Giáo trình GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG – Tài liệu text

Giáo trình GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.23 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Tác giả: Th.s Lương Thị Lan Huệ

Năm 2017

1

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG …………………….4
1.1 Khái niệm………………………………………………………………………………………………………………….4
1.1.1 Kĩ năng sống……………………………………………………………………………………………………….4
1.1.2 Giáo dục kĩ năng sống……………………………………………………………………………..6
1.2 Đặc điểm của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT…………………….7
1.2.1 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THPT…………………………………7
2.2.2 Nguyên tắc công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT……………….9
1.3 Vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT………………………9
1.4 Nhiệm vụ của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT………………..10
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH
THPT ………………………………………………………………………………………………………………..10
2.1 Kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân…………………………………………………10

2.2 Kĩ năng giao tiếp…………………………………………………………………………………..17
2.3 Kĩ năng đồng cảm…………………………………………………………………………………18
2.4 Kĩ năng ra quyết định……………………………………………………………………………24
2.5 Kĩ năng ứng phó với stress…………………………………………………………………….25
2.6 Kĩ năng hợp tác…………………………………………………………………………………….27
2.7 Kĩ năng giải quyết xung đột……………………………………………………………………28
2.8 Kĩ năng lãnh đạo…………………………………………………………………………………..29
2.9 Kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp………………………………………………………………..34
2.10 Kĩ năng làm việc nhóm………………………………………………………………………..39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH THPT……………………………………………………………………………. …………………40
3.1 Một số trò chơi giáo dục kĩ năng sống……………………………………………………..40
3.2 Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ………………………….42
3.3 Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh………….51

2

LỜI MỎ ĐẦU
Trong những năm gần đây vấn đề kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
đang là vấn đề “nóng” được giới nghiên cứu và xã hội quan tâm ,nhất là trước
tình trạng báo động về nhân cách,đạo đức ,lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện
nay.Tuy nhiên giáo dục kỹ năng sống cần cả một quá trình giáo dục từ gia đình
đến nhà trường và cả xã hội.Trong đó có thể nói giáo dục kỹ năng sống trong nhà
trường theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo là một trong nhiều con đường
hình thành kỹ năng sống ở mỗi người, nhưng giáo dục kỹ năng sống theo con
đường giáo dục nhà trường sẽ đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo dục và có thể đem
lại hiệu quả cao hơn nhờ tính khoa học và tính chuyên nghiệp của nó. Trên tinh
thần đó, chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp cho
sinh viên có nguồn tư liệu để tham khảo trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Cuốn giáo trình được biên soạn dựa trên sự tham khảo các sách báo, công
trình nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống, lôgics. Hy vọng tài liệu là nguồn
tư liệu tốt cho sinh viên học tập.

3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
(5LT-0TH)
1.1 Khái niệm
1.1.1 Kĩ năng sống
– Khái niệm kĩ năng: Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của cá nhân về
một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc
nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Cần phân biệt kĩ năng và khả năng. Kĩ năng là khi con người làm một việc nào đó
mang tính thành thạo, chuyên nghiệp. Để có kĩ năng phải trải qua rèn luyện mới có. Còn
khả năng là những tố chất thiên bẩm, mang tính có sẵn. Người có khả năng thì rèn luyện
thành kĩ năng dễ dàng, đơn giản và nhanh hơn. Người không có khả năng về lĩnh vực nào
đó mà muốn trở thành kĩ năng về lĩnh vực đó cần phải trải qua rèn luyện mới có.
Người có kĩ năng về một hoạt động nào đó cần phải:
+ Có tri thức về hoạt động đó. Ví dụ, muốn có kĩ năng giao tiếp trước hết phải hiểu
biết về giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp; muốn có kĩ năng ứng phó với stress phải có học
cách chấp nhận, đương đầu với thử thách, sống tích cực.
+ Biết cách tiến hành hoạt động có hiệu quả. Ví dụ, trong giao tiếp thấy đối tượng
mệt mỏi, liếc nhìn đồng hồ, trả lời cho qua chuyện thì ta nên kết thúc câu chuyện; sinh
viên đi kiến tập không nên hỏi thu nhập của giáo viên; sinh viên đến thăm trẻ em ở Làng
SOS không nên tò mò hỏi cha, mẹ em ở đâu, làm gì vì trẻ em ở đó không nơi nương tựa,
mồ côi cha, mẹ…
+ Biết hành động có kết quả trong điều kiện mới. Ví dụ, sinh viên đến thực tập tại cơ
sở mới phải linh động, sáng tạo trong vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Như vậy để có kĩ năng con người cần trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Khi đạt
được kĩ năng về một lĩnh vực, công việc nào đó sẽ cho ta kết quả khả quan.
– Kĩ năng sống:
Thuật ngữ kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của
UNICEF (1996)- giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS
cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường.

4

Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống. Mỗi quan niệm được
diễn tả theo cách thức khác nhau.
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Kĩ
năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc
sống hằng ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà
con người cần để có cuộc sống an toàn , khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm
lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để
tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,
những tình huống của cuộc sống hằng ngày.
Tuy diễn đạt về kĩ năng sống khác nhau nhưng giống nhau ở nội dung cơ bản đó là kĩ
năng sống là những cách thức ứng xử, xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một
cách linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả.. Từ đó giúp con người xác lập được mối quan hệ
tốt đẹp với mọi người xung quanh, hoàn thiện nhân cách của mình.
Một cách khác, có thể tiếp cận khái niệm kĩ năng qua 4 trụ cột của giáo dục:Học để
biết; Học để khẳng định bản thân; Học để chung sống; học để làm việc. Kĩ năng sống có
hiểu là: Kĩ năng học tập; kĩ năng làm chủ bản thân; kĩ năng thích ứng và hòa nhập với
cuộc sống, kĩ năng làm việc.
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp
với người khác, xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

Kĩ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói
quen tích cực.
Người có kĩ năng sống là người có khả năng kiểm soát được các tình huống rủi ro
giải quyết nó một cách hiệu quả. Là người luôn bình tĩnh, khôn khéo, giải quyết các tình
huống nảy sinh trong cuộc sống một linh hoạt có hiệu quả theo hướng tích cực. Người có
kĩ năng sống bao giờ cũng có các kĩ năng giao tiếp tốt, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiềm
chế, tự kiểm soát, kĩ năng quyết đoán tự khẳng định. Như vậy, người có kĩ năng sống nó
hàm chứa sự thông minh, sắc sảo, năng lực cảm hóa và tâm hồn hướng thiện. Người ta
thường dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiết của kĩ năng sống đối
với con người. Con người muốn sang được bến bờ thành công phải đi qua con sông đầy
5

thử thách, rủi ro. Khi đó kĩ năng sống như cây cầu giúp con người chuyển từ rủi ro, thách
thức có kết quả mĩ mãn. Kĩ năng sống trở thành một trong những yếu tố quan trọng của
nhân cách. Theo triết lý của Edgar Morlin thì mục tiêu của giáo dục là cần tạo ra những
con người được rèn luyện tốt để chiếm lĩnh và làm chủ thế giới. Ý nghĩa của cuộc sống
không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao;
không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế
nào? Nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% của sự thành
công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống.
Người có kĩ năng sống là người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ
luôn yêu đời, làm chủ cuộc sống và thành công trong công việc. Kĩ năng sống góp phần
thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội góp phần ngăn ngừa các vấn đề xã hội. Người có
kĩ năng sống sẽ xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách tích cực, góp phần
xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy sẽ giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm cho xã
hội phát triển văn minh hơn, lành mạnh hơn.
1.1.2 Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế
hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và

thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện
công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng
ngày…
Thực tế cho thấy, kĩ năng sống được hình thành bằng nhiều cách thức khác nhau
tùy vào môi trường sống, môi trường giáo dục. Theo một số nghiên cứu cho thấy,
các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian…ví dụ như trẻ em vùng biển thì
có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thành
phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưa
khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ… Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹ
năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được
truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo,
lòng ham hiểu biết… Các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con
người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.
6

Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giúp cho các em chủ bản
thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng
cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc
sống. Giáo dục kĩ năng sống là hướng đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Kĩ năng sống được xem là biểu hiện của chất lượng giáo dục, là một trong
những tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, giáo dục kĩ năng sống
trở thành mục tiêu, chiến lược giáo dục của các cơ sở đào tạo.
1.2 Đặc điểm của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
1.2.1 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THPT
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT:
Lứa tuổi học sinh THPT còn gọi là lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn phát
triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào người lớn.
Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi được chia thành hai thời kì:
Thời kì 15 đến 18 tuổi gọi là thời kì đầu của thanh niên (THPT)

Thời kì từ 18 đến 25 tuổi là thời kì hai của thanh niên (sinh viên).
Thể chất: Cơ thể có sự phát triển cân đối hài hòa, có sức khỏe, có thể làm
những công việc nặng nhọc của người lớn. Các em bắt đầu chú ý nhiều hơn tới cơ
thể của mình.
Về tâm lí, có sự khác biệt giữa năm và nữ. Nam thích cảm giác mạnh, nữ
yếu ớt, yểu điệu, nhẹ nhàng, khéo léo. Học sinh ở lứa tuổi này thường phát triển
các mối quan hệ xã hội nhất là bạn bè. Các em bắt đầu tự khẳng định mình trong
tập thể, thể hiện cái tôi, bản sắc riêng. Các em hay bắt chước, hay thần tượng về
một ai đó mà các em yêu thích.
Về sự phát triển trí tuệ: Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ
thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Cảm
giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Trí nhớ của học sinh
THPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt
động trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có
biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài các em đã biết rút
ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn
7

ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư
duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, so
sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm
phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật và
nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu…
Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối
phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những
vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chép những câu triết
lý. Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh
hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một
cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy

hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì
vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để
phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năng
nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
người giáo viên.
Về sự phát triển của tự ý thức: Các em bắt đầu có thói quen tự nhận thức về chính
mình, tự khẳng mình trong tập thể. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu
khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người
khác quan tâm, chú ý đến mình. Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá
bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự
giúp đỡ của người lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặt
khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của
mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những
lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các
em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Nhìn
chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây
dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các em có
thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong
8

những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào
những hành vi đó. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình
ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng
đúng đắn để phấn đấu vươn lên.
2.2.2 Nguyên tắc công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
– Nguyên tắc tương tác: KNS không hình thành từ ghi chép, nghe giảng mà
phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng, đọc tài
liệu chỉ có tác dụng thay đổi nhận thức chỉ khi nào tương tác với bạn bè và những
người xung quanh.

– Nguyên tắc trải nghiệm: KNS được hình thành khi học sinh có cơ hội trải
nghiệm thực tế, học sinh chỉ có kĩ năng khi các em làm việc đó chứ không chỉ nói
về việc đó.
– Nguyên tắc tiến trình: KNS có được phải là một tiến trình, phải có thời
gian.
– Nguyên tắc thay đổi hành vi: Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh THPT không chỉ dừng lại việc thay đổi nhận thức mà mục tiêu chính là thay
đổi thói quen, hành vi tiêu cực. KNS hướng đến rèn luyện kĩ năng ứng phó những
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn theo huxongs tích cực.
1.3 Vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
– KNS thúc đẩy sự hoàn thiện nhân cách, góp phần thúc đẩy xã hội phát
trine. Thanh niên nếu thiếu các kĩ năng sống rất dễ rơi vào cạm bẫy như cơ bạc,
rượu chè, ma túy…giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy hành vi tích cực giảm thiểu các
vấn đề xã hội khác.
– Giáo dục KNS cho học sinh THPT nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo
dục phổ thông
Mục tiêu của giáo dục phổ thông được xác định alf đào tạo con người phát trine
toàn diện, có đạo đức, có tri thức và có sức khỏe, nghề nghiệp trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ gnhiax xã hội. GDKNS là nhằm hình thành cho học
sinh kĩ năng làm chủ bản thân, ứng phó tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
9

1.4 Nhiệm vụ của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
Mục đích của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là trang bị cho học
sinh những hieur biết và kinh nghiệm thực tế để trải nghiệm trong đời sống một
cách tích cực. Do đó, nhiệm vụ của giáo dục kĩ năng sống là hướng đến rèn luyện
cho học sinh thói quen và kĩ năng xử lý tình huống nảy sinh trong cuộc sống một
cách mềm dẽo, linh hoạt, tích cực. Vì thế có thể coi là nhiệm vụ cấp thiết và không
thể thiếu được đối với cá nhân, mỗi gia đình, trường học vfa toàn xã hội.

