng nói, tiếng hátcủa bà, mẹ, người thân trong gia đình và biết hưởng ứng , thể hiện tình cảm nhưchú ý, hát theo một vài câu ngắn hoặc vẫy tay, dậm chân, nhún nhảy, vỗ tay theotiếng nhạc…c. Trẻ từ 2 – 3 tuổiTrẻ đã có những biểu hiện về khả năng âm nhạc cao hơn, cụ thể và rõ rànghơn. Trẻ thể hiện hứng thú với âm nhạc qua vận động, lắc lư, dậm chân, vỗ tay,một số trẻ còn biết nhún nhảy theo tiết tấu hay chạy vòng tròn theo tiếng nhạc. Khảnăng nghe nhạc của trẻ cũng tốt hơn như biết phân biệt âm thanh cao thấp, to nhỏ,dài ngắn, có thể hát theo người lớn hoặc nhắc lại một vài câu hát ngắn.2. Đặc điểm, khả năng âm nhạc nhóm tuổi mẫu giáoa. Trẻ từ 3 – 4 tuổiĐây là giai đoạn chuyển lên mẫu giáo nên cảm xúc, khả năng âm nhạc củatrẻ tăng dần, giọng hát, tai nghe tốt hơn. Ở trẻ xuất hiện sự hứng thú hoạt độngâm nhạc như hát, vận động theo nhạc, biết thực hiện các động tác múa đơn giản.Trẻ có thể hát những bài ngắn, giai điệu liền bậc hoặc quãng hẹp. Một số trẻ cònbiết tự nghĩ ra lời và hát theo một giai điệu mà trẻ thích. Ở độ tuổi này có thểcho trẻ tiếp xúc, làm quen với nhạc cụ (organ, trống…)b. Trẻ 4 – 5 tuổiTrẻ có thể xác định được các âm thanh cao thấp, to nhỏ, thậm chí cảhướng chuyển động của giai điệu (đi lên hay đi xuống), âm sắc giọng hát, nhạccụ và có thể phân biệt tính chất âm nhạc: vui vẻ, sôi động, êm ả, yên tĩnh, nhịpđộ nhanh chậm…để có thể tự điều tiết động tác múa, vận động. Ở độ tuổi này,giọng trẻ khá linh hoạt, có độ vang (tuy chưa lớn). Hứng thú với các hoạt độngâm nhạc của trẻ cũng bắt đầu có sự phân hoá. Một số trẻ thích ca hát, thích múa,một số trẻ thích trò chơi âm nhạc, với nhạc cụ.c. Trẻ 5 – 6 tuổiCảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ đã tốt hơn nhóm 4- 5tuổi. Trẻ biết phân biệt các phương tiện diễn tả âm thanh: cao độ, trường độ, tiết tấu,giai điêu, hướng chuyển động của âm thanh và cả sự thay đổi sắc thái, tình cảmgiọng hát hoặc của nhạc cụ. Hứng thú và khả năng âm nhạc của trẻ thể hiện rõ. Phầnlớn trẻ đã biết lựa chọn bài hát, điệu múa hay thể loại trong ca khúc… Trẻ thể hiện sựnhanh nhẹn, hoạt bát, chính xác khi múa, vận động, di chuyển đội hình.Trên đây là một số khái quát về đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ theonhóm tuổi. Tuy vậy, để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học, người giáoviên không những phải tìm hiểu đặc điểm chung mà còn phải chú ý đến khảnăng, đặc điểm riêng, của từng trẻ.III. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NONVÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CƠ BẢNÂm nhạc trong xã hội chúng ta rất đa dạng và phong phú nhưng tất cả đềubắt nguồn từ cuộc sống, lao động, tập tục sinh hoạt và được nuôi dưỡng từ“người mẹ” âm nhạc dân gian Việt Nam. Hoạt động âm nhạc ngày càng đượcnhân rộng trong cộng đồng với nhiều hình thức, thể loại môi trường diễn xướngvà được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng.Với tư cách là một mônhọc trong hệ thống giáo dục từ Nhà trẻ mẫu giáo, Tiểu học, THCS…Âm nhạc đãcó một vị trí quan trọng, được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhấtđể góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, tạo cơ sở hìnhthành nhân cách cho trẻ.Tuỳ vào đặc điểm lứa tuổi, nhận thức, cấp học mà chúng ta đặt ra mục đích,nhiệm vụ giáo dục âm nhạc có mức độ khác nhau.1. Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm nonXuất phát từ đặc điểm lứa tuổi, mục đích giáo dục và những đặc trưng củanghệ thuật âm nhạc, nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non gồm:- Giáo dục trẻ tình yêu âm nhạc, những hiểu biết về tác phẩm âm nhạc.Thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng tạo cho trẻ những ấn tượng, khái niệmban đầu, làm cơ sở cho việc hình thành thị hiếu âm nhạc ở trẻ.- Dạy trẻ những kĩ năng âm nhạc cơ bản, cảm giác tai nghe cao độ, tiếttấu, tính chất âm nhạc, những thói quen cần thiết khi tham gia các hoạt động âmnhạc, giúp trẻ biết thể hiện tác phẩm một cách chân thực, hồn nhiên…- Phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, tích cực, độc lập, sáng tạo trong tất cảcác dạng hoạt động âm nhạc từ đó hình thành thái độ, sự lựa chọn, đánh giá tácphẩm và nhu cầu hoạt động âm nhạc.Những nhiệm vụ trên có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau. Giúp trẻ nắmđược những kỹ năng cơ bản là điều kiện cần thiết để phát triển tình cảm đối với âmnhạc và thực hiện tốt tác động giáo dục của âm nhạc. Trong thực tế có những giáoviên chỉ rèn kỹ năng cho trẻ, yêu cầu mọi trẻ phải giống cô mà không chú ý tới việcphát triển tình cảm và các mặt giáo dục khác thông qua hoạt động âm nhạc nênthiếu tính tổng hợp trong giáo dục. Nên tránh hiện tượng chỉ chú ý đến những cháuphát triển tốt mà quên đi những cháu kém hoặc quá nhút nhát. Sự tiến bộ đồng đềucủa tập thể trẻ có ý nghĩa lớn, tuy nhiên, việc phát triển những năng khiếu đặc biệtcũng cần quan tâm vì đó là những hạt nhân nòng cốt cho nhà trường.Ở trường Mầm non, bước đầu trẻ được tiếp cận với nền văn hoá của loàingười nên cần cho trẻ làm quen với những hình thức nghệ thuật mang tính dântộc rõ nét như: ca dao, bài đồng dao, trò chơi dân gian, hát ru, dân ca các vùngmiền. Âm nhạc là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc cho moingười nói chung và trẻ em nói riêng. Ở nhiều nước trên thế giới, giáo dục truyềnthống trong âm nhạc là vấn đề có tính nguyên tắc, bắt buộc. Bởi vậy, trong nhiềubài hát sáng tác cho trẻ, nhạc sỹ của chúng ta cũng đã lấy âm điệu, tiết tấu dânca các miền làm phong phú nguồn giai điệu nhằm giúp trẻ hiểu thêm về các dântộc Việt Nam. Việc sử dụng các trò chơi dân gian, hát cho trẻ nghe các bài dânca càng thể hiện rõ ý thức dân tộc trong giáo dục âm nhạc.Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non, giáo viênphải có kiến thức, khả năng âm nhạc, biết truyền đạt, biết thể hiện tác phẩm mộtcách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Bên cạnh đó giáoviên cũng cần phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệvới âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ…để có phương pháp dạy thích hợp.Các nhiệm vụ giáo dục âm nhạc nói trên được đặt ra cho trẻ mầm non.Tuy nhiên tuỳ theo độ tuổi, các nhiệm vụ cần có mức độ, yêu cầu cho phù hợp.2. Phương pháp dạy học cơ bảnĐể tổ chức các hoạt động âm nhạc ở trường mầm non đạt hiệu quả, chúngta nên áp dụng các phương pháp dạy học cơ bản sau:a. Phương pháp trực quan thính giác (trực quan truyền cảm):Đây là phương pháp đặc thù trong thưởng thức và giáo dục âm nhạc bởi vì âmnhạc chỉ có thể gợi cảm xúc tới người nghe khi được trình diễn. Việc tổ chức chotrẻ tiếp xúc với âm nhạc nhằm mục đích gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tìnhcảm đa dạng, gần gũi trẻ, giúp trẻ có sự liên tưởng. Tác phẩm hay rất quan trọng,đồng thời cũng cần người trình bày tốt mới truyền cảm tới người nghe.Người giáo viên tuy không phải là nghệ sĩ biểu diễn nhưng tiếng đàn, giọnghát chuẩn xác, diễn cảm kết hợp động tác, điệu bộ phù hợp mang đến cho trẻniềm vui sướng, thán phục. Giáo viên nghiên cứu, tìm tòi cách thể hiện sáng tạo,trình bày tác phẩm dưới các hình thức khác nhau để thu hút sự tập trung, chú ýcủa trẻ, lôi cuốn trẻ mong muốn được thể hiện mình.Thông qua phương pháp trình bày tác phẩm, giáo viên cho trẻ được tri giáctrọn vẹn giai điệu và lời ca của bài hát, đặc biệt là những tính chất và đặc điểmcơ bản của âm hình tiết tấu, các tuyến giai điệu và những ca từ gần gũi và hấpdẫn với trẻ. Bên cạnh đó các cách thể hiện sắc thái như: to – nhỏ, ngân dài – ngắtnẩy, to dần ở cao trào bài hát hay nhỏ dần và chậm lại ở cuối câu…Trong hoạt động múa, vận động, phương pháp này giúp trẻ quan sát tỷ mỉcác động tác, điệu bộ thể hiện nội dung âm nhạc của giáo viên, và tuỳ theo khảnăng của độ tuổi mà trẻ có thể dần ghi nhớ và bắt chước theo cô giáo hay quansát và tích luỹ những kĩ năng vận động mà trẻ có cơ hội thể hiện trong quá trìnhtham gia vào các hoạt động âm nhạc sau này.b. Phương pháp dùng lời ( phân tích, chỉ dẫn)Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc, giáo viên sử dụng lời nóiđể hướng tới ý thức của trẻ. Đối với trẻ mầm non, cách diễn đạt mạch lạc, thongthả, cụ thể, dễ hiểu của cô giáo là một trong những yếu tố thuận lợi đặc biệt đểnhận thức.Khi giới thiệu tác phẩm cho trẻ nghe hoặc bài trẻ chuẩn bị hát cần diễn giảisinh động, gây hứng thú tập trung để trẻ chờ đón được thưởng thức. Có thể kếthợp với thơ, câu đố, trò chơi…liên quan đến nội dung tác phẩm để tạo sự hấpdẫn cho trẻ.Khi hướng dẫn trẻ học hát, vận động có thể dùng lời nói có tính chất hiệulệnh, ngắn gọn và cũng có thể dùng lời nói có hình ảnh giúp trẻ tưởng tượng khithể hiện diễn cảm. Với trẻ, những lời khen động viên nhẹ nhàng của giáo viên sẽkhích lệ trẻ thi đua nhau học tập.Khác với nghệ sĩ biểu diễn, giáo viên sau khi trình bày tác phẩm phải giảithích, đàm thoại cho trẻ hiểu nội dung tác phẩm, liên hệ giáo dục đồng thời phảiđặt câu hỏi để kiểm tra khả năng cảm thụ của trẻ.c. Phương pháp thực hành nghệ thuậtTrẻ học hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động (múa), sử dụng nhạc cụ,hoạt động sáng tạo dưói sự hướng dẫn của giáo viên là kết quả của giáo dục âmnhạc. Sự phát triển trí tuệ, năng khiếu của trẻ được bắt nguồn đầu ngay từ khitiến hành các hoạt động giáo dục âm nhạc. Những hoạt động bắt chước, tậpluyện hay sáng tạo của trẻ dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên sẽ đồngthời nâng cao khả năng hoạt động âm nhạc và phát triển trí tuệ cho trẻ.Đặc điểm của trẻ mầm non học âm nhạc không dựa vào chữ viết hay kíhiệu nốt nhạc mà học qua bắt chước. Vì vậy, giáo viên cần giúp đỡ trẻ tập luyệnnhiều lần để hình thành kĩ năng thể hiện âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ âm nhạc,nắm được các thuộc tính âm nhạc (độ cao, độ dài, độ mạnh, cách thể hiện sắcthái…). Trong vận động – múa theo nhạc trẻ cũng hình thành động tác tư thếđúng, luân chuyển động tác khớp với nhịp điệu, tính chất âm nhạc.Trong quá trình luyện tập, trẻ có thể hát sai, tập chưa đúng động tác, giáoviên giúp trẻ khắc phục bằng cách nhắc nhở, giải thích và cho trẻ tập riêng. Có thểlúc đầu chưa đúng, sau vài lần, trẻ sẽ dần điều chỉnh để làm được. Có giáo viên trựctiếp hướng dẫn, trẻ nhanh chóng nắm được bài, tuy nhiên sau đó có thể quên, vìvậy trong giờ học sau (hát, vận động là nội dung kết hợp), cô cho trẻ ôn lại.Nghe nhạc cũng là hoạt động cần cho trẻ rèn luyện thường xuyên, có hệthống. Giáo viên tổ chức cho trẻ nghe bằng các hình thức khác nhau như ngheđàn hát trực tiếp hoặc nghe qua phương tiện nghe nhìn để giúp trẻ cảm thụ âmnhạc. Khác với nghe để giải trí đơn thuần, giáo viên cho trẻ nghe có mục đíchgiáo dục do đó thường đặt câu hỏi, đàm thoại để đánh giá khả năng tiếp thu âmnhạc của trẻ, đồng thời rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý, sự tưởngtượng…Thực hành nghệ thuật chính là sự luyện tập để phát triển tai nghe âmnhạc, khả năng ca hát, vận động và trò chơi âm nhạc cho trẻ.d. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quanTrong các hoạt động giáo dục âm nhạc như hát, vận động – múa, nghenhac, trò chơi âm nhạc đều sử dụng đồ dùng trực quan. Với trẻ mẫu giáo, đồchơi, đồ dùng học tập là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ nhận thức và thể hiện10cảm xúc. Những đồ chơi, tranh ảnh, con rối…có liên quan đến nội dung tácphẩm thường được giáo viên sử dụng minh hoạ trong giờ học nhằm thu hút sựchú ý của trẻ. Trong khi học hát, trẻ gõ đệm theo bằng phách tre, trống lắc, nhạccụ trẻ em…sẽ tăng cường cảm giác nhịp điệu, tạo sự hưng phấn. Khi vận động –múa, các đạo cụ, hoá trang giúp trẻ thể hiện tự tin, sinh động, hấp dẫn hơn.hoạt động giáo dục âm nhạc sẽ kém hiệu quả nếu không có các phương tiện đồdùng dạy học như nhạc cụ, băng, đĩa hình…Dạy trẻ hát sẽ chuẩn hơn, lôi cuốnhơn nếu giáo viên có sử dụng nhạc cụ. Mặt khác, trước khi học hát nếu trẻ đượclàm quen bằng cách nghe băng, xem đĩa hình bài sắp học sẽ tiết kiệm thời gianhơn trong quá trình học thuộc. Khi dạy hát, việc sử dụng đàn để lấy giọng giúptrẻ hát đúng âm vực, tránh bị cao hoặc thấp quá. Sửa câu hát sai bằng cách chotrẻ nghe đàn giai điệu nhiều lần giúp trẻ dần dần tự điều chỉnh tai nghe để hátcho đúng. Việc ghi sẵn giai điệu các bài hát, bài vận động, bài nghe vào bộ nhớđàn phím điện tử giúp giáo viên đỡ vất vả và chủ động trong giờ dạy.Đồ dùng trực quan có thể do giáo viên tự làm hoặc được trang bị. Tuy nhiêngiáo viên phải học cách sử dụng và biết sử dụng cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ,tránh lạm dụng để mọi đồ dùng trực quan “phát huy” được vai trò hỗ trợ “của mình”.Trong quá trình giáo dục âm nhạc, các phương pháp: trực quan thínhgiác, dùng lời, thực hành nghệ thuật và sử dụng đồ dùng trực quan có vai trò hếtsức quan trọng. Việc sử dụng những phương pháp nào cho phù hợp, nhằm tạohiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại tiết, chủ đề, nội dung, độ tuổi,cơ sở vật chất, sự tìm tòi chuẩn bị của giáo viên…bởi vậy đòi hỏi giáo viên phảinắm vững nhiệm vụ dạy học và hết lòng yêu nghề, yêu trẻ.Câu hỏi:1.Tại sao nói:“Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ” ?2. Hãy trình bày đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ ở các độ tuổi.3. Hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.4. Hãy nêu và phân tích các phương pháp dạy học cơ bản.HƯỚNG DẪN TỰ HỌCTài liệu tham khảo1. Trần Hữu Du. Giáo dục âm nhạc trong trường mẫu giáo. NXB Giáo dục, 1983.2. Ngô Thị Nam (chủ biên). Âm nhạc và Phương pháp giáo dục âm nhạctrong trường mầm non Hà Nội, 1994.3. Vugoxki LX. Tâm lý học nhà trẻ. NXB KHKT Hà Nội, 1995.114. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên). Tâm lý học lứa tuổi mầm non. ĐHSP Hà Nội, 1993.5. Đào Thanh Âm (chủ biên). Giáo dục học mầm non. Tập 1,2,3. NXBĐHSP, 2004.6. Phạm Thị Hoà. Giáo dục âm nhạc tập 2. NXB ĐHSP Hà Nội, 2008.7. Hoàng Văn Yến. Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non. NXB Giáo dục, 1999.8. Mai Tuấn Sơn. Phương pháp dạy học âm nhạc. Giáo trình đào tạo GVmầm non hệ chính quy, ĐH Vinh 2010.Kiến thức cơ bản1. Vai trò giáo dục của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻđược nhìn dưới góc độ: Giáo dục thẩm mĩ, đạo đức, thể chất và trí tuệ.2. Cá giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi có liên quan đến hoạt động âm nhạc.- Trẻ dưới 1 tuổi- Trẻ từ 1 – 2 tuổi- Trẻ từ 2 – 3 tuổi- Trẻ từ 3 – 4 tuổi- Trẻ từ 4 – 5 tuổi- Trẻ từ 5 – 6 tuổi3. Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc trong trường mầm non:- Giáo dục khả năng cảm thụ âm nhạc.- Rèn luyện kỹ năng hoạt động âm nhạc.- Phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo.4. Phương pháp dạy học âm nhạc trong trường mầm non:- Phương pháp trực quan thính giác – trình bày tác phẩm.- Phương pháp dùng lời.- Phương pháp thực hành nghệ thuật.- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.Câu hỏi1. Tại sao nói:“Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cáchcủa trẻ” ?Gợi ý:- Nêu những điểm nổi bật đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc ảnh hưởng mạnhmẽ đến đời sống con người. Có thể so sánh cách cảm thụ tác phẩm âm nhạc vớimột vài loại hình nghệ thuật khác như: hội hoạ, điêu khắc, văn học…- Phân tích các chức năng giáo dục của âm nhạc về thẩm mỹ, đạo đức, thể chất,trí tuệ. Thông qua nội dung tác phẩm và các hoạt động âm nhạc của trẻ, lấy ví dụminh hoạ làm sáng tỏ nhận định trên.122. Hãy trình bày đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ ở các độ tuổi.Gợi ý:- Nêu các biểu hiện trực quan của trẻ ở các độ tuổi về khả năng nghe, cảm nhậnâm thanh; các phản xạ, vận động theo âm nhạc; khả năng phát âm, hát theo…- Sự phát triển của trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau nên cần nhấn mạnh sự khácbiệt về nội dung, phương pháp giáo dục của các độ tuổi.3. Hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.Gợi ý:- Giáo dục âm nhạc trước hết cần tạo cho trẻ sự yêu thích âm nhạc, biết cảm thụâm nhạc từ đó có nhu cầu hoạt động âm nhạc.- Bước đầu hình thành kĩ năng, thói quen hoạt động và thị hiếu âm nhạc cho trẻ.- Giáo dục truyền thống dân tộc qua các làn điệu dân ca, bài đồng dao, hát ru,các ca khúc mang âm hưởng dân ca…4. Hãy phân tích các phương pháp dạy học âm nhạc ở trường mầm non.Gợi ý:- Phương pháp trình bày tác phẩm (trực quan thính giác) là phương phápđược trình bày thông qua nghe, nhìn tạo sự cảm nhận cho trẻ. Dựa vào đặc điểmlứa tuổi và tính chất, thể loại tác phẩm, giáo viên chọn phương pháp thể hiệnphù hợp với nhận thức của trẻ. Cho ví dụ.