Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp?

Trong bất kỳ xã hội nào, các cá thể cũng cần phải trao đổi các thông tin để phục vụ sinh hoạt và công việc. Việc trao đổi, truyền đạt thông tin đó được thực hiện thông qua giao tiếp. Mặc dù gắn liền và quen thuộc với cuộc sống của hầu hết mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp.

Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là quá trình truyền đạt thông tin giữa các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau bằng cách sử dụng các phương tiện như lời nói, văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh.

Giao tiếp được coi là một kỹ năng cơ bản và quan trọng trong đời sống cá nhân và công việc, vì nó cho phép chúng ta trao đổi thông tin, ý tưởng và cảm xúc với nhau. Ngoài ra, giao tiếp cũng giúp tạo ra mối quan hệ tốt hơn giữa các cá nhân hoặc tổ chức, giúp chúng ta hiểu và tôn trọng nhau hơn.

Giao tiếp được biểu hiện tương đối đa dạng bao gồm trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố đó, giao tiếp được nhìn nhận với 3 góc độ khác nhau, đó là giao lưu, tác động qua lại và tri giác.

Với sự đa dạng nêu trên, giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ chỉ ra một số vai trò của giao tiếp.

Ví dụ về giao tiếp

Một ví dụ về giao tiếp có thể là cuộc hội thoại giữa hai người trên một chủ đề cụ thể. Ví dụ:

A: Chào bạn, bạn có thích trà không?

B: Chào bạn, tôi thích uống trà. Bạn uống loại trà nào thường xuyên?

A: Tôi thích uống trà xanh và trà đen. Bạn thường uống loại nào?

B: Tôi thường uống trà đen vào buổi sáng và trà xanh vào buổi chiều. Bạn có thích uống trà vị hoa quả không?

A: Tôi không thích trà vị hoa quả lắm. Còn bạn thì sao?

B: Tôi thích trà vị hoa quả nhưng chỉ uống vào những ngày nóng. Bạn thường uống trà ở đâu?

A: Tôi thường uống trà ở quán cà phê gần nhà. Còn bạn?

B: Tôi thường uống trà ở nhà hoặc ở văn phòng.

Cuộc hội thoại trên là một ví dụ về giao tiếp thông thường giữa hai người trên một chủ đề cụ thể – ở đây là trà. Hai người đã thể hiện việc lắng nghe, hỏi và trả lời một cách lịch sự, tôn trọng lẫn nhau trong khi thảo luận chủ đề này.a

Vai trò của giao tiếp

Hoạt động giao tiếp là điểm khác biệt cơ bản và đặc trưng của loài người, được thể hiện vô cùng rõ nét qua các vai trò sau:

– Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách. Bên cạnh đó, giao tiếp cũng là phương tiện thể hiện nhân cách của một con người. Nhận thức rõ điều rõ, việc rèn luyện giao tiếp được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm, uốn nắn, giáo dục các cá nhân kể từ khi con nhỏ.

– Hoạt động giao tiếp cho phép loài người phát triển xã hội văn minh, truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều đó được thể hiện qua quá trình truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, bán hàng, quản lý, ký kết hợp đồng, kinh doanh,…

– Hoạt động giao tiếp giúp con người thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội. Con người thường xuyên giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp,.. trong nhiều ngữ cảnh với các mục đích khác nhau như trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục,…Quá trình này góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội.

– Giao tiếp tốt giúp con người thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Bởi trong thực tế, một người lãnh đạo có khả năng giao tiếp tốt và giải quyết hài hòa các mối quan hệ thường tạo ra tâm lý thoải mái, khai thác tối đa được tài năng của cấp dưới. Mặt khác, nâng cao uy tín của bản thân để tạo nên tiếng nói của bản thân. Từ đó, giúp cho quá trình lãnh đạo thuận lợi, đem lại hiệu quả công việc cao.

Tóm tại, ta thấy vai trò của giao tiếp vô cùng quan trong trong hầu hết các hoạt động của con người.

