Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng – Trường đại học Luật Hà Nội
Luật Minh Khuê trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung cuốn Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng – Trường đại học Luật Hà Nội do TS. Đoàn Thị Tố Uyên làm chủ biên, cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Mục Lục
1. Giới thiệu tác giả
Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng – Trường đại học Luật Hà Nội do TS. Đoàn Thị Tố Uyên làm chủ biên, cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Tập thể tác giả:
TS. Đoàn Thị Tố Uyên
ThS. GVC. Trần Thị Vượng
ThS. Cao Kim Oanh
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng – Trường đại học Luật Hà Nội
Tác giả: TS. Đoàn Thị Tố Uyên làm chủ biên
Nhà xuất bản Tư Pháp
3. Tổng quan nội dung sách
Soạn thảo, ban hành văn bản hành chính thông dụng có vị trí quan trọng, diễn ra phổ biến và hằng ngày trong các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức ban hành văn bản hành chính thông dụng nhằm thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả nhất. Văn bản hành chính thông dụng là phương tiện chủ yếu để ghi lại và truyền đạt các thông tin nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức. Do vậy, ban hành văn bản hành chính thông dụng có chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu của các cơ quan, tổ chức ban hành cho chúng.
Trong chương trình đào tạo cử nhân luật, “Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng” là môn học tự chọn nhằm trang bị cho người học kiến thức về văn bản hành chính thông dụng và kỹ năng xây dựng một số văn bản hành chính như khái niệm, vai trò, yêu cầu; quy trình ban hành; cách thức soạn thảo hình thức, nội dung biên bản, công văn, cung điện, báo cáo, thông báo, điều lệ, quy chế, quy định, nội qui, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình công tác và tờ trình. Vì thế, việc biên soạn Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của người học là thực sự cần thiết.
Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng được các tác giả biên soạn dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở khoa học, thực tiễn về soạn thảo văn bản hành chính thông dụng, đồng thời có sự tham khảo một số sách hướng dẫn soạn thảo của các tác giả, giáo trình của một số cơ sở đào tạo khác với mong muốn giáo trình này thực sự hữu ích cho mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường đại học luật Hà Nội.
Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần 1: Khái quát về văn bản hành chính thông dụng
Chương 1. Khái niệm, vai trò và chức năng của văn bản hành chính thông dụng
1. Khái niệm, phân loại văn bản hành chính thông dụng
2. Vai trò của văn bản hành chính thông dụng
3. Chức năng của văn bản hành chính thông dụng
Chương 2. Yêu cầu đối với văn bản hành chính thông dụng
1. Yêu cầu về nội dung
2. Yêu cầu về hình thức
3. Yêu cầu về ngôn ngữ và văn phòng
Chương 3. Quy trình ban hành văn bản hành chính thông dụng
1. Xác định hình thức, nội dung và độ bảo mật, độ khẩn của văn bản hành chính thông dụng
2. Thu thập và xử lý thông tin
3. Xây dựng đề cương và soạn thảo văn bản
4. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
5. Thông qua, ký ban hành văn bản hành chính thông dụng
Phần 2: kỹ năng soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng
Chương 1. Soạn thảo biên bản
1. Khái niệm và phân loại biên bản
2. Cách ghi biên bản
3. Yêu cầu đối với biên bản
4. Cách thức soạn thảo văn bản
Chương 2. Soạn thảo văn bản, công điện
1. Soạn thảo văn bản
2. Soạn thảo công điện
Chương 3. Soạn thảo báo cáo, thông báo
1. Soạn thảo báo cáo
2. Soạn thảo thông báo
Chương 4. Soạn thảo điều lệ quy chế, quy định nội quy
1. Khái niệm điều lệ, quy chế, quy định, nội qui
2. Yêu cầu đối với điều lệ, quy chế, quy định, nội qui
3. Cách soạn thảo điều lệ, quy chế, quy định, nội qui
Chương 5. Soạn Thảo dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác
1. Khái niệm và phân loại xử án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác
2. Mục đích sử dụng của dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác
3. Yêu cầu đối với dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác
4. Cách thức soạn Thảo dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác
Chương 6. Soạn thảo tờ trình
1. Khái niệm, mục đích sử dụng của tờ trình
2. Yêu cầu đối với tờ trình
3. Cách thức soạn thảo
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng – Trường Đại học luật Hà Nội được biên soạn giới thiệu tới bạn đọc những nội dung cơ bản của môn học kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng, gồm: khái niệm, chức năng, vai trò, yêu cầu và qui trình ban hành văn bản hành chính thông dụng; cách thức soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng như biên bản, công văn, công điện, báo cáo, thông báo, điều lệ, qui chế, qui định, nội qui, dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác và tờ trình.
Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn soạn thảo văn bản hành chính thông dụng của học viên, sinh viên đào tạo ngành Luật và thương mại, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng – Trường Đại học luật Hà Nội”.
Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây một số nội dung về đặc điểm của văn bản hành chính thông dụng để bạn đọc tham khảo:
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Thứ nhất, văn bản hành chính thông dụng do mọi chủ thể quản lý ban hành
Đây là nhóm văn bản được ban hành bởi số lượng chủ thể nhiều nhất. Ở bất kỳ cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nào cũng đều ban hành văn bản hành chính thông dụng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và góp phần đảm bảo cho hoạt động quản lý có hiệu quả của cơ quan, tổ chức đó. Còn với các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như tư thục và doanh nghiệp tần suất ban hành văn bản hành chính thông dụng khá lớn để thực hiện hoạt động quản lý như biên bản làm việc, biên bản bàn giao, công văn chỉ đạo, tờ trình, điều lệ, quy định, nội qui trong nội bộ, các giấy tờ hành chính
Như vậy, văn bản hành chính thông dụng được ban hành bởi mọi chủ thể quản lý, vì nhóm văn bản này có vai trò hỗ trợ cho hoạt động quản lý nói chung. Khác với văn bản hành chính thông dụng, văn bản pháp luật chỉ được ban hành bởi cơ quan nhà nước và các cá nhân do nhà nước về quyền, có nghĩa luôn nhân danh nhà nước để ban hành. Thậm chí trong đó văn bản quy phạm pháp luật chỉ được ban hành bởi số lượng chủ thể hạn chế hơn so với văn bản áp dụng pháp luật dù cả hai loại văn bản này đều là văn bản pháp luật. Còn các tổ chức xã hội và doanh nghiệp không có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật mà chỉ thực thi văn bản pháp luật và ban hành văn bản hành chính thông dụng để hỗ trợ hoạt động quản lý.
Thứ hai, văn bản hành chính thông dụng có nội dung là ý chí của chủ thể quản lý và thông tin cần truyền đạt trong hoạt động quản lý.
Trong hoạt động quản lý, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp ban hành văn bản hành chính thông dụng với sự đa dạng về tên loại và sự phong phú về nội dung để hỗ trợ cho quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu xem xét nội dung được thể hiện trong mỗi loại văn bản hành chính thông dụng cụ thể thì có thể thấy mỗi loại văn bản này có nội dung khác nhau thậm chí có văn bản hành chính thông dụng cùng tên loại nhưng lại được ban hành để giải quyết rất nhiều công việc cụ thể khác nhau. Ví dụ: công văn là văn bản được các chủ thể quản lý sử dụng để chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới, trao đổi thông tin, đề nghị cấp trên một công việc, cảm ơn, thăm hỏi, trình cấp trên văn bản khác, trả lời đề nghị.
Tuy nhiên, xem xét trên bình diện chung nhất, nội dung của văn bản hành chính thông dụng bao gồm:
– Ý chí chủ thể quản lý.
Ý chí của chủ thể quản lý được hiểu là sự quyết tâm mong muốn đạt được lợi ích cho mình và cho đối tượng quản lý. Bất kỳ chủ thể quản lý nào cũng mong muốn cơ quan, tổ chức của mình quyết cổ, trật tự nền nếp, kỷ luật lao động và đạt hiệu quả cao về chất lượng công việc để từ đó đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động ngày càng được bảo đảm và nâng cao. Để có được mục đích này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải có công cụ và phương pháp quản lý. Trong đó, về công cụ quản lý không thể thiếu được và quan trọng nhất là pháp luật.
– Thông tin chuyên cần truyền đạt trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp
Ngoài một số văn bản hành chính thông dụng có nội dung là ý chí của chủ thể quản lý, văn bản hành chính thông dụng còn có nội dung là thông tin cần truyền đạt trong quản lý, điều hành của cơ quan tổ chức. Suy Đến cùng thì bất kỳ văn bản nào cũng đều có thông tin. Tuy nhiên, với nhóm văn bản này rất cần được chia tách về nội dung ý chí của chủ thể và thông tin trong quản lý để thấy được bản chất và sự khác biệt giữa chúng. Nếu văn bản hành chính thông dụng có nội dung là ý chí của chủ thể quản lý thì thông tin thường là mệnh lệnh của lãnh đạo chuyển xuống đơn vị, nhân viên trực thuộc, còn những văn bản hành chính thông thường khách thông tin được truyền tải đa chiều hơn.
Thứ ba, hình thức của văn bản hành chính thông dụng tuân theo quy định pháp luật hoặc hướng dẫn của tổ chức.
…………..