- Phương pháp dùng lời là phương pháp quan trọng (vì trẻ đi học khi chưabiết chữ). Có thể nêu khái niệm, câu hỏi, đặt tình huống, đàm thoại, gợi mở,giúp trẻ nhận thức và thể hiện tình cảm qua các hoạt động âm nhạc.- Phương pháp thực hành nghệ thuật là quá trình học thuộc, tập luyệnthường xuyên và hệ thống các kĩ năng. Đặc điểm của trẻ là học thông qua bắtchước: bắt chước động tác, điệu bộ; hát theo cô, theo bạn. Trẻ mau nhớ nhưngchóng quên nên sau khi học phải được củng cố ôn luyện. Cho ví dụ phân tíchquá trình rèn luyện cho trẻ ở từng hoạt động ca hát, nghe nhạc, vận động theonhạc, trò chơi âm nhạc.- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan . Đồ dùng trực quan rất đadạng: các loại nhạc cụ có âm thanh (đàn ghi ta, sáo, trống con…) nhạc cụ trẻ em(xăc xô, organ, violon…),đạo cụ (súng, mũ, nón, bông lúa…), dụng cụ (đồ chơi,mô hình, sa bàn…),giáo cụ (con rối, thú nhồi bông, búp bê, tranh ảnh…). Saukhi phân tích ý nghĩa, tác dụng của đồ dùng trực quan, cần cho ví dụ về cách sửdụng trong từng hoạt động âm nhạc, từng tác phẩm, từng độ tuổi…13Chương IIPHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠCỞ TRƯỜNG MẦM NONGiáo dục âm nhạc được thực hiện trong điều kiện có sự tiếp xúc trực tiếpcủa giáo viên với trẻ, sự giúp đỡ của giáo viên trong quá trình học tích cực vàhoạt động âm nhạc độc lập của trẻ.Đặc điểm lứa tuổi liên quan đến mức độ phát triển âm nhạc nói chung. Từnhững luận điểm chủ yếu của lí luận Mác- Lê nin về nhận thức cho thấy: Trẻnhận thức thế giới xung quanh qua âm nhạc có hình ảnh và cảm xúc. Đặc trưngcủa âm nhạc là bằng âm thanh tác đông lên tri giác , gợi lên sự đồng cảm với cáchình tượng nghệ thuật. Hoạt động tư duy được phản ánh trong lời nói của giáoviên ảnh hưởng đến ý thức, suy nghĩ, tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ.Giáo dục âm nhạc được thực hiện bằng các phương pháp tích cực thể hiệnrõ trong mối quan hệ không ngừng giữa nghe, nhìn, cảm xúc, trao đổi. Vấn đề làphải đưa trẻ đến với nghệ thuật, tạo cho trẻ cảm xúc, tạo các phương tiện giúptrẻ thực hiện nghệ thuật.Trong khi tưởng tượng, trẻ có thể nghĩ ra các động tác để diễn đạt cảmxúc. Trẻ thấy mình có thể diễn tả những sở thích, ý nghĩ, ước mơ hoặc trao đổivới những người xung quanh, từ đó sẽ hứng thú xây dựng và học để có thể diễnđạt được tốt nhất trong khả năng của mình.Hoạt động âm nhạc trong trường mầm non bao gồm:- Ca hát- Vận động theo nhạc- Nghe nhạc- Trò chơi âm nhạcCăn cứ vào khả năng của trẻ ở từng độ tuổi, bài học âm nhạc sẽ được giáoviên xây dựng cấu trúc từ các hoạt động trên. Tuy nhiên, mỗi hoạt động cónhững đặc trưng riêng dẫn tới sự khác biệt về phương pháp.I. CA HÁT1. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động ca hátHoạt động ca hát có ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động củaâm nhạc và lời ca. Sức diễn cảm của giọng hát cùng với những cử chỉ diễn xuất,nét mặt tươi tự nhiên…rất thu hút trẻ. Có thể nói, bài hát là phương tiện tốt nhấtđể truyền tải, phản ánh những hình tượng sống động, đa dạng của cuộc sống. Nó14khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực với cái đẹp, cái thiện và có lúc cònthuyết phục mạnh hơn bất kỳ các hình thức giáo dục khác.Từ những tháng tuổi đầu tiên, trẻ đã có những biểu hiện hưởng ứng xúccảm với tiếng hát trong khi chưa hiểu được nội dung bài hát. Giọng hát là mộtnhạc cụ đầu tiên mà trẻ có được từ rất sớm. Vì vậy, hoạt động hát luôn đồnghành cùng với trẻ (lúc múa, vận động, hoạt động góc, lúc dạo chơi…). Trong khihát, trẻ vừa thể hiện một cách tích cực những xúc động và tình cảm của mìnhđồng thời cũng cảm thụ âm nhạc được dễ dàng hơn.Quá trình học hát đòi hỏi trẻ hoạt động trí tuệ một cách tích cực, lắngnghe nhịp điệu, âm điệu, cách tiến hành giai điệu, sự thay đổi tiết tấu…trẻ học sosánh giữa mình và các bạn (ai đúng, ai sai, ai hát, ai không hát…)Hoạt động hát có ảnh hưởng đến cơ thể trẻ: tai nghe chính xác, thanh đới mềmmại, lưu loát, hơi thở sâu, ngôn ngữ phát triển…Hát tập thể theo nhóm mang lại cho trẻ niềm vui, sự giao lưu, thống nhất,hoà đồng, gắn bó…Vì vậy, hát là hoạt động âm nhạc được sử dụng ở mọi cấphọc: Tiểu học, Trung học cơ sở, đặc biệt là ở Trường mầm non. Hát đóng vai tròchủ yếu trong việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục âm nhạc, là phương tiện đểthực hiện các chủ đề, tạo cơ sở phát triển toàn diện nhân cách trẻ.2. Đặc điểm cơ quan phát âm của trẻSo với người trưởng thành, thanh quản của trẻ chỉ bằng một nửa. Các dâythanh mảnh, nhỏ, ngắn . Trẻ biết nói trước khi biết hát. Hai tuổi có thể nói sõi,có trẻ còn ngọng do vòm họng còn cứng, chưa linh hoạt, hơi thở yếu, hời hợt.Trẻ chưa điều khiển được hệ cơ thanh quản và hô hấp nên giọng yếu. Phần cộnghưởng ngực (phía dưới) ít phát triển, cộng hưởng đầu (phía trên) lại phát triển.Do đó, giọng trẻ tuy yếu nhưng lại vang.Trong quá trình giáo dục âm nhạc, hát tạo sự phối hợp giữa tai nghe vàgiọng: tai nghe âm thanh – giọng bắt chước. Hát có chuẩn xác hay không là dotai nghe kiểm tra, thẩm định. Sự hỗ trợ của người lớn giúp trẻ tái hiện chính xácnhững gì nghe được trong phạm vi có thể.