Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội?
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thảo mãn những nhu cầu nhất định. Hãy cùng Luật Minh Khuê đi tìm kiểu về giao tiếp!
1. Khái niệm giao tiếp
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong những nhà nghiên cứu khi bàn về giao tiếp. Tuy nhiên, hiểu khái quát có thể nêu lên một số khái niệm về giao tiếp như sau:
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người trải qua ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ. Giao tiếp là sự xác lập và quản lý vận hành những mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người và những yếu tố xã hội nhằm mục đích thỏa mãn những nhu yếu nhất định.
Giao tiếp gồm hàng loạt những yếu tố như trao đổi thông tin, kiến thiết xây dựng kế hoạch hoạt động giải trí phối hợp, tri giác và khám phá người khác. Tương ứng với những yếu tố trên thì giao tiếp có 3 góc nhìn chính: giao lưu, ảnh hưởng tác động qua lại và tri giác.
Khía cạnh giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu và khám phá những đặc thù đặc trưng của quy trình trao đổi thông tin giữa hai bên giao tiếp với nhau có tính đến cả mục tiêu, tâm thế và dự tính của nhau. Quá trình giao lưu sẽ làm giàu thêm về kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm tay nghề của những người tham gia giao tiếp.
Một góc nhìn quan trọng khác của giao tiếp đó là ảnh hưởng tác động qua lại giữa hai bên. Trong trường hợp này, ngôn từ thống nhất và cùng hiểu biết về trường hợp, thực trạng giao tiếp là điều kiện kèm theo thiết yếu để bảo vệ sự ảnh hưởng tác động qua lại đạt hiệu suất cao. Có nhiều kiểu tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trước hết đó là sự hợp tác và sự cạnh tranh đối đầu, tương ứng với chúng là sự ưng ý hay sự xung đột.
Khía cạnh tri giác của giao tiếp bao hàm quy tình hình thành hình ảnh về người khác, xác lập được những phẩm chất tâm ý và đặc thù hành vi của người đó (trải qua những bộc lộ bên ngoài). Trong khi tri giác người khác cần chú ý quan tâm tới những hiện tượng kỳ lạ như: ấn tượng bắt đầu, hiệu ứng cái mới, sự điển hình hóa,…
2. Vai trò của giao tiếp trong đời sống
Có thể khắng định rằng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân mỗi người nói riêng và xã hội nói chung.
– Giao tiếp là tiền đề cho sự phát triển của sức khỏe
- Người không có kỹ năng giao tiếp tốt không thổ lộ được tâm trạng, không có người hiểu nổi tâm tình của mình nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn dù sống ngay giữa đám đông.
- Sự cô đơn, biệt lập làm cho con người dễ bị suy sụp về thể chất, tinh thần, dễ mắc phải những căn bệnh về tim mạch, tâm thần và có thể có những ý định tiêu cực, bế tắc như tự tử.
- Con người có mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh sẽ nhận được niềm vui, sự hỗ trợ để có một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, trong sự nghiệp và sẽ tìm thấy được hạnh phúc cùng một tương lai luôn rộng mở.
- Mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh còn mang lại tuổi thọ cho con người: theo một số cuộc điều tra được công bố rộng rãi, nam giới ở độ tuổi 47, nếu ly dị hay góa vợ thì tỉ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều lần so với những người có cuộc sống hạnh phúc.
- Mối quan hệ với cuộc sống chung quanh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất của con người: kinh nghiệm và các cuộc điều tra cũng chứng minh rằng nếu có sự hỗ trợ của người thân, của xã hội bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng dễ dàng.
– Giao tiếp xã hội tạo điều kiện cho con người hình thành, hoàn thiện nhân cách
- Qua giao tiếp, từ sự đáp ứng và phản hồi của người chung quanh, con người tiếp nhận kiến thức về thế giới, về bản thân để hình thành nên nhân cách.
- Con người tự thể hiện nhân cách, tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách bản thân nhờ vào quá tình giao tiếp. Sự hoàn thiện này diễ ra liên tục trong suốt cuộc đời con người.
– Giao tiếp tốt sẽ tạo các quan hệ thuận lợi cho công cuộc làm ăn, chung sống
- Giao tiếp tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho công cuộc làm ăn phát triển: con người khi có mối quan hệ tốt với những người chung quanh sẽ nhận được sự yêu thương, hỗ trợ, sẽ có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống và dễ dàng có những bước thăng tiến trong sự nghiệp.
- Một xã hội được xây dựng trên nền tảng của mối giao tiếp chặt chẽ, tốt đẹp sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Dễ dàng nhận thấy ở một xã hội kém phát triển, mối tương tác của các thành viên trong xã hội đó rất mờ nhạt, giao tiếp trong xã hội nhiều hạn chế, kinh tế thường rơi vào tình trạng manh mún, cuộc sống tự cấp là chủ yếu.
– Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức. Con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác thông qua giao tiếp. Từ đó nâng cao khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình, nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
– Giao tiếp giúp con người gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Đối với xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Ở đó, con người kết nối với nhau thông qua giao tiếp. Giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại, phát triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống.
3. Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
– Học cách lắng nghe:
Cách đầu tiên chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân mình đó là kỹ năng lắng nghe. Muốn giao tiếp tốt thì chúng ta phải lắng nghe tốt. Nghe có vẻ hơi vô lý những quả thực là như vậy. Trong cuộc hội thoại, việc lắng nghe đối phương nói một cách cẩn thận sẽ thể hiện sự tôn trọng nhất định của bạn dành cho họ. Khi chú ý lắng nghe, bản thân bạn cũng sẽ có sự đồng cảm với người đối diện. Hơn hết, điều nay còn có thể giúp bạn giành được lòng tin từ họ. Từ đó mà họ có thể chia sẻ với bạn những thông tin giúp cho cuộc giao tiếp được chân thành, hiệu quả tạo được mối quan hệ với người giao tiếp với mình.
– Hãy kết hợp những yếu tố như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể trong quá trình giao tiếp
Một giọng nói hay, truyền cảm biết nhấn nhá là một điểm cộng trong giao tiếp, cùng với đó hãy kết hợp ngôn ngữ cơ thể, nụ cười chân thành của bạn vào quá tình giao tiếp, điều này giúp cho cuộc giao tiếp đạt được nhiều hiệu quả.
– Hãy động viên khích lệ người khác
Bạn nên đưa ra những hành động, lời nói tích cực hay lời khen ngợi để động viên người khác. Điều này sẽ làm cho họ cảm thấy được chào đón, mong chờ, coi trọng và đánh giá cao trong quá trình giao tiếp. Khi đó, họ sẽ có động lực và khả năng đem lại nhiều điều tuyệt vời hơn cho bạn sau này.
– Hãy giữ cho mình một thái độ lạc quan, vui vẻ, cởi mở
Luôn duy trì sự lạc quan, tích cực và thái độ thân thiện khi giao tiếp ứng xử với người khác sẽ làm cho cuộc giao tiếp trở nên dễ dàng, thoải mái hơn nhiều. Kể cả khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch thì bạn vẫn nên vui vẻ và suy nghĩ rằng mình sẽ có được nhiều kinh nghiệm quý giá từ những sai lầm đó.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ làm thông tin hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Luật Minh Khuê xin chân thành cảm ơn!