Nhiệm vụ của nhà trường, trước hết nâng cao chất lượng dạy triết lí sống,
quan niệm nhân sinh quan tích cực và cách rèn luyện bản thân. Nếu biết sống khéo
léo nhưng triết lý sống lệch lạc, không biết tu dưỡng nhân cách thì cách sống khéo
léo đó lại đưa đến tai hạ khôn lường.
Đối với giáo viên phải ý thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
GDKNS cho học sinh. Nắm vững mục tiêu, nội dung bài dạy để tích hợ một số nội
dung KNS cần thiết vào bài giảng giúp học sinh hình thành kĩ năng thái độ phù
hợp với các vấn đề thực tiễn.
– Tăng cường bồi dưỡng phương pháp kĩ năng học tập cho học sinh.
– Học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc lĩnh hội tri thức
có ý thức vươn lên trong học tập, tích cực chủ động trong việc tự tìm kiếm tri thức
và sự trải nghiệm để nâng cao kĩ năng sống cho bản thân.
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC CHO
HỌC SINH THPT (15 LT-0BT)
2.1 Kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân
– Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, đánh giá bản thân mình
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình,
như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá
đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản
thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản
thân đang cảm thấy căng thẳng.

10

Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con
người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể
cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới
có thể cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng
của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không

đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong
cuộc sống và trong giao tiếp với người khác.
Nếu mỗi cá nhân càng hiểu về bản thân mình tốt, cá nhân đó có thể chấp nhận hoặc
thay đổi bản thân mình. Chỉ khi nhận thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân mới nhận
ra được điều gì chưa phù hợp để hướng đến thay đổi, thích ứng. Để tự nhận thức
đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với
người khác.
Trong thế kỷ thứ 21, nền kinh tế tri thức luôn đòi hỏi mỗi cá nhân tự phát
triển kiến thức, năng lực của mình để theo kịp với những thay đổi không ngừng
của xã hội. Điểm khởi đầu cho sự phát triển không ngừng bản thân là kiến thức về
chính mình, đặc điểm, tính cách, giá trị của mình như một cá nhân độc lập và đầy
bản sắc cũng như quan hệ của mình với người khác, xã hội như một thực thể xã
hội. Độ rõ ràng, khúc chiết của các câu trả lời cho các câu hỏi: “mình là ai ?”,
“mình đang ở đau”, “mình muốn gì”, “mình sẽ đi đến đâu ?” quyết định năng lực
tự hoạch định cho bản thấn cũng như nhận ra tiềm năng của mình.
Tự nhận biết về bản thân mình không có nghĩa là ích kỷ. Tự nhận thức cũng
cho phép mình hiểu về người khác, cách họ cảm nhận về bản thân mình cũng như
thái độ và phải hồi của mình. Sự tự nhận thức là cơ sở – nền tảng – hỗ trợ tất cả các
năng lực tư duy cảm xúc. Tự nhận thức phải có trước, bởi nếu không hiểu bản thân
và cảm xúc của mình, làm sao chúng ta có thể biết và hiểu cảm xúc của người khác
như thế nào ? Khám phá nội tấm mình sẽ giúp ta vui lòng “cho” chứ không chỉ
“nhận”. Điều này giúp xây dựng quan hệ bền vững cũng như giúp chúng ta tự tin
hơn.

11

Tự nhận thức được về mình ở mọi thời điểm cũng là tiền đề cho việc rèn
luyện các kỹ năng khác như kỹ năng tự đánh giá bản thân, đồng cảm, quản lý cảm
xúc, kỹ năng đương đầu v.v…

Với tuổi đầu thanh niên, tự nhận thức về bản thấn cũng có ý nghĩa quan trọng
không kém so với giai đoạn trước. Học sinh tuổi đầu thanh niên vẫn còn đang có
những thay đổi, xáo trộn phát triển về mặt tâm lý cũng như cơ thể để chuẩn bị
bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn người trưởng thành. Trước hết, tự nhận
thức tốt về mình giúp các em hiểu được bản chất con người mình và sẽ vững vàng
hơn trước những thay đổi mang tính quá độ. Thứ hai, học sinh tuổi này cũng là lứa
tuổi suy nghĩ nhiều về tương lai, định hướng đường đời của mình. Hiểu rõ về bản
thân mình giúp các em chọn những mục tiêu của cuộc đời phù hợp với năng lực, sở
thích của mình. Các em biết được cái gì thúc đẩy mình, khiến mình say mê. Điều
này chính là nguồn nuôi dưỡng động lực bền vững cho các hoạt động của các em.
– Những câu hỏi giúp tự nhận thức bản thân
Đầu tiên, để hiểu đúng về mình, chúng ta cần trung thực với bản thân và thực
sự can đảm đối diện với sự thực ấy. Trung thực với bản thấn là điều không dễ.
Nhiều học sinh cũng như người lớn không sẵn sàng đối diện với sự thật về chính
bản thân mình. Ví dụ, nhiều học sinh có thể tự nhìn nhận bản thân mình là người
vui vẻ như là cớ ngụy biện cho việc học tập kém ở trường.
Khi cá nhân học sinh biết mình là ai, như thế nào, chúng sẽ có thể mong
muốn thay đổi và tiến bộ. Tự nhận thức bản thân cần đến sự trung thực với bản
thân mình và can đảm để thực sự “chạm” đến những suy nghĩ, cảm xúc sâu thẳm
nhất về bản thân mình và đối mặt với bản thân.
Trong quá trình khám phá bản thân, không nên nghĩ về mình cao hơn khả
năng của mình. Nói cách khác, không có thái độ tự cao. Cá nhân cần có cái nhìn
tỉnh táo về điểm mạnh, cũng như không quá bi quan về điểm yếu và tự tin. Hơn
nữa, không nên ngụy biện hoặc lý giải cho các điểm yếu. Chỉ cần có cái nhìn thực
tế, khách quan về điểm mạnh và điểm yếu của mình, mỗi học sinh sẽ nhận ra được
các giá trị của mình cũng như tôn trọng bản thân mình.
Để hiểu về mình, học sinh cần trả lời các câu hỏi như:
12

Về xã hội:
+ Mình muối chơi với kiểu người như thế nào (thông minh, vui vẻ, trầm tính,
hài hước, lạc quan, khách quan, hiền lành, dễ tính, ngăn nắp v.v…) ?
+ Những người bạn xung quanh mình có những tính cách đó không ?
+ Vì sao mình lại thích các đặc điểm đó ở mọi người ?
+ Mình tìm chơi với những người giống mình hay khác mình ? Vì sao ?
+ Mình có bao nhiêu bạn thân ? Mối quan hệ với các bạn thấn này như thế
nào (nói chuyện, chia sẻ với nhau, cùng nhau làm cái gì đó, cùng chơi điện tử với
nhau, cùng sở thích v.v) ?
+ Bạn bè nghĩ về mình là người như thế nào ?
Về cảm xúc
+ Kể ra 3 tình huống hoặc những lần mà mình cảm thấy hạnh phúc nhất ?
Điều gì lúc đó khiến mình hạnh phúc ?
+ Điều gì trong cuộc sống hiện tại khiến mình sợ nhất ? Vì sao sợ ?
+ Khi nào mình cảm thấy tức giận nhất hoặc khó chịu nhất ? Yếu tố nào khiến
mình lại cảm thấy tức giận như vậy ?
+ Quan nhiệm của mình về tình yêu và hạnh phúc ?
+ Mình có thể kiểm soát được cảm xúc của mình không ? Có thì lúc nào và
như thế nào ? không thì trong trường hợp như thế nào ?
+ Các cảm xúc nào mình muốn trải nghiệm hầu hết thời gian ?
Về cá nhân
+ Phẩm chất nào của bản thân mà mình tự hào nhất ?
+ Năng lực, kỹ năng nào của bản thân mà mình tự hào nhất ?
+ Từ lúc bé đến giờ, liệt kê 10 sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với bản thân ? Vì
sao nó đặc biệt ?
+ 5 điểm mạnh của mình ? 5 điểm yếu của mình ?
+ Những điều mình mong muốn nhất ? Vì sao mình lại mong muốn điều đó nhất ?
+ Nhớ lại những lúc mình cảm thấy mất tự tin, chán bản thân mình, rồi sau đó lại
cảm thấy tự tin trở lại ? Điều gì giúp mình thay đổi cảm xúc về bản thân mình ?
Về định hướng nghề nghiệp

13

+ Mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì ?
+ Quan niệm của mình về thành công trong cuộc sống là gì ?
+ Tiền bạc có ý nghĩa như thế nào đối với tôi ?
+ Hoạt động nào mình thích chơi nhất lúc nhỏ (lắp khối, vẽ, xếp hình, chơi
tương tác, đuổi bắt v.v…) ?
+ Mình thích loại công việc nào (thương mại, nghiên cứu, dịch vụ, nghệ thuật
v.v…) ?
– Một số điều cần lưu ý
Học sinh tiếp xúc với thầy cô, bạn bè hằng ngày nên tấm gương của thầy cô,
bạn bè đối với cá nhân từng học sinh là vô cùng quan trọng việc hình thành ở các
em năng lực tự nhận biết chính mình.
Trước hết, để mỗi học sinh tự hiểu tốt bản thân mình, thầy cô cần có những
cách ứng xử hợp lý trong cuộc sống hàng ngày, khuyến khích các em trong từng
hoàn cảnh có những suy lắng về cảm xúc, về trải nghiệm của bản thân.
Một số gợi ý cho thầy cô về cách thức nuôi dưỡng sự tự nhận thức:
Cởi mở chia sẻ với các em những suy nghĩ, trải nghiệm của mình trong
những tình huống các em có thể hiểu được hoặc phù hợp với lứa tuổi của cúng.
Trong các tình huống của cuộc sống, các em học được rất nhiều và trực tiếp từ
cách ứng xử, hành vi của cha mẹ, thầy cô hay bạn bè.
Chấp nhận trải nghiệm của cá nhân như nó vốn có, không phê phán, điều
chỉnh. Điều này là quan trọng vì thầy cô hay có xu hownsg điều chỉnh, “dạy” các
em như “ không nên buồn vì đã cãi nhau với bạn” v.v. Việc người lớn chấp nhận
hay dương tính (vui, phấn khích) sẽ giúp các em chấp nhận những cảm xúc đó,
không cố gắng che dấu hoặc đè nén chúng. Điều này rất cần thiết để có được sự tự
nhận thức bản thân một cách đầy đủ. Những người lớn cần tách biệt rõ giữa một
bên là những cảm xúc bên trong của các em và cảm xúc thì không có đúng sai, và
một bên là hành vi của học sinh và hành vi có thể đúng hoặc sai.