Âm vực giọng của trẻ (gồm toàn bộ âm thanh từ thấp đến cao nhất) không rộngvà cũng khác nhau theo độ tuổi:Trẻ 2 – 3 tTrẻ 3 – 4 tTrẻ 4 – 5 tTrẻ 5 – 6 tGiáo viên cần phải nắm được đặc điểm, âm vưc giọng của từng độ tuổi, từngtrẻ để có kế hoạch tập luyện, củng cố và bảo vệ giọng hát, tai nghe cho trẻ.153. Yêu cầu cần đạt khi dạy trẻ hát (kỹ năng ca hát)Yêu cầu cơ bản là giúp trẻ hát tự nhiên, chuẩn xác, diễn cảm các bài cónội dung phù hợp với độ tuổi trên cơ sở có cảm xúc và biết cách hát các âm cao,thấp, dài, ngắn, ngân, ngắt nẩy, phát âm rõ, diễn cảm.Như vậy, giáo viên phải giúp trẻ hiểu bài hát từ nội dung lời ca đến tínhchất âm nhạc để thể hiện: bài hành khúc nhấn mạnh vai trò của tiết tấu, thể hiệntính chất bước hành quân rắn rỏi ; bài vũ khúc vui vẻ, nhịp nhàng ; bài hát ruchậm rãi, du dương.Để quá trình dạy hát đạt kết quả tốt, giáo viên phải chú ý rèn luyện cho trẻcác kỹ năng ca hát: tư thế, hơi thở, phát âm rõ lời, chính xác, đồng đều, hoàgiọng (khi hát tập thể).Tư thế hátTrong ca hát thường có ba tư thế: đứng, ngồi hoặc đi lại.- Đứng hát: Khi đứng hát phải biết tạo cho mình phong thái đẹp, người thẳng tựnhiên, trọng lượng rơi đều hai chân ở tư thế hơi mở, cơ thể thả lỏng, thoải máiđể dễ lắc lư, xoay chuyển. Nét mặt tươi, mắt nhìn phía trước, tầm mắt khôngthấp cũng không cao quá. Hai tay thả xuôi theo người một cách tự nhiên để hítthở sâu và dễ làm động tác diễn xuất, minh hoạ. Không nên cho trẻ co tay ngangtrước bụng vì sẽ làm mất tính hồn nhiên, ngây thơ của trẻ.- Ngồi hát: Khi dạy trẻ hát, giáo viên cần quan tâm đến tư thế ngồi cho trẻ.Tư thế đẹp là ngồi thẳng, lưng thẳng không tựa vào ghế, không nghiêngngười nâng vai, không gập bụng để dễ hít thở sâu. Hai chân co, tay đặt lên đùi tựnhiên, nét mặt tươi, mắt nhìn phía trước, đầu thẳng, cổ thả lỏng để có thể lắc lư nhẹnhàng. Giáo viên cần lưu ý : không yêu cầu trẻ thể hiện tình cảm bài hát bằng cáchnghiêng đầu sang phải, sang trái hoặc gật đầu trước sau theo nhịp điệu bài một cáchnặng nề, máy móc, cũng không để trẻ ngồi hát trong một tư thế quá lâu.- Hát kết hợp đi lại: Trong quá trình học hát, tập tiết mục, chơi trò chơi âm nhạchoặc giờ hoạt động chung, trẻ có thể phải di chuyển, vừa đi vừa hát. Vì phải kếthợp nhiều giác quan nên đòi hỏi phải có tư thế đúng, đẹp (giống như đứng hát).Khi xoay chuyển, nhún nhảy hoặc lắc lư, cần theo trọng âm, nhịp điệu của bàihát. Thông thường nên bước vào phách mạnh, đầu nhịp, bước vào đầu câu hát,câu nhạc hoặc đầu đoạn nhạc. Cần bao quát không gian lớp học, sân khấu, sàndiễn, chú ý hướng đi và khoảng cách cho phù hợp. Ví dụ: Trẻ vừa bước chânvừa hát bài Trời nắng, trời mưa (Đặng Nhất Mai) trong trò chơi Ai nhanhchân : “Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng ”Khi dạy trẻ hát, chúng ta cần nắm vững những yêu cầu cần thiết về tư thế16trong ca hát. Ngoài ra để có được âm thanh đúng, đẹp, không chênh phô thì phảibiết hít thở sâu, quai hàm lỏng, môi mềm mại, miệng mở nhẹ nhàng, to, trònnhưng không quá rộng.Hít thởCách hít thở đúng trong ca hát là hít nhanh, sâu vào ngực và bụng mộtlượng hơi đầy đặn (không quá nhiều) rồi đẩy ra từ từ để hát hết câu hát (khoảngmột tiết nhạc) một cách thoải maí, nhẹ nhàng, không hổn hển. Dạy trẻ hít thở,lấy hơi ngay trong quá trình dạy hát (không tập riêng bài hít thở). Giáo viên phảitheo dõi, điều khiển khéo léo bằng nét mặt, tư thế hoặc đôi tay để trẻ dễ dàng lấyhơi vào đầu, cuối câu hát. Không lấy giữa các từ kép, từ láy…Như vậy, để hát câu ngắn âm thanh lưu loát (Nhóm nhà trẻ), trẻ chỉ cầnhít thở nhẹ nhàng. Có thể vận dụng trong các bài: “Tập tầm vông” (Đặng NhấtMai), “Mùa hè đến” (Nguyễn thị Nhung), “Em tập lái ô tô” (Nguyễn VănTý)…Hát câu dài, ngân dài (Nhóm mẫu giáo), cần hít thở sâu vào ngực, vàobụng. Vận dụng trong bài: “Rước đèn” (Đỗ Mạnh Thường), “Chim mẹ chimcon” (Đặng Nhất Mai), “Cháu đi mẫu giáo” (Phạm Thành Hưng), “Trườngchúng cháu là trường mầm non” (Phạm Tuyên)… Ngoài ra, ở nhóm mẫu giao cóthể tập kết hợp hơi thở một cách linh hoạt: Đẩy mạnh hơi khi hát bài hành khúc,nhảy múa. Ngắt hơi gọn gàng khi hát bài dí dỏm, nảy âm. Hít thở sâu, đẩy ra từtừ chậm rãi khi hát những âm dài, bài trữ tình, hát ru.Hát rõ lờiHát rõ lời là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu trong ca hát,góp phần truyền đạt nội dung, hình tượng, tình cảm bài hát một cách hiệu quả.Những nguyên tắc khi phát âm lời bài hát có liên quan chặt chẽ đến sự vận độngcủa sáu thanh điệu: không, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. trong ngữ âm tiếng Việt.Trẻ ở nhóm nhà trẻ, mẫu giáo bé đang tập nói, tai nghe chưa tốt, vòmhọng, lưỡi, môi chưa được mềm mại nên thường hát sai các từ : “anh” hát thành“ăn”, “cánh” hát thành “cắn”, “nhanh nhanh” thành “nhăn nhăn”, “ngựa gỗ”thành “ngựa gố”… Khi trẻ phát âm sai thanh điệu hoặc sai lời ca, cần phát hiệnchính xác chỗ sai, nguyên nhân sai (không chú ý, tai nghe kém hoặc hơi thở yếu)rồi giáo viên có thể đọc lời rõ ràng, chậm, diễn cảm, để trẻ nghe và hát rõ, đúng,rành mạch. Khi trẻ phát âm đúng, có thể đọc (hát) nhanh hơn theo tiết tấu, nhịpđộ bài hát. Tập cho trẻ hát đúng, rõ lời nhưng vẫn phải giữ được nét mặt tươi tựnhiên và sự mềm mại, duyên dáng của của giọng hát.Hát chính xácHát chính xác là hát đúng cao độ, trường độ, âm lượng to nhỏ, đúng âm17điệu, nhịp điệu, giọng điệu, lời ca và thuộc bài hát. Hát đúng, chính xác phụthuộc vào nhiều yếu tố: tư thế, hơi thở, tai nghe, sự linh hoạt của cơ quan phátâm… nhưng việc chọn bài hát vừa sức, phù hợp với âm vực giọng cho từng trẻ,ở từng nhóm tuổi cũng rất quan trọng. Các biện pháp hỗ trợ giúp trẻ hát chính xác :- Tăng cường cho trẻ nghe hát (nghe cô hát, bạn hát, băng đĩa, loa đài của nhàtrường trong và ngoài giờ học)- Tạo điều kiện cho trẻ hát đơn hoặc theo nhóm nhỏ (2 đến 5 cháu).