Giao tiếp trong công sở

Những bài báo về việc để mà làm việc trong công ty Nhật Bản

Giao tiếp trong công sở

Giao tiếp hằng ngày cũng giống như việc chúng ta thở vậy. Nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng thật chất giao tiếp hiệu quả rất khó. Có thể chúng ta sẽ không tránh được bất đồng trong khi trò chuyện với người khác. Trong công sở cũng vậy. Do đó, để công việc hiệu quả và thấu hiểu lẫn nhau, bạn nên học những mánh nhỏ về cách trao đổi, nói chuyện trong cơ quan làm việc.

Ứng xử với cấp trên:

Hãy tỏ phong cách chuyên nghiệp và điềm đạm. Bạn nên tìm hiểu mục tiêu của cấp trên bạn về sự phát triển của công ty, giữa hai người có điểm chung thì sẽ dễ làm việc hơn. Tuy nhiên, nếu có bất đồng ý kiến gì thì cũng hãy ứng xử khéo léo, tế nhị chứ đừng cãi vã với cấp trên khi ý kiến của bạn bị bỏ qua. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hình tượng bạn tạo nên.

Thích ứng những nền văn hóa khác nhau:

Nếu bạn làm việc cho công ty đa quốc gia, chắc chắn bạn sẽ có những người đồng nghiệp đến từ nhiều nơi khác nhau. Lúc đó, sự khác biệt về nền văn hóa là cả một vấn đề. Nó có thể là trong cách ăn uống, hình thức giao tiếp, và cách làm việc. Hãy cố tìm hiểu kĩ văn hóa của họ. Đừng bao giờ nhạo báng hay bắt chước giọng của người ta, hình thức đó có thể bị xem là thiếu tôn trọng.

Tôn trọng đồng nghiệp:

Công ty cũng giống như một cộng đồng thu nhỏ vậy. Các thành viên trong đó sẽ chung sức vì lợi ích của tập thể. Những người đồng nghiệp chính là những người sẽ tiếp xúc với bạn mỗi ngày và chính họ cũng sẽ cùng bạn thực hiện những công việc và đồ án của công ty. Hãy tôn trọng, cởi mởi với họ và cùng nhau làm việc trên cơ sở bình đẳng. Nên nhớ rằng, kiểu ganh đua xem ai hơn ai không có ích lợi gì, đôi khi ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Đưa ra nhận xét tích cực:

Trong công sở, nhiều lần bạn phải nhận xét về công việc của đồng nghiệp. Nhận xét cho khéo cũng là một nghệ thuật đấy. Dĩ nhiên, có nhiều điểm bạn sẽ không hài lòng về họ, tuy nhiên, để họ không nghĩ rằng bạn đang phê bình họ, hãy cho họ những lời phản hồi mang tính xây dựng và giúp họ tiến bộ hơn về sau. Chẳng hạn, thay vì bảo rằng họ chưa đủ cố gắng thì hãy khuyến khích họ. Bên cạnh đó, cũng đưa ra nhận xét tốt về sự nỗ lực, điều đó luôn là động lực cho đồng nghiệp bạn cố gắng hơn.

Hãy lắng nghe:

Lắng nghe là một kĩ năng giao tiếp mà hầu như bị lãng quên. Cuộc xung đột thường xảy ra là do người ta không chịu lắng nghe quan điểm của đối phương. Hãy nghe kĩ cho đến khi đoạn hội thoại kết thúc. Nếu bạn thực sự chưa nghe rõ thì đừng vội vàng đưa ra lời đánh giá, hay đi đến kết luận gấp.   

Đừng để cảm xúc chi phối:

Đôi lúc rất khó để bạn duy trì tác phong chuyên nghiệp ở công sở, nhất là khi buổi thảo luận trở thành chủ đề tấn công giữa các đồng nghiệp với nhau. Lúc này, dù cảm xúc bị đè nén thì cũng đừng vội tuôn trào. Quát tháo, chỉ trích người khác cũng chẳng có lợi gì cho bạn. Hãy hít thở nhẹ, đếm đến 10 và phản ứng một cách điềm đạm nhất.

Đăng ký và tìm công việc mới

Bạn đang tìm việc làm? Hãy đăng nhập miễn phí và tìm kiếm công việc

Ứng tuyển ngay

Bài viết cùng chuyên mục

  • Làm cách nào để giảm căng thẳng trong công việc

    Stress là một trạng thái của việc bị suy nhược thần kinh. Trong công việc, có những lần bạn cảm thấy stress khi phải hoàn thành công việc trong một thời gian ngắn hay bất cứ những lí do g&igrave..

  • Những thói quen xấu trong công sở

    Con người không có ai hoàn hảo, họ luôn có những thói quen xấu và tốt. Vấn đề là bạn kịp nhận ra những thói quen xấu cho mình hoàn thiện hơn thôi. Sau đây l&agra..

  • Lỗi thông thường của những nhà quản lý

    Một nhà báo nổi tiếng nhảy việc hơn mười lần trong bốn mươi năm sự nghiệp khuyên bạn những gì trước khi quyết định nhảy việc?
    Mỗi công việc đều mang lại cho bạn, dù ít dù nhiều, những kinh nghi..

  • Khi công việc trái ngành học của bạn

    Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên ra trường tự tin với ngành nghề mình đã có trong tay, tự tin nộp đơn vào những công ty thuôc chuyên ngành của mình. Bạn học kinh tế bới b..

Những công việc cập nhật gần đây

Ngành nghề