Giao tiếp giữa cô và trẻ mầm non

Ngày đăng: 05-08-2019 | Lượt xem: 6045

Làm giáo viên mầm non khó vô cùng, chưa kể đến vấn đề những yêu cầu năng lực, kỹ năng giao tiếp giữa cô và trẻ mầm non, cũng như phẩm chất nghề giáo ngày càng được nâng cao. Dạy trẻ mầm non không chỉ có sự yêu nghề mà cũng phải yêu trẻ, thật sự yêu thương trẻ như con cái của mình. Trẻ ở độ tuổi mầm non còn rất nhỏ, sự nhận thức còn non nớt, kể cả những hành vi cũng là tự phát và tự bộc phát.

giao-tiep-giua-co-va-tre-mam-non

Giao tiếp giữa cô giáo mầm non và trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Ảnh: internet

Giáo viên mầm non thường không được ưu ái bằng các cấp bậc giáo viên khác như cấp 3, đại học vì chuyên môn học lực không cần đòi hỏi cao, đó là suy nghĩ vô cùng sai lầm. Trẻ ở độ tuổi học mầm non rất khó nắm bắt được tâm sinh lý và công việc của các cô không chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ những kiến thức chuyên môn cơ bản.

Nghề giáo viên mầm non – nghề nghiệp mang những đặc thù rất riêng

Làm giáo viên mầm non khó vô cùng. Chưa kể đến vấn đề những yêu cầu năng lực, kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non, cũng như phẩm chất nghề giáo ngày càng được nâng cao. Dạy trẻ mầm non không chỉ có sự yêu nghề mà cũng phải yêu trẻ, thật sự yêu thương trẻ như con cái của mình. Trẻ ở độ tuổi mầm non còn rất nhỏ, sự nhận thức còn non nớt, kể cả những hành vi cũng là tự phát và tự bộc phát.

Là ngành đặc thù, nhiều vất vả khó khăn, khi trẻ ở độ tuổi này chưa được hình thành tư duy logic thì những hành động bản năng, khi khóc khi cười, đi vệ sinh cũng ít có trẻ sớm có nhận thức về sự tự chủ, rồi cả chuyện các bé biếng ăn, lười ngủ, hay quấy khóc….cần lắm những tình cảm chân thành, sự kiên nhẫn, biết kiềm chế trong giao tiếp giữa các cô dành cho các trẻ mầm non.

Tinh thần trách nhiệm của người giáo viên mầm non phải thật cao. Giai đoạn bé đi học mầm non cũng là giai đoạn đầu cho sự phát triển tính cách xã hội của trẻ. Trẻ còn nhỏ nhưng đã không còn trong khuôn khổ gia đình mà vượt ra khuôn khổ của xã hội. Các cô cũng sẽ là những người dạy dỗ, định hướng những suy nghĩ, tính cách tốt cho trẻ. Trẻ đi học và sẽ học cách hòa nhập cộng đồng, những cách ứng xử đúng đắn để sống tốt trong cộng đồng. Trước tiên với bạn bè, biết nhường nhịn sẻ chia vì ở nhà bé sống trong vòng tay bao bọc, nuông chiều của ông bà, cha mẹ, có những cảm nhận đơn giản mình là trung tâm của các mối quan hệ, điều này cần thiết nên có sự đổi thay.

Chính vì vậy, bài toán cho những cô giáo mầm non là rất khó khăn, không chỉ xây dựng hình ảnh của một người mẹ hiền luôn cho các bé cảm giác an toàn, có kỹ năng sư phạm dạy trẻ những con chữ cơ bản đầu tiên, những con số đầu tiên, người giáo viên cũng bắt buộc phải trau dồi thêm cho mình kỹ năng giao tiếp với trẻ, bồi dưỡng thường xuyên giao tiếp tích cực giữa giáo viên mầm non với trẻ, có như vậy, việc dạy trẻ và việc trẻ tiếp thu tri thức mới trọn vẹn nhất.

Giao tiếp tích cực của giáo viên mầm non với trẻ

Giao tiếp tích cực với trẻ để hiểu hơn về trẻ và để việc dạy dỗ trẻ thuận lợi hơn. Hãy giao tiếp với trẻ mầm non bằng cả tấm lòng và tình yêu thương mà bạn dành cho trẻ, có như vậy, cuộc giao tiếp mới thực sự mang hiệu quả toàn diện và cả những ý nghĩa cần thiết nhất.

Giao tiếp với trẻ chính là cách cô hiểu trò nhiều hơn, tùy từng trẻ với tính cách khác nhau mà cô sẽ nương theo để hướng thêm những điều tích cực và giảm đi những tiêu cực trong trẻ. Đó chính là những điều kiện cũng là những tác động đầu tiên mà các cô đưa đến cho việc hình thành tính cách của trẻ. Việc giao tiếp với trẻ mầm non càng tốt thì chất lượng dạy học càng tốt. Giai đoạn lứa tuổi mầm non rất quan trọng trong sự phát triển tâm lý, ổn định tâm lý cho trẻ từ thơ bé.

Các bé trong độ tuổi mầm non rất non nớt về cách tư duy nhưng các bé lại rất nhạy cảm trong việc nhận biết tình cảm, nhất là tình cảm của người lớn dành cho mình, bé hiểu được những biểu hiện thái độ của người lớn qua nét mặt, trạng thái giọng nói, ánh mắt, cử chỉ. Trẻ luôn mong nhận được sự ân cần, dịu dàng, chính vì vậy qua những trạng thái tâm lý không bao giờ giấu giếm được ở trẻ, các cô vận dụng kỹ năng phán đoán của trẻ để chủ động cho cuộc hội thoại giao tiếp với trẻ. Từ đây, có thể biết được trẻ thích gì, bộc lộ những phần tính cách từ trẻ.

Trò chuyện nhiều với trẻ, lắng nghe những câu chuyện của trẻ, hỏi han trẻ thật nhiều. Điều đó sẽ khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ đang nhận được sự quan tâm. Trong việc dạy học, nên sử dụng hiệu quả tối đa của đồ chơi và các hình ảnh minh họa để trẻ có những cái nhìn thực tiễn, thực hành đầu tiên.

Các cô cũng cần có những chuẩn mực từ lời ăn tiếng nói khi giao tiếp với người xung quanh, dạy trẻ những câu nói cho những phép lịch sự cơ bản như lời chào, lời mời, lời cảm ơn, lời xin lỗi…đặt trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

Nếu thấy trẻ mầm non có những hứng thú với điều gì đó, hãy kích thích trẻ, ví dụ như việc trẻ chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với bạn. Nếu trẻ có những kích động khi không đạt được ý muốn hãy kiềm chế trẻ, nhất là khi trẻ vẫn có những mặc định tâm lý được cưng chiều như ở nhà mà có những biểu hiện ích kỷ, giành giật với bạn. Cùng trẻ và những người bạn của trẻ giao tiếp, hỏi han về nhau, cùng chơi các trò chơi dân gian, đọc truyện cho các bé nghe rồi hỏi lại các bé những câu hỏi đơn giản liên quan đến người, vật trong câu chuyện để dạy bé những tư duy, sự liên kết giản đơn.

Cô giáo mầm non có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành các kỹ năng ứng xử và giao tiếp cộng đồng đồng tiên, điều đó thực sự đúng đắn, mang ý nghĩa thiết thực được rút ra từ chính thực tiễn.

CTV Myteacher