- Xếp những trẻ hay hát sai ngồi cạnh cô hoặc ngồi xen các bạn hát đúng.- Khen và động viên trẻ, tránh chê trách hoặc nói nặng lời…- Hát chính xác còn phụ thuộc vào môi trường, điều kiện sống, sự quan tâmchăm sóc …của từng gia đình.Hát đồng đều, hoà giọngKhi hát tập thể, yêu cầu các giọng hát phải có âm lượng đồng đều, cường độtương đương nhau. Trẻ phải biết hoà giọng mình trong giọng hát chung của các bạn,không hát quá to hoặc quá nhỏ.Khi dạy hát, nếu giáo viên không khéo léo, tinh tế bao quát lớp mà chỉ động viênmột cách chung chung “các con cần hát hay hơn nữa…” thì một số trẻ sẽ phấnkhích và sẽ “hô”, “hét”, tiết học căng thẳng, làm trẻ mệt mỏi.dẫn đến mệt mỏi, khản giọng .Một số biện pháp giúp trẻ hát đồng đều, hoà giọng :- Trước khi hát cần thu hút sự tập trung chú ý của trẻ.- Giáo viên đánh đàn hoặc hát lấy giọng rõ ràng, đúng âm vực giọng trẻ.- Làm động tác chỉ huy, bắt vào một cách mạch lạc, gọn gàng.- Có thể làm động tác lấy hơi (miệng mở, hít hơi vào, khẽ nhấc tay lên) rồihátcùng với trẻ, nên chú ý động viên, khuyến khích những trẻ hát yếu, hát nhỏ.- Trong khi trẻ hát, giáo viên có thể đánh nhịp, gõ phách, lắc lư theo nhịp điệubài hát. Chú ý chỗ vào đầu (bài có đà, không có đà), đường nét giai điệu (có nốtngân dài hoặc dấu lặng), khi tăng hoặc giảm cường độ âm thanh, thay đổi tiếttấu, nhịp độ của bài hát và âm kết thúc.Tổ chức âm thanhĐể có âm thanh đúng, đẹp cần phải biết tổ chức, phối hợp các hoạt độngcủa cơ quan phát thanh như hàm dưới, hàm ếch mềm, môi, lưỡi. Luyện tậpthường xuyên cách mở miệng, phát âm, nhả chữ, luyện thanh, trẻ sẽ biết điềukhiển các cơ quan phát thanh, biết hát bằng giọng tự nhiên, âm thanh lưu loát,đầy đặn, nhẹ nhàng, trong sáng, có độ vang. Cần tránh sự la hét, căng thẳngtrong quá trình ca hát.184. Lựa chọn bài cho trẻ hátViệc chọn bài để dạy trẻ hát có ý nghĩa quan trọng vì nội dung của bảnnhạc nói chung, bài hát nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, tình cảm,nhận thức và sự phát triển nhân cách trẻ (như phần trên chúng tôi đã nêu). Chínhvì vậy, trong thời gian qua có rất nhiều nhạc sỹ, nhà giáo đã dành nhiều thờigian cho việc nghiên cứu, sáng tác, tuyển chọn để cho ra đời nhiều đầu sách bànvề phương pháp dạy học và bài hát cho nhà trẻ mẫu giáo với số lượng lên tớihàng trăm bài.Tuy vậy, theo tinh thần đổi mới trong giáo dục âm nhạc ở trường Mầmnon, từ những tập sách bài hát, người giáo viên lại phải biết lựa chọn các bài(trong và ngoài chương trình) có nội dung phù hợp với các chủ đề, chủ điểm, độtuổi, ở từng vùng, từng địa phương. Đó là những ca khúc được viết ở giọngtrưởng từ không đến 1 dấu hoá có tính chất trong sáng, ca ngợi (kể cả những bàisáng tác của địa phương mà trẻ yêu thích). Bài lấy chất liệu từ thang 5 âm dântộc (không dùng quãng nửa cung). Bài dân ca các vùng miền giai điệu hay, dễnhớ và một số bài hát nước ngoài hợp độ tuổi, chủ đề.Về âm nhạc:Các bài hát phải có hình tượng rõ ràng (thông qua tiết tấu, nhịp điệu và sự“hỗ trợ” của lời ca), giai điệu đơn giản (tiến hành liền bậc hoặc nhảy quãnghẹp, âm vực trong phạm vi quãng 8 thứ nhất), tiết tấu dễ nhớ (có âm hình, sửdụng nốt đen, đơn, lặng đen, lặng đơn; trẻ mẫu giáo lớn có thể hát chấm dôi,móc kép), tính chất ca ngợi trong sáng (điệu thức trưởng; điệu Bắc, Xuân),nhịp điệu khoẻ khoắn dễ hát, dễ vận động (nhịp 2/4 hoặc 3/4).Về cấu trúc:Độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé nên chọn bài từ 8 đến 12 nhịp, lớp nhỡchọn bài từ 12 đến 16 nhịp, lớp lớn chon bài từ 16 đến 24 nhịp. Chú ý chọnnhững bài có cấu trúc cân phương (số nhịp các câu bằng nhau), ngắn gọn (thể 1đoạn đơn, 2 câu); câu, tiết rõ ràng (dễ ngắt nghỉ, lấy hơi)…Về lời ca:Các bài có nội dung theo các chủ đề, chủ điểm giáo dục: gia đình, bảnthân, trường mầm non, quê hương đất nước, giao thông, thế giới động vật, thựcvật…Ngôn ngữ sử dụng trong bài phải hết sức đơn giản, dễ hiểu, lời ca đề cậpđến những sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội gần gũi với trẻ, cuộc sống ởtrường Mầm non, trong gia đình. Ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé chỉ nên dùngbài hát có một lời, mẫu giáo nhỡ, lớn có thể dùng bài hát hai lời ca.Để có khả năng nhìn nhận, đánh giá, thẩm định các nhạc phẩm, trước hết19đòi hỏi người giáo viên phải nắm chắc kiến thức âm nhạc. Hiểu biết một cáchsâu sắc về các yếu tố cấu thành tác phẩm: giọng điệu, nhịp điệu, giai điệu, tiếttấu, hình thức, thể loại, thủ pháp xây dựng tác phẩm và cái nhìn toàn diện về lờica: nội dung, đề tài, hình tượng, cách sử dụng ca từ, lối ví von so sánh của tác giả…5. Các bước tiến hành dạy hátỞ loại tiết dạy hát là trọng tâm thì rèn luyện kỹ năng hát là yếu tố cơ bản.Để tiết dạy đạt hiệu quả và tạo được sự hứng thú cho trẻ, giáo viên nên tiến hànhtheo ba bước :- Gíơi thiệu- Dạy hát- Củng cốCó thể tổ chức và thực hiện các bước theo những nội dung sau:a. Giới thiệu bài hátTrước hết cô dẫn dắt trẻ vào nội dung chủ đề bằng cách trò chuyện, đọcthơ, xem tranh, nêu câu đố… cho trẻ kể tên các bài hát viết về chủ đề, cô gợi ý(xướng âm “la”, đọc lời ca…) để trẻ biết bài sắp học. Cần cho trẻ làm quen bàihát một cách toàn diện: tên bài, tên tác giả, hoàn cảnh ra đời (nếu có), xuất xứvùng miền (nếu là bài hát dân ca), tính chất, nội dung, đề tài, hình tượng âmnhạc và nghe trọn vẹn bài hát.