Khen ngợi, khuyến khích các em khi cúng hoàn thành một việc gì đó.
-Khuyến khích và tạo điều kiện cho các em tham dự vào các hoạt động khiến
các em thấy tự tin và muốn bộc lộ năng lực, phẩm chất của bản thân. Chẳng hạn,
14

nếu học sinh A đá bóng tốt, hãy tạo điều kiện và khuyến khích em đá bóng vì ở đó,
các phẩm chát của em được thể hiện và điều này giúp các em tự tin hơn vào bản
thân mình.
Thầy cô cũng nên rèn luyện kỹ năng tự nhận thức bản thân của mình, để kỹ
năng trở thành một thói quen, hoạt động thường nhật mỗi ngày. Sự tự nhận thức
được phát triển thông qua thực hành tập trung chú ý vào các chi tiết của cảm xúc,
nhân cách và hành vi.
Các cách thức để nâng cao khả năng tự nhận thức:
+ Dành 1 hoặc 2 phút mỗi ngày để suy nghĩ về các trải nghiệm của mình,
đánh giá phổ rộng các trải nghiệm của mình bao gồm cảm giác cơ thể, cảm xúc,
suy nghĩ, mong muốn;
+ Bất cứ khi nào cảm thấy buồn hoặc rối bời, đối diện với tình huống căng
thẳng, hãy đánh giá nhanh phổ trải nghiệm của mình như ở trên đã đề cập bằng
cách ghi lại những hành vi và cảm xúc của mình;
+ Tự đánh giá bản thân một cách trung thực về những điều thầm kín trong nội
tâm, những điều mình cố gắng lờ đi, đè nén, chối bỏ, không thừa nhận hoặc gạt
sang một bên. Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta càng không chấp nhận các cảm xúc,
trải nghiệm của mình, các cảm xúc đó càng lưu tồn. Cách nhanh nhất để giúp
chúng ta giải quyết, vượt qua được những trải nghiệm đau buồn, khó khăn và cởi
mở, bộc lộ, phơi bày chúng; Tích hợp việc luyện tập kỹ năng này hàng ngày trong
hoạt động nào đó mà bạn có thể tập trung tâm trí theo cách tích cực và bình yên
nhất. Thiền, yoga, thư giãn là những phương pháp truyền thống nhất theo cách này;
nhưng bạn cũng có thể luyện tập lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình trong khi nấu
ăn, đi dạo, chơi hoặc nghe nhạc.

+ Tận tâm, chú ý và tập trung vào công việc.
– Các hoạt động giúp học sinh hình thành kỹ năng tự nhận thức
Hoạt động 1 cá nhân: Tìm điểm mạnh và yếu của bản thân
+ Những môn học nào em học khá nhất, môn nào cần cố gắng nhiều hơn ?
+ Trong thời gian qua,thành công lớn nhất của em là gì ?
+ Chỉ ra những thất bại của em trong năm vừa qua.
15

+ Chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bản thân và đưa ra kết luận về bản
thân mình.
Hoạt động 2 nhóm: Chia sẻ về tự nhận thức bản thân
Thời gian: 20 phút
Mục tiêu: giúp các em hiểu rõ về mình hơn, khám phá và nhận biết các đặc
điểm, phẩm chất của mình.
Dụng cụ: Tờ rơi in sẵn các mệnh đề.
Tiến hành: Người quản trò giới thiệu các nguyên tắc của hoạt động nhóm: tôn
trọng, bảo mật, không phê phán, lần lượt chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ. Điều này
giúp các em cảm thấy an toàn và thoải mái tham dự vào hoạt động. Chia lớp học
thành các nhóm gồm 3 người. Mỗi em tự suy nghĩ và điền vào tờ rơi trong 10 phút,
sau đó chia sẻ với những bạn trong nhóm của mình.
Tờ rơi in sẵn mệnh đề:
– Sở thích của bản thân là gì ? (chẳng hạn đọc sách, đá bóng, xem TV, hát,
nhảy v.v…).
– Cuốn truyện/ sách, chương trình TV, phim mà mình yêu thích nhất ?
– Điểm mạnh và năng khiếu của mình là gì ?
– Điều gì ở bản thân mình thấy cần phải thay đổi/ cải thiện ?
– Mình là người … ?
– Ai là bạn thân nhất của mình ? Người đó như thế nào ? Có đặc điểm gì nổi bật ?
– Mình muốn làm nghề gì trong tương lai ?

Hoạt động 3 nhóm: Chia sẻ các giá trị của bản thân và nhóm
Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: giúp các ẹm hiểu rõ về các giá trị của mình và người khác.
Dụng cụ: Giấy A0, bút dạ mầu
Tiến hành: Chia các em thành các nhóm nhỏ (không quá 8 người một nhóm).
Yêu cầu mỗi nhóm liệt kê các giá trị mà các em hướng đến theo thứ tự quan trọng
trong 20 phút. Sau đó, đại diện của nhóm chia sẻ với tất cả. Thảo luận với cả lớp
về những giá trị mà tất cả các nhóm đều có ? So sánh sự khác biệt giữa các nhóm
Hoạt động 4 nhóm: Khám phá và chia sẻ các giá trị
16

Thời gian: 30 phút
Mục tiêu: Nhận biết các giá trị đang được xã hội công nhận và đề cao.
Chuẩn bị: Yêu cầu từ buổi trước mỗi em mang đến lớp một hoặc 2 mẫu quảng
cáo dành cho lứa tuổi mình. Quảng cáo có thể trên báo hoặc trên tivi.
Tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (không quá 8 người một nhóm) và
thảo luận các vấn đề sau:
 Mẫu quảng cáo hướng đến. khuyến khích giá trị nào ?
 Em có cùng chia sẻ giá trị đó không ?
 Mẫu quảng cáo đó có đi ngược lại với giá trị nào của em không ?
 Mẫu quảng cáo đó có ảnh hưởng đến hình ảnh/suy nghĩ của em về chính
bản thân mình không ?
Hoạt động 5: Người khác nghĩ gì về mình
Thời gian: 15 phút
Chuẩn bị: khăn bịt mắt.
Mục tiêu: Khám phá những suy nghĩ, nhận định của người khác về bản thân mình.
Tiến hành: Cả nhóm đứng quanh thành vòng tròn. Chọn một người làm tình
nguyện. Bịt mắt người tình nguyện. Bật một bản nhạc và cho người tình nguyện
viên đi xung quanh vòng nhóm. Khi nhạc dừng, tình nguyện viên bị bịt mắt sẽ

đứng trước một thành viên nào đó của nhóm. Những người khác trong vòng bắt
đàu nói đến những phẩm chất, đặc điểm của người này sao cho tình nguyện viên có
thể nhận ra nhanh nhất người mình đang đứng trước.
2.2 Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình
thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa,
đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan
điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn
và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều
chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta
17

có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích
cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta,
đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan
trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ
khi cần thiết một cách xây dựng.
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự
cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn,
kiếm soát cảm xúc. Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi
của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những
người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác
quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính
đáng.
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có
kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm
lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh

mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thời
có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.
Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng
và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương
lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải
quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.
Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp,
thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.
2.3 Kĩ năng đồng cảm
Đồng cảm là khả năng hiểu mọi người, thế giới từ quan điểm của người khác
và luôn hành động, ứng xử với người khác dựa vào nỗ lực hiểu biết đó.
Đồng cảm với một người là hiểu người đo đang cảm thấy như thế nào, hoặc
nói cách khác, suy nghĩ và nhận biết xem mình có thể cảm thấy như thế nào nếu
mình ở trong vị trí, tình huống của họ. Đồng cảm cá nhân luôn ý thức được rằng
những gì người khác suy nghĩ có thể tương tự nhưng cũng óc thể rất khác với điều
18

chúng ta suy nghĩ, và họ đều có những cảm xúc và hình ảnh tâm trí gắn liền với
những suy nghĩ đó. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kĩ năng tự nhận
thức và kĩ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giao
tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế
cảm xúc.
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn
cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những
người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của
người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ
– Tầm quan trọng của kỹ năng đồng cảm đối với học sinh
Đồng cảm bao gồm tình cảm và tư duy. Đồng cảm có nghĩa là cảm được cảm
xúc của người khác (đau khổ, buồn, ân hận, tức giận, vui vẻ v.v..). Đồng cảm cũng

có nghĩa là hiểu biết logic về suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Không giống như
tư chất phụ thuộc nhiều vào di truyền, đồng cảm là một kỹ năng phải học mới có
được. Những học sinh có khả năng đồng cảm có xu hướng học tốt hơn ở trường, có
nhiều bạn hơn, và phát triển hơn về sự nghiệp khi trưởng thành. Các em học sinh
có kỹ năng đồng cảm luôn được các bạn bè coi là thủ lĩnh.
Kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp
và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt
trong bối cảnh đa văn hóa, đa sắc tộc. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp
khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần
sự giúp đỡ. Thiếu sự đồng cảm được giả thiết là nguyên nhân phát triển các hành vi
chống đối xã hội và bắt nạt bạn bè ở học sinh. Không có khả năng nhận ra và quan
tâm đến sự đau đớn, khổ cực của nạn nhân khiến kẻ bắt nạt không cảm thấy có lỗi
và sửa chữa hành vi của mình. Giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng thấu
hiểu, chúng ta đã nuôi dưỡng phần người ở các em.
– Những điều cần lưu ý
Trong hình thành khả năng đồng cảm, cách mà người lớn thể hiện sự đồng
cảm của mình là điều quan trọng nhất hơn bất cứ lời nói nào của chúng ta. Chẳng
hạn, khi học sinh kể chuyện về hiện tượng chế diễu một bạn ở lớp béo, chúng ta
19

nghĩ rằng chúng ta mắng các em và nói các em không được nói thế sẽ là cách làm
đúng. Trên thực tế, cách làm này không thể hiện sự đồng cảm của mình đối với các
em (vì các em đang vui vẻ “một cách không hữu ý” về sự trêu đùa này) và cũng
không dạy được các em biết đồng cảm với người khác. Thay vào đó, chúng ta có
thể nhẹ nhàng giải thích với các em là việc trêu bạn như thế sẽ khiến bạn cảm thấy
buồn, xấu hổ. Chúng ta cũng hỏi các em xem có bao giờ các em cảm thấy buồn vì
những lời trêu chọc của người khác không.
Để nuôi dưỡng kỹ năng này ở học sinh, thầy cô nên biết:
– Lắng nghe học sinh: Chỉ khi thực sự lắng nghe học sinh nói chuyện, thầy cô

mới nắm bắt được suy nghĩ, cảm xúc của học sinh, từ đó hiểu được những cảm xúc
suy nghĩ đó. Thầy cô thể hiện cho các em biết mình đang lắng nghe bằng cách
nhắc lại một số ý chính, hoặc cảm xúc của học sinh khi phù hợp. Lắng nghe học
sinh có ý nghĩa quan trọng vì một mặt giúp chúng ta thực sự thấu hiểu các em, mặt
khác, chúng ta cũng đang là hình mẫu để các em học tập cho các tình huống khác
(chẳng hạn lắng nghe bạn nói để hiểu bạn). Đôi khi, chúng ta chỉ cần lắng nghe mà
không cần phải đưa ra bất cứ một câu hỏi, bình luận, giải pháp nào.
– Là hình mẫu cho học sinh: Khi chúng ta đối xử với học sinh theo cách thấu
hiểu, chúng ta không ngừng nuôi dưỡng tình cảm với học sinh mà còn đang là hình
mẫu về sự nhân từ, thấu hiểu cho các em bắt chước. Thể hiện sự đồng cảm của
mình trong những tình huống học sinh mắc lỗi như chưa chuẩn bị bài, vô hình làm
hỏng thiết bị v.v…. sẽ đặc biệt có giá trị và ấn tượng đối với các em. Đồng cảm
không có nghĩa là đồng ý với mọi điều học sinh làm mà là cố gắng tôn trọng quan
điểm, cảm xúc của các em, chấp nhận và hiểu được vì sao các em lại có những
biểu hiện, hành động như vậy. Thông thường, chúng ta sẽ đồng cảm khi học sinh
thực hiện tốt, có cảm xúc dương tính. Chúng ta khó đồng cảm hơn khi các em
không làm tốt công việc, khó chịu, tức giận hoặc có các cảm xúc âm tính khác.
Chẳng hạn, nếu một học sinh bị bạn bè trêu chọc và cậu đánh lại bạn mình, thầy cô
sẽ rất dễ chỉ nhìn vào việc em đó đánh bạn và có thái độ phê bình em đó. Cần hiểu
và cảm nhận cả cảm xúc tức giận mà các em trải nghiệm lúc đó. Chính những tình