Chức năng giao tiếp        

Từ định nghĩa giao tiếp là gì, vai trò của giao tiếp, ta thấy giao tiếp có hai chức năng chính đó là chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lý xã hội. Trong đó:

– Chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người chẳng hạn như chức năng thông tin, quản lý xã hội, tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể.

– Chức năng tâm lý – xã hội là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội, bởi không giao tiếp hoặc bị cô lập trong cộng đồng, bạn bè, gia đình,… có thể dẫn đến trạng thái tâm lý không bình thường, thậm chí dẫn đến tình trạng bệnh lý.

Với các chức năng kể trên, giao tiếp được phân loại như thế nào? Sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo của bài viết Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp.

Phân loại giao tiếp

Giao tiếp được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại giao tiếp điển hình:

– Căn cứ vào nội dung tâm lý của giao tiếp, giao tiếp chia thành 3 loại:

+ Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới;

+ Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị;

+ Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.

– Căn cứ vào đối tượng, giao tiếp được chia thành 3 nhóm:

+ Giao tiếp liên nhân cách: thực hiện giữa 2 – 3 người với nhau;

+ Giao tiếp xã hội: là giao tiếp giữa một người với một nhóm người chẳng hạn như cuộc họp, lớp học,…

+ Giao tiếp nhóm: là loại hình giao tiếp đặc trưng cho một tập thể nhỏ liên kết với nhau bởi hoạt động chung và nó phục vụ cho hoạt động này.

– Dựa vào tính chất tiếp xúc, giao tiếp chia thành 2 nhóm:

+ Giao tiếp trực tiếp là loại hình giao tiếp mà các đối tượng trực tiếp gặp gỡ và truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ nói, biểu cảm, cử chỉ, hành động.

+ Giao tiếp gián tiếp là hình thức giao tiếp thực hiện thông qua phương tiện trung gian như thư từ, sách báo, điện thoại,…

Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại giao tiếp khác nhau như dựa vào hình thức giao tiếp, tâm lý giữa các bên trong giao tiếp, phương tiện giao tiếp,…

Hoạt động là gì?

Hoạt động là một hành động hay công việc mà một người hoặc một nhóm người thực hiện để đạt được mục đích nào đó. Nó có thể bao gồm các hoạt động thể chất như chạy, tập thể dục, đi bộ hoặc các hoạt động tinh thần như học tập, đọc sách, viết báo cáo hoặc các hoạt động tương tác xã hội như tham gia câu lạc bộ, tình nguyện hay đi du lịch.

Mỗi hoạt động có mục đích khác nhau, có thể là để đạt được mục tiêu cá nhân, giải trí, nâng cao sức khỏe hoặc thúc đẩy mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động đều có tác động tích cực đến cuộc sống và sức khỏe của con người.

Vai trò của hoạt động

Hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người, bởi nó giúp chúng ta duy trì sức khỏe và tăng cường trí não, cải thiện tinh thần và chất lượng cuộc sống, tạo ra những trải nghiệm mới và mở rộng mối quan hệ xã hội.

Về mặt sức khỏe, hoạt động thể chất như chạy bộ, tập thể dục, đi bộ, bơi lội và các hoạt động ngoài trời khác giúp tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và độ bền của cơ thể. Nó cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh thần kinh và các vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, hoạt động cũng giúp tăng cường trí não, giảm stress và tăng cường sự tập trung. Các hoạt động sáng tạo như hội họa, vẽ tranh, đọc sách, viết blog, chơi nhạc, hát karaoke và các hoạt động khác cũng giúp kích thích trí não và giảm stress.

Cuối cùng, hoạt động giúp mở rộng mối quan hệ xã hội, tạo ra những trải nghiệm mới và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc tham gia các hoạt động như tham gia câu lạc bộ thể thao, đi du lịch, tình nguyện hoặc tham gia các sự kiện cộng đồng giúp tạo ra một môi trường giao lưu tốt hơn và cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân và cộng đồng.

Với những phân tích ở trên, bạn đọc đã hiểu được Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp? Từ đó giúp cho chúng ta phân loại và chỉ ra được các chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp. Đồng thời khẳng định giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống con người. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.