- Đối với các cháu nhà trẻ, mẫu giáo bé: Giáo viên dùng lời ngắn gọn để hướng trẻđến với nội dung, tính chất của bài và có thể đọc vài câu đồng dao hoặc lời bài hátkết hợp với các phương tiện đồ chơi (Búp bê, con rối, gà, vịt, chim, thỏ, thú nhồibông, mũ đính sao vàng), tranh ảnh (dùng một số tranh vẽ, ảnh chụp phóng to)gắn với nội dung bài hát.Đối với các cháu mẫu giáo nhỡ, lớn: Giáo viên kể một cách sinh động, cóhình ảnh về bài hát, đặt câu hỏi để dẫn dắt trẻ đến với nội dung bài. Có thể đọclời bài hát hoặc đọc một vài khổ thơ ngắn, dễ hiểu và kết hợp với phương tiệntrực quan khác như mô hình, sa bàn, máy tính để giới thiệu một số hình ảnh gắnvới nội dung, chủ đề bài dạy.Kết hợp lời nói và đồ dùng trực quan để giới thiệu cho trẻ nắm được bàisắp học rất phong phú và đa dạng. Lời nói của cô phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểuvà truyền cảm: có thể hạ thấp, hoặc nâng cao giọng (cao độ), có thể nói nhanh,chậm hoặc kéo dài (trường độ, tiết tấu) hoặc có thể nhấn mạnh (cường độ) kếthợp điệu bộ (tay, nét mặt…) để tạo sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên cũng không quálạm dụng để giữ âm sắc giọng nói, tình cảm và sự gần gũi của trẻ đối với người“mẹ hiền”. Tuỳ tính chất bài hát, thể loại tác phẩm và nhóm trẻ để lựa chọn, sử20dụng phương pháp cho phù hợp. Cô không nên giải thích, thuyết trình quá nhiềumà nên đặt câu hỏi, kết hợp với phương pháp tri giác, gợi ý để cho trẻ tự nói lênsuy nghĩ của mình (lấy trẻ làm trung tâm).Hát mẫu: Cô trình bày bài hát một cách đầy đủ, trọn vẹn để trẻ nghe toàn bộ giaiđiệu và lời ca. Cô phải hát đúng, hát rõ lời, hát hay để thu hút sự chú ý và gợicho trẻ khả năng tri giác trọn vẹn bài hát, nhằm tạo cảm xúc, lôi cuốn trẻ vào nộidung, hình tượng của tác phẩm.Thường hát mẫu hai lần. Lần một (hát cho trẻ nghe): Cô ngồi gần trẻ, nétmặt vui tươi, ánh mắt thân thiện, hát kết hợp lắc lư nhẹ nhàng và làm một vàiđộng tác đưa tay mềm mại ở biên độ hẹp (biểu cảm). Nếu sử dụng nhạc cụ đệmhát (cô tự đệm hoặc hát cùng bộ nhớ đã ghi sẵn trong đàn organ, hát cùng vớiphần đệm làm trên đĩa mềm) thì chỉ cần âm lượng nhỏ để trẻ nghe rõ lời ca, nộidung, đường nét giai điệu. Lần hai (biểu diễn cho trẻ xem): Cô nên cho trẻ vềchỗ ngồi để tạo một khoảng cách cần thiết về không gian. Cô biểu diễn bài hátvới tình cảm trong sáng, tự nhiên, giọng hát vang, có sức truyền cảm, kết hợpđộng tác minh hoạ, nhún nhảy, đưa tay nhẹ nhàng, biên độ rộng (diễn xuất). Âmlượng đàn đệm cho lần hai cần lớn hơn lần một để trẻ có thể “nghe thấy” hiệuquả của sự hoà hợp giữa lời ca, giai điệu và hoà âm phần đệm của đàn. Nếu cóđiều kiện và thời gian, giáo viên nên thay trang phục phù hợp (áo dài, áo tứ thân,áo bà ba…), sử dụng đạo cụ (nón lá, nón quai thao…) và cho trẻ múa phụ hoạ(cô múa cùng với trẻ) nhằm khắc hoạ hình tượng tác phẩm, tạo hứng thú học tậpcho trẻ. (giờ hoạt động chung có 2 NDTT: Hát và vận động, bước làm quen vớibài hát, cô không hát mẫu mà dẫn dắt, gợi ý để trẻ nhận biết tên bài).Các nội dung của bước làm quen có thể hoán vị, đổi chỗ cho nhau (giớithiệu bài rồi hát, nhưng cũng có thể hát rồi giới thiệu), cần căn cứ vào thói quen,sở thích, khả năng của trẻ, năng lực của giáo viên, điều kiện của nhà trường đểchọn cách tiến hành cho hợp lý. Hệ thống câu hỏi phải phù hợp nhóm tuổi vàphải để cho nhiều lượt trẻ được trình bày, trải nghiệm. Ngoài ra, ở bước làmquen cũng có thể tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nhỏ (không phải là trò chơitrong NDKH) và hát một đoạn hoặc một bài ngắn (không phải là bài của NDC)có nội dung phù hợp, nhằm nhấn mạnh chủ đề và tạo không khí tự nhiên, thoảimái, vui tươi cho tiết học.Đặc điểm của trẻ mầm non là chưa biết chữ nên phương pháp dạy hátchung cho các nhóm tuổi là “truyền khẩu”, tức trẻ hát theo cô cho đến khi trẻ tựhát được. Tuỳ vào độ tuổi và mức độ làm quen bài hát của trẻ để chọn cách dạyhát cả bài hay dạy hát từng câu.21b. Dạy hát cả bài (bài trẻ đã được làm quen)Đối với những bài hát ngắn, giai điệu đơn giản, tiết tấu nhắc lại, lời ca dễnhớ, trẻ đã biết (đã được làm quen mọi lúc mọi nơi) thì nên áp dụng phươngpháp dạy hát cả bài, tức cô lấy giọng rồi cho trẻ hát từ đầu đến hết bài mới dừnglại (không dừng sau từng câu), khi trẻ nắm được bài (sau lần hát thứ nhất) mớitiến hành sửa sai.Cách lấy giọngCô đưa tay làm động tác chuẩn bị rồi lấy giọng (còn gọi là bắt giọng), hátcâu đầu của bài (khoảng hai nhịp – nếu bài bắt đầu bằng nhịp đủ; khoảng mộtnhịp – nếu bài bắt đầu bằng nhịp thiếu) cho trẻ nghe đồng thời làm động tác bắtvào (đánh hai tay và khẽ gật đầu) và hát cùng với trẻ cả bài. Bắt đầu dạy trẻ hát,không nên cho trẻ hát cùng với nhạc đệm để trẻ nghe rõ lời ca và giai điệu. Đểtránh mất thời gian và sự rườm rà trong khi dạy hát, cô có thể lấy giọng theokinh nghiệm, cảm giác về độ cao chứ không nên phụ thuộc vào đàn. Cao độgiọng mà cô hát phải phù hợp với âm vực giọng của trẻ, nếu hát thấp, âm thanhsẽ tối, xỉn; cao quá âm thanh sẽ chói, căng thẳng. Trong lần hát thứ nhất, nếuphát hiện có trẻ hát sai, cô vẫn cho hát tiếp (không dừng lại). Cô chưa nên hỏitên tác phẩm, tác giả: “các con vừa hát bài hát gì, của ai” và cũng chưa nên vộivàng khen trẻ theo thói quen hình thức: “các con hát rất hay” hoặc yêu cầu mộtcách chung chung, khó hiểu: “các con hãy hát hay hơn nữa nào”… Sau khi nghetrẻ hát, giáo viên nên có lời nhận xét chính xác, cụ thể về lời ca, âm nhạc hoặcvề âm lượng …để tiến hành sửa sai , luyện kỹ năng cho trẻ, trên tinh thần