20

huống như thế này là cơ hội tốt nhất để thầy cô làm mẫu cho học sinh về sự đồng
cảm.
Ngoài ra, thầy cô cũng có thể chỉ cho học sinh những ví dụ về sự đồng cảm ở
trên báo chí, trong khu phố, trong cuộc sống.
– Không chỉ trích, phê phán người khác.
– Tạo bầu không khí cởi mở trong lớp học để học sinh cảm thấy dễ dàng chia

sẻ trải nghiệm, cả dương tính và âm tính. Khi học sinh nói với mình, hãy đồng cảm
với các em bằng cách hiểu những cảm xúc của các em, thể hiện rằng chúng ta hiểu
các em và bộc lộ cử chỉ phi ngôn ngữ (như gật đầu, nheo mắt v.v…).
Ngoài ra, các gợi ý ở phần kỹ năng tự nhận thức và tự trọng để thầy cô tự
luyện tập cho bản thân cũng có thể áp dụng trong phần này.
Một số chiến lược để dạy kỹ năng đồng cảm
– Dạy và khuyến khích học sinh diễn tả cảm xúc của mình: các em cần được
biết cách gọi tên các cảm xúc của mình để hiểu được cảm xúc của người khác,
chẳng hạn như “tức giận”, “chán”, “buồn”, “cáu” v.v… Khi học sinh có cảm xúc
mạnh, chúng ta có thể thể hiện sự đồng cảm của ta với học sinh bằng cách giúp các
em gọi tên cảm xúc hiện tại của mình.
– “Đổi vai”: Khi có cãi nhau, bất đồng giữa học sinh với nhau, hỏi các em
xem theo các em, mình sẽ cảm thấy thế nào khi ở vị trí của họ.
– Dạy học sinh biết quan tâm: với các tình huống thực trong cuộc sống, luôn
nhớ để dạy học sinh biết cách “cho” chứ không chỉ nhận, và các em cũng trải
nghiệm niềm vui khi mình đem lại cho người khác cái gì. Ban đầu, chúng ta cần
hướng dẫn và khởi xướng cho học sinh, chẳng hạn “Ở nhà, bà đang ốm, học sinh
có nghĩ mình nên nấu gì cho bà không?” “Bạn ở lớp bị mệt, em có thể làm gì?”.
– Lưu ý đến cách hành vi thiếu tế nhị: khi học sinh hành xử chưa tốt với người
khác, thầy cô có thể nhân cơ hội đó để giúp các em tế nhị, tinh ý hơn về cảm xúc
của người khác. Chỉ đơn giản trao đổi với các em xem ảnh hưởng hành vi của các
em, chẳng hạn như “em nghĩ xem nếu bạn đánh em như vậy thì em sẽ cảm thấy
như thế nào ?, em cảm thấy thế nào về việc em đánh bán ?”. Trao đổi với học sinh

21

một cách chia sẻ, không chì chiết, mắng mỏ để học sinh cảm thấy hoàn toàn để bộc
lộ thực các suy nghĩ, cảm xúc của các em.
– Khuyến khích học sinh khám phá những điểm chung giữa mình và mọi

người. Hiểu được những cảm nhận, cảm xúc ở người khác tương tự như mình giúp
các em ứng xử đồng cảm. Biết mọi người khác mình giúp các em hiểu được rằng
điều có thể giúp người này cảm thấy thoải mái nhưng lại không làm cho người
khác thoải mái.
– Chia sẻ với các em suy nghĩ, cảm xúc của thầy cô, cũng như cảm xúc của
người khác: Điều này rất có ích vì các em hiểu được mọi cảm xúc đều được chấp
nhận, đều bình thường, và các em sẽ thoải mái nói về cảm xúc của mình đối với
thầy cô, coi thầy cô là những người bạn tâm giao của mình.
– Cùng các em xem các tin tức về những người nghèo khổ, có khó khăn, có
thiên tai và trao đổi những vấn đề này. Giúp các em hiểu rằng mọi thứ không hề
đơn giản, dễ dàng với mọi người và nhiều người không được may mắn như em.
– Khuyến khích các em tham dự các hoạt động thiện nguyện, hoạt động tình
nguyện như hỗ trợ đồng bào lụt, giúp đỡ học sinh mồ côi v.v…
– Các hoạt động giúp rèn luyện kỹ năng đồng cảm
Hoạt động 1: Luyện tập lắng nghe tích cực
Thể hiện sự tôn trọng và thấu hiểu người khác bằng cách nói lại những điều
người khác vừa nói. Điều này giúp người nói biết chắc là họ đang được lắng nghe.
Chẳng hạn: “em vừa nói là em đang tức vì các bạn chế nhạo em”, “cô nghe thấy
em nói là em…(nhắc lại điều học sinh vừa nói)”. Cách thức này có thể áp dụng cho
chính thầy cô, vì cách tốt nhất để dạy học sinh lắng nghe tích cực là thông qua
quan sát hành vi thầy cô.
Hoạt động 2: Bộc lộ sự đồng cảm
Chấp nhận cảm nhận, cảm xúc của người khác dù mình có đồng ý hay không
đồng ý với họ. Chẳng hạn, nói “khi tớ đứng ở vị trị của bạn, tớ hiểu vì sao bạn lại
cảm thấy như vậy” hoặc “cô có thể tưởng tượng được việc đó khiến học sinh bực
tức như thế nào” v.v.

22

Hãy nói những điều này một cách chân thành nhất, bộc lộ từ trái tim. Chỉ làm
nếu thực sự cảm nhận được sự cảm thông. Hãy cố gắng tưởng tượng mình là người
đó, ở vị trí sự việc và xem xét sự việc, tình huống ở góc độ của họ. Kỹ năng này
không phải tự nhiên có mà cần phải học tập và rèn luyện.
Hoạt động 3: Thể hiện sự hiểu biết
Thể hiện mình hiểu người khác đang trải nghiệm, cảm nhận. Chẳng hạn như
nói “tớ hiểu điều bạn đang nói”, “chị hiểu em đang mong muốn điều gì v.v..
Hoạt động 4: Hình dung về những trải nghiệm của người khác
Yêu cầu các em tưởng tượng các tình huống khó khăn mà những người khác
có thể đang trải qua. Chẳng hạn: Sau thảm họa thiên tai, nhà em bị mất đi toàn bộ
tài sản. Em sẽ thấy thế nào ? Có những ai còn lại bên em ? Em sẽ làm thế nào để
đương đầu với điều bất hạnh trên ?
Hoạt động 5: Bản đồ tư duy về sự đồng cảm
Thời gian: 20 phút
Dụng cụ: Giấy A0, bút màu
Mục tiêu: Khám phá các ý tưởng liên quan đến sự đồng cảm; trải nghiệm
nhwxg điều mình suy nghĩ; luyện tập tư duy tích cực và nhanh nhẹn.
Tiến hành: Chia thành các nhóm từ 6 – 10 người. Yêu cầu các nhóm thảo luận
và vẽ ra bất cứ ý tưởng gì liên quan đến sự thấu hiểu.
Hoạt động 6: Kính thảy vai
Thời gian: 15 – 20 phút
Dụng cụ: kính cũ
Mục tiêu: Giúp các em hiểu được biểu hiện cảm xúc của những người ở khác
vị trí, độ tuổi, giới tính khác.
Chuẩn bị:
– Liệt kê 2 nhóm từ
 Tên của các cảm xúc (buồn, vui, giận giữ v.v.);
 Những tính chất khác nhau của con người như học sinh trai, học sinh gái,
người già, người lạc quan, người bi quan, bạn mới v.v.
– Sưu tập một số kính cũ.

23

– Chuẩn bị các miếng giấy nhỏ và ghi lên đó các từ trên.
– Dán lên mỗi mắt một tờ giấy thuộc một nhóm.
Tiến hành: Để các em đến nhặt kính ngẫu nhiên. Yêu cầu em mô tả mọi thứ
sẽ như thế nào qua “lăng kính” khác. Sau khi tất cả nhóm đã được làm, khuyến
khích các em chia sẻ xem các em muốn người khác đối xử với mình như thế nào.
Từ đó, học sinh sẽ thoải mái chia sẻ các suy nghĩ về những hỗ trợ, trợ giúp mà bản
thân mình hoặc người khác có thể cần đến trong lúc khó khăn.
Tư liệu tham khảo
Cách dạy con biết cảm thông của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Sự đồng cảm hay khả năng đọc cảm xúc của người khác- một kỹ năng sống quan
trọng. Nhiều người cho rằng, trẻ con hiện nay mất dần kỹ năng này và kết quả là
trẻ ít hạnh phúc hơn khi lớn lên. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, tình trạng này
chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới 1/3 sinh viên đại học chán nản, bỏ học.
Đan Mạch-quốc gia hạnh phúc nhất thế giới rất coi trọng sự đồng cảm. Mỗi tuần
học sinh ở đây đều có 1 giờ học về cách xây dựng kỹ năng đồng cảm, giờ học này
nằm trong chương trình giảng dạy quốc gia, bắt buộc cho các trẻ em từ 6 đến 16
tuổi. Cả lớp học sẽ bàn luận về các vấn đề của cá nhân hoặc của một nhóm như ai
đó bị bỏ rơi, bị bắt nạt….Cả lớp sẽ cùng nhau tôn trọng tất cả các quan điểm và
cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Quan trọng là lắng nghe, thừa nhận, chia sẽ.
2.4 Kĩ năng ra quyết định
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống,
những vấn đề cần giả quyết buộc chúng ta phải lực chọn, đưa ra quyết định hành
động.
Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương
án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách
kịp thời.
Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ

thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy
trước khi ra quyết định.
– Tầm quan trọng của kĩ năng ra quyết định
24

Có rất nhiều học sinh không có kĩ năng ra quyết định. Khi đối mặt với sự việc, các
em thường thiếu khả năng đưa ra đưa ra các ý kiến và đánh giá ý kiến để thay đổi.
Các em thường chờ đợi người lớn giải quyết giúp mình hoặc chỉ ra đứng, sai. Điều
này không giúp các em trưởng thành. Học cách giải quyết vấn đề giúp các em phát
triển lành mạnh, nuôi dưỡng sự độc lập ở các em. Ra quyết định đúng đắn giúp học
sinh có thái độ tích cực khi đứng trước vấn đề cần giải quyết, xác định các giải
pháp và biết lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và
có trách nhiệm đối với những quyết định của bản thân. Để có được quyết định
đúng đắn ở tất cả mọi lúc, mọi nơi không phải việc dễ dàng. Đưa ra quyết định
đúng đắn là một trong những dấu hiệu trở thành người lớn làm cho cơ hội thành
công trong cuộc sống của các em tăng lên.
Để đưa ra quyết định phù hợp chúng ta cần:
+ Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải.
+ Thu thập thông tin hoặc vấn đề về tình huống đó.
+ Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.
+ Hình dung đây đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án
giải quyết. Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng
phương án đó.
+ So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu.
Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người có được sự
lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu
không có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm
hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và
tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến gia

đình, bạn bè và những người có liên quan.
Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như:
kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng tư
duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo…
Kĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề.
2.5 Kĩ năng ứng phó với stress
25

2.2 Kĩ năng giao tiếp…………………………………………………………………………………..172.3 Kĩ năng đồng cảm…………………………………………………………………………………182.4 Kĩ năng ra quyết định……………………………………………………………………………242.5 Kĩ năng ứng phó với stress…………………………………………………………………….252.6 Kĩ năng hợp tác…………………………………………………………………………………….272.7 Kĩ năng giải quyết xung đột……………………………………………………………………282.8 Kĩ năng lãnh đạo…………………………………………………………………………………..292.9 Kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp………………………………………………………………..342.10 Kĩ năng làm việc nhóm………………………………………………………………………..39CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHOHỌC SINH THPT……………………………………………………………………………. …………………403.1 Một số trò chơi giáo dục kĩ năng sống……………………………………………………..403.2 Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ………………………….423.3 Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh………….51LỜI MỎ ĐẦUTrong những năm gần đây vấn đề kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sốngđang là vấn đề “nóng” được giới nghiên cứu và xã hội quan tâm ,nhất là trướctình trạng báo động về nhân cách,đạo đức ,lối sống của một bộ phận giới trẻ hiệnnay.Tuy nhiên giáo dục kỹ năng sống cần cả một quá trình giáo dục từ gia đìnhđến nhà trường và cả xã hội.Trong đó có thể nói giáo dục kỹ năng sống trong nhàtrường theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo là một trong nhiều con đườnghình thành kỹ năng sống ở mỗi người, nhưng giáo dục kỹ năng sống theo conđường giáo dục nhà trường sẽ đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo dục và có thể đemlại hiệu quả cao hơn nhờ tính khoa học và tính chuyên nghiệp của nó. Trên tinhthần đó, chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp chosinh viên có nguồn tư liệu để tham khảo trong quá trình nghiên cứu và học tập.Cuốn giáo trình được biên soạn dựa trên sự tham khảo các sách báo, côngtrình nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống, lôgics. Hy vọng tài liệu là nguồntư liệu tốt cho sinh viên học tập.CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG(5LT-0TH)1.1 Khái niệm1.1.1 Kĩ năng sống- Khái niệm kĩ năng: Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của cá nhân vềmột hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việcnào đó phát sinh trong cuộc sống.Cần phân biệt kĩ năng và khả năng. Kĩ năng là khi con người làm một việc nào đómang tính thành thạo, chuyên nghiệp. Để có kĩ năng phải trải qua rèn luyện mới có. Cònkhả năng là những tố chất thiên bẩm, mang tính có sẵn. Người có khả năng thì rèn luyệnthành kĩ năng dễ dàng, đơn giản và nhanh hơn. Người không có khả năng về lĩnh vực nàođó mà muốn trở thành kĩ năng về lĩnh vực đó cần phải trải qua rèn luyện mới có.Người có kĩ năng về một hoạt động nào đó cần phải:+ Có tri thức về hoạt động đó. Ví dụ, muốn có kĩ năng giao tiếp trước hết phải hiểubiết về giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp; muốn có kĩ năng ứng phó với stress phải có họccách chấp nhận, đương đầu với thử thách, sống tích cực.+ Biết cách tiến hành hoạt động có hiệu quả. Ví dụ, trong giao tiếp thấy đối tượngmệt mỏi, liếc nhìn đồng hồ, trả lời cho qua chuyện thì ta nên kết thúc câu chuyện; sinhviên đi kiến tập không nên hỏi thu nhập của giáo viên; sinh viên đến thăm trẻ em ở LàngSOS không nên tò mò hỏi cha, mẹ em ở đâu, làm gì vì trẻ em ở đó không nơi nương tựa,mồ côi cha, mẹ…+ Biết hành động có kết quả trong điều kiện mới. Ví dụ, sinh viên đến thực tập tại cơsở mới phải linh động, sáng tạo trong vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.Như vậy để có kĩ năng con người cần trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Khi đạtđược kĩ năng về một lĩnh vực, công việc nào đó sẽ cho ta kết quả khả quan.- Kĩ năng sống:Thuật ngữ kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình củaUNICEF (1996)- giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDScho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường.Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống. Mỗi quan niệm đượcdiễn tả theo cách thức khác nhau.Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), Kĩnăng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộcsống hằng ngày.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực màcon người cần để có cuộc sống an toàn , khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâmlí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày đểtương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,những tình huống của cuộc sống hằng ngày.Tuy diễn đạt về kĩ năng sống khác nhau nhưng giống nhau ở nội dung cơ bản đó là kĩnăng sống là những cách thức ứng xử, xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mộtcách linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả.. Từ đó giúp con người xác lập được mối quan hệtốt đẹp với mọi người xung quanh, hoàn thiện nhân cách của mình.Một cách khác, có thể tiếp cận khái niệm kĩ năng qua 4 trụ cột của giáo dục:Học đểbiết; Học để khẳng định bản thân; Học để chung sống; học để làm việc. Kĩ năng sống cóhiểu là: Kĩ năng học tập; kĩ năng làm chủ bản thân; kĩ năng thích ứng và hòa nhập vớicuộc sống, kĩ năng làm việc.Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợpvới người khác, xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.Kĩ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thóiquen tích cực.Người có kĩ năng sống là người có khả năng kiểm soát được các tình huống rủi rogiải quyết nó một cách hiệu quả. Là người luôn bình tĩnh, khôn khéo, giải quyết các tìnhhuống nảy sinh trong cuộc sống một linh hoạt có hiệu quả theo hướng tích cực. Người cókĩ năng sống bao giờ cũng có các kĩ năng giao tiếp tốt, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiềmchế, tự kiểm soát, kĩ năng quyết đoán tự khẳng định. Như vậy, người có kĩ năng sống nóhàm chứa sự thông minh, sắc sảo, năng lực cảm hóa và tâm hồn hướng thiện. Người tathường dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiết của kĩ năng sống đốivới con người. Con người muốn sang được bến bờ thành công phải đi qua con sông đầythử thách, rủi ro. Khi đó kĩ năng sống như cây cầu giúp con người chuyển từ rủi ro, tháchthức có kết quả mĩ mãn. Kĩ năng sống trở thành một trong những yếu tố quan trọng củanhân cách. Theo triết lý của Edgar Morlin thì mục tiêu của giáo dục là cần tạo ra nhữngcon người được rèn luyện tốt để chiếm lĩnh và làm chủ thế giới. Ý nghĩa của cuộc sốngkhông phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao;không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thếnào? Nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% của sự thànhcông, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống.Người có kĩ năng sống là người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họluôn yêu đời, làm chủ cuộc sống và thành công trong công việc. Kĩ năng sống góp phầnthúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội góp phần ngăn ngừa các vấn đề xã hội. Người cókĩ năng sống sẽ xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách tích cực, góp phầnxây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy sẽ giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm cho xãhội phát triển văn minh hơn, lành mạnh hơn.1.1.2 Giáo dục kĩ năng sốngGiáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kếhoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức vàthái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiệncông việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàngngày…Thực tế cho thấy, kĩ năng sống được hình thành bằng nhiều cách thức khác nhautùy vào môi trường sống, môi trường giáo dục. Theo một số nghiên cứu cho thấy,các kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian…ví dụ như trẻ em vùng biển thìcó một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em thànhphố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em ngày xưakhác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ… Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹnăng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh đượctruyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo,lòng ham hiểu biết… Các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho conngười sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giúp cho các em chủ bảnthân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nângcao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộcsống. Giáo dục kĩ năng sống là hướng đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực.Kĩ năng sống được xem là biểu hiện của chất lượng giáo dục, là một trongnhững tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, giáo dục kĩ năng sốngtrở thành mục tiêu, chiến lược giáo dục của các cơ sở đào tạo.1.2 Đặc điểm của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT1.2.1 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THPTĐặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT:Lứa tuổi học sinh THPT còn gọi là lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn pháttriển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào người lớn.Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi được chia thành hai thời kì:Thời kì 15 đến 18 tuổi gọi là thời kì đầu của thanh niên (THPT)Thời kì từ 18 đến 25 tuổi là thời kì hai của thanh niên (sinh viên).Thể chất: Cơ thể có sự phát triển cân đối hài hòa, có sức khỏe, có thể làmnhững công việc nặng nhọc của người lớn. Các em bắt đầu chú ý nhiều hơn tới cơthể của mình.Về tâm lí, có sự khác biệt giữa năm và nữ. Nam thích cảm giác mạnh, nữyếu ớt, yểu điệu, nhẹ nhàng, khéo léo. Học sinh ở lứa tuổi này thường phát triểncác mối quan hệ xã hội nhất là bạn bè. Các em bắt đầu tự khẳng định mình trongtập thể, thể hiện cái tôi, bản sắc riêng. Các em hay bắt chước, hay thần tượng vềmột ai đó mà các em yêu thích.Về sự phát triển trí tuệ: Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệthần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Cảmgiác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Trí nhớ của học sinhTHPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạtđộng trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, cóbiện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài các em đã biết rútra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàný tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tưduy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân tích, tổng hợp, sosánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệmphức tạp và trừu tượng. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật vànguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu…Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lốiphản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích nhữngvấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe và thích ghi chép những câu triếtlý. Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linhhoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề mộtcách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huyhết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vìvậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập đểphân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả năngnhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng củangười giáo viên.Về sự phát triển của tự ý thức: Các em bắt đầu có thói quen tự nhận thức về chínhmình, tự khẳng mình trong tập thể. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầukhẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn ngườikhác quan tâm, chú ý đến mình. Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giábản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sựgiúp đỡ của người lớn. Một mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của em các, mặtkhác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách củamình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh nhữnglệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho cácem có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Nhìnchung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xâydựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các em cóthể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trongnhững hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vàonhững hành vi đó. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hìnhảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởngđúng đắn để phấn đấu vươn lên.2.2.2 Nguyên tắc công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT- Nguyên tắc tương tác: KNS không hình thành từ ghi chép, nghe giảng màphải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng, đọc tàiliệu chỉ có tác dụng thay đổi nhận thức chỉ khi nào tương tác với bạn bè và nhữngngười xung quanh.- Nguyên tắc trải nghiệm: KNS được hình thành khi học sinh có cơ hội trảinghiệm thực tế, học sinh chỉ có kĩ năng khi các em làm việc đó chứ không chỉ nóivề việc đó.- Nguyên tắc tiến trình: KNS có được phải là một tiến trình, phải có thờigian.- Nguyên tắc thay đổi hành vi: Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh THPT không chỉ dừng lại việc thay đổi nhận thức mà mục tiêu chính là thayđổi thói quen, hành vi tiêu cực. KNS hướng đến rèn luyện kĩ năng ứng phó nhữngvấn đề nảy sinh trong thực tiễn theo huxongs tích cực.1.3 Vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT- KNS thúc đẩy sự hoàn thiện nhân cách, góp phần thúc đẩy xã hội pháttrine. Thanh niên nếu thiếu các kĩ năng sống rất dễ rơi vào cạm bẫy như cơ bạc,rượu chè, ma túy…giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy hành vi tích cực giảm thiểu cácvấn đề xã hội khác.- Giáo dục KNS cho học sinh THPT nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáodục phổ thôngMục tiêu của giáo dục phổ thông được xác định alf đào tạo con người phát trinetoàn diện, có đạo đức, có tri thức và có sức khỏe, nghề nghiệp trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ gnhiax xã hội. GDKNS là nhằm hình thành cho họcsinh kĩ năng làm chủ bản thân, ứng phó tình huống nảy sinh trong cuộc sống.1.4 Nhiệm vụ của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPTMục đích của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là trang bị cho họcsinh những hieur biết và kinh nghiệm thực tế để trải nghiệm trong đời sống mộtcách tích cực. Do đó, nhiệm vụ của giáo dục kĩ năng sống là hướng đến rèn luyệncho học sinh thói quen và kĩ năng xử lý tình huống nảy sinh trong cuộc sống mộtcách mềm dẽo, linh hoạt, tích cực. Vì thế có thể coi là nhiệm vụ cấp thiết và khôngthể thiếu được đối với cá nhân, mỗi gia đình, trường học vfa toàn xã hội.Nhiệm vụ của nhà trường, trước hết nâng cao chất lượng dạy triết lí sống,quan niệm nhân sinh quan tích cực và cách rèn luyện bản thân. Nếu biết sống khéoléo nhưng triết lý sống lệch lạc, không biết tu dưỡng nhân cách thì cách sống khéoléo đó lại đưa đến tai hạ khôn lường.Đối với giáo viên phải ý thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng củaGDKNS cho học sinh. Nắm vững mục tiêu, nội dung bài dạy để tích hợ một số nộidung KNS cần thiết vào bài giảng giúp học sinh hình thành kĩ năng thái độ phùhợp với các vấn đề thực tiễn.- Tăng cường bồi dưỡng phương pháp kĩ năng học tập cho học sinh.- Học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc lĩnh hội tri thứccó ý thức vươn lên trong học tập, tích cực chủ động trong việc tự tìm kiếm tri thứcvà sự trải nghiệm để nâng cao kĩ năng sống cho bản thân.CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC CHOHỌC SINH THPT (15 LT-0BT)2.1 Kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân- Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, đánh giá bản thân mìnhKĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình,như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giáđúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bảnthân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bảnthân đang cảm thấy căng thẳng.10Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để conngười giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thểcảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mớicó thể cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năngcủa bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá khôngđúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trongcuộc sống và trong giao tiếp với người khác.Nếu mỗi cá nhân càng hiểu về bản thân mình tốt, cá nhân đó có thể chấp nhận hoặcthay đổi bản thân mình. Chỉ khi nhận thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân mới nhậnra được điều gì chưa phù hợp để hướng đến thay đổi, thích ứng. Để tự nhận thứcđúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp vớingười khác.Trong thế kỷ thứ 21, nền kinh tế tri thức luôn đòi hỏi mỗi cá nhân tự pháttriển kiến thức, năng lực của mình để theo kịp với những thay đổi không ngừngcủa xã hội. Điểm khởi đầu cho sự phát triển không ngừng bản thân là kiến thức vềchính mình, đặc điểm, tính cách, giá trị của mình như một cá nhân độc lập và đầybản sắc cũng như quan hệ của mình với người khác, xã hội như một thực thể xãhội. Độ rõ ràng, khúc chiết của các câu trả lời cho các câu hỏi: “mình là ai ?”,“mình đang ở đau”, “mình muốn gì”, “mình sẽ đi đến đâu ?” quyết định năng lựctự hoạch định cho bản thấn cũng như nhận ra tiềm năng của mình.Tự nhận biết về bản thân mình không có nghĩa là ích kỷ. Tự nhận thức cũngcho phép mình hiểu về người khác, cách họ cảm nhận về bản thân mình cũng nhưthái độ và phải hồi của mình. Sự tự nhận thức là cơ sở – nền tảng – hỗ trợ tất cả cácnăng lực tư duy cảm xúc. Tự nhận thức phải có trước, bởi nếu không hiểu bản thânvà cảm xúc của mình, làm sao chúng ta có thể biết và hiểu cảm xúc của người khácnhư thế nào ? Khám phá nội tấm mình sẽ giúp ta vui lòng “cho” chứ không chỉ“nhận”. Điều này giúp xây dựng quan hệ bền vững cũng như giúp chúng ta tự tinhơn.11Tự nhận thức được về mình ở mọi thời điểm cũng là tiền đề cho việc rènluyện các kỹ năng khác như kỹ năng tự đánh giá bản thân, đồng cảm, quản lý cảmxúc, kỹ năng đương đầu v.v…Với tuổi đầu thanh niên, tự nhận thức về bản thấn cũng có ý nghĩa quan trọngkhông kém so với giai đoạn trước. Học sinh tuổi đầu thanh niên vẫn còn đang cónhững thay đổi, xáo trộn phát triển về mặt tâm lý cũng như cơ thể để chuẩn bịbước sang một giai đoạn mới, giai đoạn người trưởng thành. Trước hết, tự nhậnthức tốt về mình giúp các em hiểu được bản chất con người mình và sẽ vững vànghơn trước những thay đổi mang tính quá độ. Thứ hai, học sinh tuổi này cũng là lứatuổi suy nghĩ nhiều về tương lai, định hướng đường đời của mình. Hiểu rõ về bảnthân mình giúp các em chọn những mục tiêu của cuộc đời phù hợp với năng lực, sởthích của mình. Các em biết được cái gì thúc đẩy mình, khiến mình say mê. Điềunày chính là nguồn nuôi dưỡng động lực bền vững cho các hoạt động của các em.- Những câu hỏi giúp tự nhận thức bản thânĐầu tiên, để hiểu đúng về mình, chúng ta cần trung thực với bản thân và thựcsự can đảm đối diện với sự thực ấy. Trung thực với bản thấn là điều không dễ.Nhiều học sinh cũng như người lớn không sẵn sàng đối diện với sự thật về chínhbản thân mình. Ví dụ, nhiều học sinh có thể tự nhìn nhận bản thân mình là ngườivui vẻ như là cớ ngụy biện cho việc học tập kém ở trường.Khi cá nhân học sinh biết mình là ai, như thế nào, chúng sẽ có thể mongmuốn thay đổi và tiến bộ. Tự nhận thức bản thân cần đến sự trung thực với bảnthân mình và can đảm để thực sự “chạm” đến những suy nghĩ, cảm xúc sâu thẳmnhất về bản thân mình và đối mặt với bản thân.Trong quá trình khám phá bản thân, không nên nghĩ về mình cao hơn khảnăng của mình. Nói cách khác, không có thái độ tự cao. Cá nhân cần có cái nhìntỉnh táo về điểm mạnh, cũng như không quá bi quan về điểm yếu và tự tin. Hơnnữa, không nên ngụy biện hoặc lý giải cho các điểm yếu. Chỉ cần có cái nhìn thựctế, khách quan về điểm mạnh và điểm yếu của mình, mỗi học sinh sẽ nhận ra đượccác giá trị của mình cũng như tôn trọng bản thân mình.Để hiểu về mình, học sinh cần trả lời các câu hỏi như:12Về xã hội:+ Mình muối chơi với kiểu người như thế nào (thông minh, vui vẻ, trầm tính,hài hước, lạc quan, khách quan, hiền lành, dễ tính, ngăn nắp v.v…) ?+ Những người bạn xung quanh mình có những tính cách đó không ?+ Vì sao mình lại thích các đặc điểm đó ở mọi người ?+ Mình tìm chơi với những người giống mình hay khác mình ? Vì sao ?+ Mình có bao nhiêu bạn thân ? Mối quan hệ với các bạn thấn này như thếnào (nói chuyện, chia sẻ với nhau, cùng nhau làm cái gì đó, cùng chơi điện tử vớinhau, cùng sở thích v.v) ?+ Bạn bè nghĩ về mình là người như thế nào ?Về cảm xúc+ Kể ra 3 tình huống hoặc những lần mà mình cảm thấy hạnh phúc nhất ?Điều gì lúc đó khiến mình hạnh phúc ?+ Điều gì trong cuộc sống hiện tại khiến mình sợ nhất ? Vì sao sợ ?+ Khi nào mình cảm thấy tức giận nhất hoặc khó chịu nhất ? Yếu tố nào khiếnmình lại cảm thấy tức giận như vậy ?+ Quan nhiệm của mình về tình yêu và hạnh phúc ?+ Mình có thể kiểm soát được cảm xúc của mình không ? Có thì lúc nào vànhư thế nào ? không thì trong trường hợp như thế nào ?+ Các cảm xúc nào mình muốn trải nghiệm hầu hết thời gian ?Về cá nhân+ Phẩm chất nào của bản thân mà mình tự hào nhất ?+ Năng lực, kỹ năng nào của bản thân mà mình tự hào nhất ?+ Từ lúc bé đến giờ, liệt kê 10 sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với bản thân ? Vìsao nó đặc biệt ?+ 5 điểm mạnh của mình ? 5 điểm yếu của mình ?+ Những điều mình mong muốn nhất ? Vì sao mình lại mong muốn điều đó nhất ?+ Nhớ lại những lúc mình cảm thấy mất tự tin, chán bản thân mình, rồi sau đó lạicảm thấy tự tin trở lại ? Điều gì giúp mình thay đổi cảm xúc về bản thân mình ?Về định hướng nghề nghiệp13+ Mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì ?+ Quan niệm của mình về thành công trong cuộc sống là gì ?+ Tiền bạc có ý nghĩa như thế nào đối với tôi ?+ Hoạt động nào mình thích chơi nhất lúc nhỏ (lắp khối, vẽ, xếp hình, chơitương tác, đuổi bắt v.v…) ?+ Mình thích loại công việc nào (thương mại, nghiên cứu, dịch vụ, nghệ thuậtv.v…) ?