độngviên để trẻ hào hứng học tập. Thực tế cho thấy rằng, nếu giáo viên nhận xét chỗsai không chính xác thì sẽ xẩy ra hiện tượng: không sai cũng sửa hoặc sửa theodự kiến của cô.Cách bắt nhịpTrong quá trình dạy hát ở trường Mầm non, giáo viên thường phải bắtnhịp (tay đánh nhịp, miệng bắt giọng). Động tác đánh nhịp (còn gọi là chỉ huy)phải dứt khoát, mạch lạc, đường nét rõ ràng. Tư thế của cô phải đẹp, đànghoàng, tự tin để thu hút sự chú ý và “cảm hoá” trẻ. Đôi tay là phương tiện chủyếu để điều khiển trẻ hát nên phải đánh đúng hướng, đúng trọng âm, phách nhẹvà cần chú ý những bài có nhịp thiếu (nhịp lấy đà). Muốn cho trẻ dễ bắt vào, côphải “tạo đà” một cách gọn gàng dễ hiểu, như mở đầu bằng “phách lấy hơi” thìphải đồng thời “lấy hơi” (miệng hơi mở, tay nâng cao hơn, khẽ gật đầu) rồi hátcùng với trẻ. Ở thời gian đầu tiếp xúc với trẻ, cô cần quy ước về tư thế, động tác,cách hát:22- Cô đưa hai tay về phía trước, lòng bàn tay hướng ra trước: Trẻ chú ý,im lặng.- Một tay cô để yên, tay kia đánh: Cô hát (trẻ chuẩn bị hát).- Hai tay cô cùng đánh: Cả lớp hát.- Một tay cô đánh phía bên nào thì bên đó hát hoặc đưa ra từ từ rồi để yên làngân dài .- Tay cô đánh thấp: Hát nhỏ; đánh ngang ngực: Hát vừa; đánh cao: Hát to.- Cô đánh chậm: Hát chậm, đánh nhanh dần thì phải hát nhanh dần.- Khi cô đưa hai tay từ trong ra ngoài, lòng bàn tay hướng ra phía trước thìdừng lại (kết thúc).Khi đánh nhịp, cô giáo phải chú ý đến loại nhịp và những bài có nhịp lấyđà (nhịp thiếu ở đầu).Luyện kỹ năngĐối với những bài trẻ đã được làm quen, cô giáo có thể tiến hành sửa sai(nếu có) và luyện các kỹ năng hát ngay sau lần hát thứ nhất: hát rõ lời, hát chínhxác, đúng âm điệu, hát ngân dài, thể hiện tính chất của bài hát.* Trẻ hát sai lời ca:+ Hát sai “âm”: Có những ca từ giống nhau về “thanh”, “vần” nhưng khácnhau về “âm”. Ví dụ:“Mẹ và cô đấy hai mẹ hiền” trong bài Cô và mẹ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên),trẻ hát thành “Mẹ và cô mấy ai mẹ hiền”.+ Hát sai “tiếng”:- Hát theo thói quen do lời ca khó phát âm:Ví dụ: “bướm vờn hoa lượn bay trong nắng” trong bài Mùa hè đến (Nguyễn ThịNhung), trẻ hát thành “bướm lượn hoa lượn bay trong nắng”.- Hát theo sự liên tưởng của trẻ:Ví dụ: “khi em giơ tay lên là bướm xinh bay múa” trong bài Múa cho mẹ xem(Nhạc và lời: Xuân Giao), trẻ hát thành “ bướm xinh bay mất”.Cô giáo có thể đọc lời ca hoặc hát theo âm hình tiết tấu một cách chậm rãi, diễn cảm(chỉ đọc chậm câu mà trẻ hát sai), trẻ hát theo cô một đến hai lần rồi hát lại cả bài.* Trẻ hát sai cao độ:Trong ca khúc (bài hát) giai điệu không được tách rời lời ca, giai đỉệu và lờica luôn phải “đồng hành”, “tôn vinh” nhau. Khi hai âm cùng cao độ thì hai catừ thường phải cùng thanh, hai ca từ khác thanh thì phải khác cao độ… Một bàihát hay thì phải có giai điệu đẹp và phù hợp với dấu giọng của lời ca, khi hát lêntừng ca từ phải rõ ràng, đúng nghĩa. Thế nhưng, trong thực tế nhiều bài hát chưa23thực sự có được điều đó, giữa giai điệu và lời ca thiếu đi sự đồng nhất, ăn khớpvới nhau. Bởi vậy khi học hát, trẻ thường hát theo lời ca (theo thanh) mà khôngchú ý đến cao độ của bài nên sai cao độ.Ví dụ: – Bài Con gà trống (Nhạc và lời: Tân Huyền):Trẻ hát thành:- Bài Con cò cánh trắng (Nhạc và lời: Xuân Giao):Trẻ hát thành:Cô giáo hát lại (chỗ sai) hoặc xướng âm “la la…” ở nhịp độ chậm, kết hợp đưabàn tay lên xuống để diễn đạt độ cao hoặc đánh đàn rõ từng âm cho trẻ nghe sauđó cho trẻ hát lại.* Trẻ hát sai trường độ (sai tiết tấu):+ Từ hai nốt đơn, trẻ hát thành đơn chấm dôi và kép (hát giật):Ví dụ: – Bài Em đi mẫu giáo (Nhạc và lời: Dương Minh Viên):Trẻ hát thành:- Bài Nhớ ơn Bác (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu): “A có Bác Hồ đời em đượcấm no”.- Bài Chú ếch con (Nhạc và lời: Phan Nhân).“Kìa chú là chú ếch con có hai làhai mắt tròn”…24Cô hát lại cho trẻ nghe và thể hiện sự, mềm mại, thiết tha, liền âm trong câu hát,kết hợp với động tác đánh tay lên xuống đều đặn, trẻ hát theo cô.+ Từ nốt đơn chấm dôi và móc kép (âm trước dài, âm sau ngắn), trẻ hát thànhhai nốt đơn (ngược lại ví dụ trên). Ví dụ:- “Nào đưa bàn tay, trực nhật khám ngay” trong bài Khám tay (Nhạc và lời: ĐàoViệt Hưng).- “tình tình đây mấy cây đàn, cùng hoà lên vang lừng vang” trong bàiMúa đàn (Dân ca Thái, lời Việt Anh).- “Người đi đầu là chú lái tàu” trong bài Đoàn tàu nhỏ xíu (Nhạc và lời:Mộng Lân)- “A mùa xuân đẹp quá, bạn khắp nơi mau cùng lại đây chơi” trong bàiCùng múa hát mừng xuân (Nhạc và lời: Hoàng Hà).Nốt đơn chấm dôi thường đi liền với nốt kép (móc giật) tạo nên sự hồ hởi,chắc khỏe cho giai điệu. Bởi vậy, cô giáo cần dạy trẻ hát đúng trường độ, cáchbật lưỡi để thể hiện âm thanh ngắt nẩy, đầy đặn.+ Từ nốt đen, trẻ hát thành nốt trắng (ngân thừa một phách):Ví dụ: Trong bài Một con vịt (Kim Duyên):Trẻ hát thành:Ở ví dụ trên, chữ “vịt” là nốt đen, thuộc phách mạnh, chữ “xoè ra” là hainốt đơn, thuộc phách nhẹ. Khi tập cho trẻ hát, cô giáo có thể hát chậm kết hợpvỗ tay theo phách: chữ “vịt” hai bàn tay áp vào nhau, chữ “xoè” tay phải thụt vềnửa bàn, cho trẻ nhìn và hát theo.* Tập hát ngân (hát kéo dài âm thanh):Cuối câu hát thường là những âm có trường độ lớn, để giúp trẻ hát ngândài chính xác, cô có thể kết hợp động tác tay để so sánh trực quan.Ví dụ:- “Gió đung đưa cành, bướm nhỏ vờn quanh kìa là lá xanh xanh” trong bàiLá xanh (Nhạc và lời: Thái Cơ).- “Màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu hoa vàng, nhiều hoa xinh thế” trong bài25