- Một số điều cần lưu ýHọc sinh tiếp xúc với thầy cô, bạn bè hằng ngày nên tấm gương của thầy cô,bạn bè đối với cá nhân từng học sinh là vô cùng quan trọng việc hình thành ở cácem năng lực tự nhận biết chính mình.Trước hết, để mỗi học sinh tự hiểu tốt bản thân mình, thầy cô cần có nhữngcách ứng xử hợp lý trong cuộc sống hàng ngày, khuyến khích các em trong từnghoàn cảnh có những suy lắng về cảm xúc, về trải nghiệm của bản thân.Một số gợi ý cho thầy cô về cách thức nuôi dưỡng sự tự nhận thức:Cởi mở chia sẻ với các em những suy nghĩ, trải nghiệm của mình trongnhững tình huống các em có thể hiểu được hoặc phù hợp với lứa tuổi của cúng.Trong các tình huống của cuộc sống, các em học được rất nhiều và trực tiếp từcách ứng xử, hành vi của cha mẹ, thầy cô hay bạn bè.Chấp nhận trải nghiệm của cá nhân như nó vốn có, không phê phán, điềuchỉnh. Điều này là quan trọng vì thầy cô hay có xu hownsg điều chỉnh, “dạy” cácem như “ không nên buồn vì đã cãi nhau với bạn” v.v. Việc người lớn chấp nhậnhay dương tính (vui, phấn khích) sẽ giúp các em chấp nhận những cảm xúc đó,không cố gắng che dấu hoặc đè nén chúng. Điều này rất cần thiết để có được sự tựnhận thức bản thân một cách đầy đủ. Những người lớn cần tách biệt rõ giữa mộtbên là những cảm xúc bên trong của các em và cảm xúc thì không có đúng sai, vàmột bên là hành vi của học sinh và hành vi có thể đúng hoặc sai.Khen ngợi, khuyến khích các em khi cúng hoàn thành một việc gì đó.-Khuyến khích và tạo điều kiện cho các em tham dự vào các hoạt động khiếncác em thấy tự tin và muốn bộc lộ năng lực, phẩm chất của bản thân. Chẳng hạn,14nếu học sinh A đá bóng tốt, hãy tạo điều kiện và khuyến khích em đá bóng vì ở đó,các phẩm chát của em được thể hiện và điều này giúp các em tự tin hơn vào bảnthân mình.Thầy cô cũng nên rèn luyện kỹ năng tự nhận thức bản thân của mình, để kỹnăng trở thành một thói quen, hoạt động thường nhật mỗi ngày. Sự tự nhận thứcđược phát triển thông qua thực hành tập trung chú ý vào các chi tiết của cảm xúc,nhân cách và hành vi.Các cách thức để nâng cao khả năng tự nhận thức:+ Dành 1 hoặc 2 phút mỗi ngày để suy nghĩ về các trải nghiệm của mình,đánh giá phổ rộng các trải nghiệm của mình bao gồm cảm giác cơ thể, cảm xúc,suy nghĩ, mong muốn;+ Bất cứ khi nào cảm thấy buồn hoặc rối bời, đối diện với tình huống căngthẳng, hãy đánh giá nhanh phổ trải nghiệm của mình như ở trên đã đề cập bằngcách ghi lại những hành vi và cảm xúc của mình;+ Tự đánh giá bản thân một cách trung thực về những điều thầm kín trong nộitâm, những điều mình cố gắng lờ đi, đè nén, chối bỏ, không thừa nhận hoặc gạtsang một bên. Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta càng không chấp nhận các cảm xúc,trải nghiệm của mình, các cảm xúc đó càng lưu tồn. Cách nhanh nhất để giúpchúng ta giải quyết, vượt qua được những trải nghiệm đau buồn, khó khăn và cởimở, bộc lộ, phơi bày chúng; Tích hợp việc luyện tập kỹ năng này hàng ngày tronghoạt động nào đó mà bạn có thể tập trung tâm trí theo cách tích cực và bình yênnhất. Thiền, yoga, thư giãn là những phương pháp truyền thống nhất theo cách này;nhưng bạn cũng có thể luyện tập lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình trong khi nấuăn, đi dạo, chơi hoặc nghe nhạc.+ Tận tâm, chú ý và tập trung vào công việc.- Các hoạt động giúp học sinh hình thành kỹ năng tự nhận thứcHoạt động 1 cá nhân: Tìm điểm mạnh và yếu của bản thân+ Những môn học nào em học khá nhất, môn nào cần cố gắng nhiều hơn ?+ Trong thời gian qua,thành công lớn nhất của em là gì ?+ Chỉ ra những thất bại của em trong năm vừa qua.15+ Chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bản thân và đưa ra kết luận về bảnthân mình.Hoạt động 2 nhóm: Chia sẻ về tự nhận thức bản thânThời gian: 20 phútMục tiêu: giúp các em hiểu rõ về mình hơn, khám phá và nhận biết các đặcđiểm, phẩm chất của mình.Dụng cụ: Tờ rơi in sẵn các mệnh đề.Tiến hành: Người quản trò giới thiệu các nguyên tắc của hoạt động nhóm: tôntrọng, bảo mật, không phê phán, lần lượt chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ. Điều nàygiúp các em cảm thấy an toàn và thoải mái tham dự vào hoạt động. Chia lớp họcthành các nhóm gồm 3 người. Mỗi em tự suy nghĩ và điền vào tờ rơi trong 10 phút,sau đó chia sẻ với những bạn trong nhóm của mình.Tờ rơi in sẵn mệnh đề:- Sở thích của bản thân là gì ? (chẳng hạn đọc sách, đá bóng, xem TV, hát,nhảy v.v…).- Cuốn truyện/ sách, chương trình TV, phim mà mình yêu thích nhất ?- Điểm mạnh và năng khiếu của mình là gì ?- Điều gì ở bản thân mình thấy cần phải thay đổi/ cải thiện ?- Mình là người … ?- Ai là bạn thân nhất của mình ? Người đó như thế nào ? Có đặc điểm gì nổi bật ?- Mình muốn làm nghề gì trong tương lai ?Hoạt động 3 nhóm: Chia sẻ các giá trị của bản thân và nhómThời gian: 30 phútMục tiêu: giúp các ẹm hiểu rõ về các giá trị của mình và người khác.Dụng cụ: Giấy A0, bút dạ mầuTiến hành: Chia các em thành các nhóm nhỏ (không quá 8 người một nhóm).Yêu cầu mỗi nhóm liệt kê các giá trị mà các em hướng đến theo thứ tự quan trọngtrong 20 phút. Sau đó, đại diện của nhóm chia sẻ với tất cả. Thảo luận với cả lớpvề những giá trị mà tất cả các nhóm đều có ? So sánh sự khác biệt giữa các nhómHoạt động 4 nhóm: Khám phá và chia sẻ các giá trị16Thời gian: 30 phútMục tiêu: Nhận biết các giá trị đang được xã hội công nhận và đề cao.Chuẩn bị: Yêu cầu từ buổi trước mỗi em mang đến lớp một hoặc 2 mẫu quảngcáo dành cho lứa tuổi mình. Quảng cáo có thể trên báo hoặc trên tivi.Tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (không quá 8 người một nhóm) vàthảo luận các vấn đề sau: Mẫu quảng cáo hướng đến. khuyến khích giá trị nào ? Em có cùng chia sẻ giá trị đó không ? Mẫu quảng cáo đó có đi ngược lại với giá trị nào của em không ? Mẫu quảng cáo đó có ảnh hưởng đến hình ảnh/suy nghĩ của em về chínhbản thân mình không ?Hoạt động 5: Người khác nghĩ gì về mìnhThời gian: 15 phútChuẩn bị: khăn bịt mắt.Mục tiêu: Khám phá những suy nghĩ, nhận định của người khác về bản thân mình.Tiến hành: Cả nhóm đứng quanh thành vòng tròn. Chọn một người làm tìnhnguyện. Bịt mắt người tình nguyện. Bật một bản nhạc và cho người tình nguyệnviên đi xung quanh vòng nhóm. Khi nhạc dừng, tình nguyện viên bị bịt mắt sẽđứng trước một thành viên nào đó của nhóm. Những người khác trong vòng bắtđàu nói đến những phẩm chất, đặc điểm của người này sao cho tình nguyện viên cóthể nhận ra nhanh nhất người mình đang đứng trước.2.2 Kĩ năng giao tiếpKĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hìnhthức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa,đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quanđiểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốnvà cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điềuchỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúcnhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta17có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tíchcực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta,đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quantrọng đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệkhi cần thiết một cách xây dựng.Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sựcảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn,kiếm soát cảm xúc. Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợicủa những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với nhữngngười khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khácquan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chínhđáng.Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người cókĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâmlắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác (bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánhmắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi mà không vội đánh giá, đồng thờicó đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp.Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọngvà quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thươnglượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giảiquyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng.Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp,thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn.2.3 Kĩ năng đồng cảmĐồng cảm là khả năng hiểu mọi người, thế giới từ quan điểm của người khácvà luôn hành động, ứng xử với người khác dựa vào nỗ lực hiểu biết đó.Đồng cảm với một người là hiểu người đo đang cảm thấy như thế nào, hoặcnói cách khác, suy nghĩ và nhận biết xem mình có thể cảm thấy như thế nào nếumình ở trong vị trí, tình huống của họ. Đồng cảm cá nhân luôn ý thức được rằngnhững gì người khác suy nghĩ có thể tương tự nhưng cũng óc thể rất khác với điều18chúng ta suy nghĩ, và họ đều có những cảm xúc và hình ảnh tâm trí gắn liền vớinhững suy nghĩ đó. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kĩ năng tự nhậnthức và kĩ năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giaotiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chếcảm xúc.Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàncảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là nhữngngười rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm củangười khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ- Tầm quan trọng của kỹ năng đồng cảm đối với học sinhĐồng cảm bao gồm tình cảm và tư duy. Đồng cảm có nghĩa là cảm được cảmxúc của người khác (đau khổ, buồn, ân hận, tức giận, vui vẻ v.v..). Đồng cảm cũngcó nghĩa là hiểu biết logic về suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Không giống nhưtư chất phụ thuộc nhiều vào di truyền, đồng cảm là một kỹ năng phải học mới cóđược. Những học sinh có khả năng đồng cảm có xu hướng học tốt hơn ở trường, cónhiều bạn hơn, và phát triển hơn về sự nghiệp khi trưởng thành. Các em học sinhcó kỹ năng đồng cảm luôn được các bạn bè coi là thủ lĩnh.Kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếpvà ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệttrong bối cảnh đa văn hóa, đa sắc tộc. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúpkhuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cầnsự giúp đỡ. Thiếu sự đồng cảm được giả thiết là nguyên nhân phát triển các hành vichống đối xã hội và bắt nạt bạn bè ở học sinh. Không có khả năng nhận ra và quantâm đến sự đau đớn, khổ cực của nạn nhân khiến kẻ bắt nạt không cảm thấy có lỗivà sửa chữa hành vi của mình. Giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng thấuhiểu, chúng ta đã nuôi dưỡng phần người ở các em.- Những điều cần lưu ýTrong hình thành khả năng đồng cảm, cách mà người lớn thể hiện sự đồngcảm của mình là điều quan trọng nhất hơn bất cứ lời nói nào của chúng ta. Chẳnghạn, khi học sinh kể chuyện về hiện tượng chế diễu một bạn ở lớp béo, chúng ta19nghĩ rằng chúng ta mắng các em và nói các em không được nói thế sẽ là cách làmđúng. Trên thực tế, cách làm này không thể hiện sự đồng cảm của mình đối với cácem (vì các em đang vui vẻ “một cách không hữu ý” về sự trêu đùa này) và cũngkhông dạy được các em biết đồng cảm với người khác. Thay vào đó, chúng ta cóthể nhẹ nhàng giải thích với các em là việc trêu bạn như thế sẽ khiến bạn cảm thấybuồn, xấu hổ. Chúng ta cũng hỏi các em xem có bao giờ các em cảm thấy buồn vìnhững lời trêu chọc của người khác không.Để nuôi dưỡng kỹ năng này ở học sinh, thầy cô nên biết:- Lắng nghe học sinh: Chỉ khi thực sự lắng nghe học sinh nói chuyện, thầy cômới nắm bắt được suy nghĩ, cảm xúc của học sinh, từ đó hiểu được những cảm xúcsuy nghĩ đó. Thầy cô thể hiện cho các em biết mình đang lắng nghe bằng cáchnhắc lại một số ý chính, hoặc cảm xúc của học sinh khi phù hợp. Lắng nghe họcsinh có ý nghĩa quan trọng vì một mặt giúp chúng ta thực sự thấu hiểu các em, mặtkhác, chúng ta cũng đang là hình mẫu để các em học tập cho các tình huống khác(chẳng hạn lắng nghe bạn nói để hiểu bạn). Đôi khi, chúng ta chỉ cần lắng nghe màkhông cần phải đưa ra bất cứ một câu hỏi, bình luận, giải pháp nào.- Là hình mẫu cho học sinh: Khi chúng ta đối xử với học sinh theo cách thấuhiểu, chúng ta không ngừng nuôi dưỡng tình cảm với học sinh mà còn đang là hìnhmẫu về sự nhân từ, thấu hiểu cho các em bắt chước. Thể hiện sự đồng cảm củamình trong những tình huống học sinh mắc lỗi như chưa chuẩn bị bài, vô hình làmhỏng thiết bị v.v…. sẽ đặc biệt có giá trị và ấn tượng đối với các em. Đồng cảmkhông có nghĩa là đồng ý với mọi điều học sinh làm mà là cố gắng tôn trọng quanđiểm, cảm xúc của các em, chấp nhận và hiểu được vì sao các em lại có nhữngbiểu hiện, hành động như vậy. Thông thường, chúng ta sẽ đồng cảm khi học sinhthực hiện tốt, có cảm xúc dương tính. Chúng ta khó đồng cảm hơn khi các emkhông làm tốt công việc, khó chịu, tức giận hoặc có các cảm xúc âm tính khác.Chẳng hạn, nếu một học sinh bị bạn bè trêu chọc và cậu đánh lại bạn mình, thầy côsẽ rất dễ chỉ nhìn vào việc em đó đánh bạn và có thái độ phê bình em đó. Cần hiểuvà cảm nhận cả cảm xúc tức giận mà các em trải nghiệm lúc đó. Chính những tình20huống như thế này là cơ hội tốt nhất để thầy cô làm mẫu cho học sinh về sự đồngcảm.Ngoài ra, thầy cô cũng có thể chỉ cho học sinh những ví dụ về sự đồng cảm ởtrên báo chí, trong khu phố, trong cuộc sống.- Không chỉ trích, phê phán người khác.- Tạo bầu không khí cởi mở trong lớp học để học sinh cảm thấy dễ dàng chiasẻ trải nghiệm, cả dương tính và âm tính. Khi học sinh nói với mình, hãy đồng cảmvới các em bằng cách hiểu những cảm xúc của các em, thể hiện rằng chúng ta hiểucác em và bộc lộ cử chỉ phi ngôn ngữ (như gật đầu, nheo mắt v.v…).Ngoài ra, các gợi ý ở phần kỹ năng tự nhận thức và tự trọng để thầy cô tựluyện tập cho bản thân cũng có thể áp dụng trong phần này.Một số chiến lược để dạy kỹ năng đồng cảm- Dạy và khuyến khích học sinh diễn tả cảm xúc của mình: các em cần đượcbiết cách gọi tên các cảm xúc của mình để hiểu được cảm xúc của người khác,chẳng hạn như “tức giận”, “chán”, “buồn”, “cáu” v.v… Khi học sinh có cảm xúcmạnh, chúng ta có thể thể hiện sự đồng cảm của ta với học sinh bằng cách giúp cácem gọi tên cảm xúc hiện tại của mình.- “Đổi vai”: Khi có cãi nhau, bất đồng giữa học sinh với nhau, hỏi các emxem theo các em, mình sẽ cảm thấy thế nào khi ở vị trí của họ.- Dạy học sinh biết quan tâm: với các tình huống thực trong cuộc sống, luônnhớ để dạy học sinh biết cách “cho” chứ không chỉ nhận, và các em cũng trảinghiệm niềm vui khi mình đem lại cho người khác cái gì. Ban đầu, chúng ta cầnhướng dẫn và khởi xướng cho học sinh, chẳng hạn “Ở nhà, bà đang ốm, học sinhcó nghĩ mình nên nấu gì cho bà không?” “Bạn ở lớp bị mệt, em có thể làm gì?”.- Lưu ý đến cách hành vi thiếu tế nhị: khi học sinh hành xử chưa tốt với ngườikhác, thầy cô có thể nhân cơ hội đó để giúp các em tế nhị, tinh ý hơn về cảm xúccủa người khác. Chỉ đơn giản trao đổi với các em xem ảnh hưởng hành vi của cácem, chẳng hạn như “em nghĩ xem nếu bạn đánh em như vậy thì em sẽ cảm thấynhư thế nào ?, em cảm thấy thế nào về việc em đánh bán ?”. Trao đổi với học sinh21một cách chia sẻ, không chì chiết, mắng mỏ để học sinh cảm thấy hoàn toàn để bộclộ thực các suy nghĩ, cảm xúc của các em.- Khuyến khích học sinh khám phá những điểm chung giữa mình và mọingười. Hiểu được những cảm nhận, cảm xúc ở người khác tương tự như mình giúpcác em ứng xử đồng cảm. Biết mọi người khác mình giúp các em hiểu được rằngđiều có thể giúp người này cảm thấy thoải mái nhưng lại không làm cho ngườikhác thoải mái.- Chia sẻ với các em suy nghĩ, cảm xúc của thầy cô, cũng như cảm xúc củangười khác: Điều này rất có ích vì các em hiểu được mọi cảm xúc đều được chấpnhận, đều bình thường, và các em sẽ thoải mái nói về cảm xúc của mình đối vớithầy cô, coi thầy cô là những người bạn tâm giao của mình.- Cùng các em xem các tin tức về những người nghèo khổ, có khó khăn, cóthiên tai và trao đổi những vấn đề này. Giúp các em hiểu rằng mọi thứ không hềđơn giản, dễ dàng với mọi người và nhiều người không được may mắn như em.- Khuyến khích các em tham dự các hoạt động thiện nguyện, hoạt động tìnhnguyện như hỗ trợ đồng bào lụt, giúp đỡ học sinh mồ côi v.v…- Các hoạt động giúp rèn luyện kỹ năng đồng cảmHoạt động 1: Luyện tập lắng nghe tích cựcThể hiện sự tôn trọng và thấu hiểu người khác bằng cách nói lại những điềungười khác vừa nói. Điều này giúp người nói biết chắc là họ đang được lắng nghe.Chẳng hạn: “em vừa nói là em đang tức vì các bạn chế nhạo em”, “cô nghe thấyem nói là em…(nhắc lại điều học sinh vừa nói)”. Cách thức này có thể áp dụng chochính thầy cô, vì cách tốt nhất để dạy học sinh lắng nghe tích cực là thông quaquan sát hành vi thầy cô.Hoạt động 2: Bộc lộ sự đồng cảmChấp nhận cảm nhận, cảm xúc của người khác dù mình có đồng ý hay khôngđồng ý với họ. Chẳng hạn, nói “khi tớ đứng ở vị trị của bạn, tớ hiểu vì sao bạn lạicảm thấy như vậy” hoặc “cô có thể tưởng tượng được việc đó khiến học sinh bựctức như thế nào” v.v.22Hãy nói những điều này một cách chân thành nhất, bộc lộ từ trái tim. Chỉ làmnếu thực sự cảm nhận được sự cảm thông. Hãy cố gắng tưởng tượng mình là ngườiđó, ở vị trí sự việc và xem xét sự việc, tình huống ở góc độ của họ. Kỹ năng nàykhông phải tự nhiên có mà cần phải học tập và rèn luyện.Hoạt động 3: Thể hiện sự hiểu biếtThể hiện mình hiểu người khác đang trải nghiệm, cảm nhận. Chẳng hạn nhưnói “tớ hiểu điều bạn đang nói”, “chị hiểu em đang mong muốn điều gì v.v..Hoạt động 4: Hình dung về những trải nghiệm của người khácYêu cầu các em tưởng tượng các tình huống khó khăn mà những người kháccó thể đang trải qua. Chẳng hạn: Sau thảm họa thiên tai, nhà em bị mất đi toàn bộtài sản. Em sẽ thấy thế nào ? Có những ai còn lại bên em ? Em sẽ làm thế nào đểđương đầu với điều bất hạnh trên ?Hoạt động 5: Bản đồ tư duy về sự đồng cảmThời gian: 20 phútDụng cụ: Giấy A0, bút màuMục tiêu: Khám phá các ý tưởng liên quan đến sự đồng cảm; trải nghiệmnhwxg điều mình suy nghĩ; luyện tập tư duy tích cực và nhanh nhẹn.Tiến hành: Chia thành các nhóm từ 6 – 10 người. Yêu cầu các nhóm thảo luậnvà vẽ ra bất cứ ý tưởng gì liên quan đến sự thấu hiểu.Hoạt động 6: Kính thảy vaiThời gian: 15 – 20 phútDụng cụ: kính cũMục tiêu: Giúp các em hiểu được biểu hiện cảm xúc của những người ở khácvị trí, độ tuổi, giới tính khác.Chuẩn bị:- Liệt kê 2 nhóm từ Tên của các cảm xúc (buồn, vui, giận giữ v.v.); Những tính chất khác nhau của con người như học sinh trai, học sinh gái,người già, người lạc quan, người bi quan, bạn mới v.v.- Sưu tập một số kính cũ.23- Chuẩn bị các miếng giấy nhỏ và ghi lên đó các từ trên.- Dán lên mỗi mắt một tờ giấy thuộc một nhóm.Tiến hành: Để các em đến nhặt kính ngẫu nhiên. Yêu cầu em mô tả mọi thứsẽ như thế nào qua “lăng kính” khác. Sau khi tất cả nhóm đã được làm, khuyếnkhích các em chia sẻ xem các em muốn người khác đối xử với mình như thế nào.Từ đó, học sinh sẽ thoải mái chia sẻ các suy nghĩ về những hỗ trợ, trợ giúp mà bảnthân mình hoặc người khác có thể cần đến trong lúc khó khăn.Tư liệu tham khảoCách dạy con biết cảm thông của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.Sự đồng cảm hay khả năng đọc cảm xúc của người khác- một kỹ năng sống quantrọng. Nhiều người cho rằng, trẻ con hiện nay mất dần kỹ năng này và kết quả làtrẻ ít hạnh phúc hơn khi lớn lên. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, tình trạng nàychính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới 1/3 sinh viên đại học chán nản, bỏ học.Đan Mạch-quốc gia hạnh phúc nhất thế giới rất coi trọng sự đồng cảm. Mỗi tuầnhọc sinh ở đây đều có 1 giờ học về cách xây dựng kỹ năng đồng cảm, giờ học nàynằm trong chương trình giảng dạy quốc gia, bắt buộc cho các trẻ em từ 6 đến 16tuổi. Cả lớp học sẽ bàn luận về các vấn đề của cá nhân hoặc của một nhóm như aiđó bị bỏ rơi, bị bắt nạt….Cả lớp sẽ cùng nhau tôn trọng tất cả các quan điểm vàcùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Quan trọng là lắng nghe, thừa nhận, chia sẽ.2.4 Kĩ năng ra quyết địnhTrong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống,những vấn đề cần giả quyết buộc chúng ta phải lực chọn, đưa ra quyết định hànhđộng.Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phươngán tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cáchkịp thời.Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụthuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậytrước khi ra quyết định.- Tầm quan trọng của kĩ năng ra quyết định24Có rất nhiều học sinh không có kĩ năng ra quyết định. Khi đối mặt với sự việc, cácem thường thiếu khả năng đưa ra đưa ra các ý kiến và đánh giá ý kiến để thay đổi.Các em thường chờ đợi người lớn giải quyết giúp mình hoặc chỉ ra đứng, sai. Điềunày không giúp các em trưởng thành. Học cách giải quyết vấn đề giúp các em pháttriển lành mạnh, nuôi dưỡng sự độc lập ở các em. Ra quyết định đúng đắn giúp họcsinh có thái độ tích cực khi đứng trước vấn đề cần giải quyết, xác định các giảipháp và biết lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả vàcó trách nhiệm đối với những quyết định của bản thân. Để có được quyết địnhđúng đắn ở tất cả mọi lúc, mọi nơi không phải việc dễ dàng. Đưa ra quyết địnhđúng đắn là một trong những dấu hiệu trở thành người lớn làm cho cơ hội thànhcông trong cuộc sống của các em tăng lên.Để đưa ra quyết định phù hợp chúng ta cần:+ Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải.+ Thu thập thông tin hoặc vấn đề về tình huống đó.+ Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.+ Hình dung đây đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương ángiải quyết. Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từngphương án đó.+ So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu.Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người có được sựlựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếukhông có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầmhoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc vàtương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến giađình, bạn bè và những người có liên quan.Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như:kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng tưduy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo…Kĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề.2.5 Kĩ năng ứng phó với stress25