Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh thpt và những điều cần lưu ý

Ai cũng cần phải trải qua giai đoạn của tuổi dậy thì,ở độ tuổi này rất cần sự quan tâm chăm sóc của người lớn vì thế giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT là điều vô cùng cần thiết.

Dậy thì là một trong những giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Điều này rất cần sự chăm sóc của những bậc làm cha làm mẹ và sự quan tâm của cả xã hội. Một trong những điều cần được chú ý nhất là giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.

Khái niệm tuổi vị thành niên là gì?

Tuổi dậy thì hay còn gọi là tuổi vị thành niên được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Độ tuổi dao động từ 10-18 tuổi.

Ở tuổi vị thành niên, dưới tác dụng sinh lý của hormone, có thể người vị thành niên sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi liên quan đến hình dáng, cơ quan sinh dục, diễn biến thay đổi về tâm sinh lý, cần phân biệt rõ ràng giới tính nam và nữ, ở độ tuổi này cũng bắt đầu có khả năng về tình dục và khả năng sinh sản.

Sức khỏe sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần xã hội của tất cả các yếu tố liên quan đến cấu tạo và các hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên.

Một số những thay đổi về sinh lý ở tuổi vị thành niên

Đối với bé giới tính nữ

Về thời gian:  Độ tuổi bắt đầu từ 8-13 tuổi, trung bình độ tuổi là 15 và hoàn tất dậy thì vào thời điểm các bạn nữ có độ tuổi 13-18 tuổi.

giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh thpt

 

Về phát triển cơ thể: Cơ thể của nữ giới cũng có những bước phát triển nhẹ, sự thay đổi ở ngực (các núm vụ được nhô lên rõ hơn, bắt đầu hình thành các quầng vú, bầu vú, chúng sẽ được phát triển đầy đủ sau 18 tháng), xương chậu cũng theo đó mà phát triển hơn ( về hình dạng khung chậu của nữ sẽ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam). Xương đùi , các mô mỡ được hình thành tạo ra các đường cong, khả năng phát triển chiều cao, cân nặng cũng như bộ phận sinh dịch phát triển ( âm hộ, âm đạo từ tử to ra, tử cung và các buồng trứng từ từ phát triển). Ở buồng trứng bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt.

Các thay đổi về sinh lý:  Bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi lớn trên cơ thể. Trong khoảng 1 năm khi có kinh nguyệt, kinh nguyệt sẽ không đều và thời gian hành kinh cũng có nhiều thay đổi đáng kể.

Đối với bé giới tính nam

Thời gian bắt đầu:  Khi trẻ được 10-15 tuổi.

Các thay đổi về cơ thể:  Vỡ tiếng, bắt đầu có ria mép xuất hiện, râu cũng phát triển ở cằm, chiều cao và cân nặng tăng, các tuyến bã hay tuyến mồ hôi cũng theo đó mà phát triển, xương ngực, vai lớn dần, các cơ rắn chắc hơn, hình thành trái cổ do sụn giáp ngày càng phát triển, bộ phận sinh dục như dương vật hay tinh hoàn to lên.

Thay đổi về sinh lý:  Bộ phận sinh dục như tinh hoàn hoạt động sinh ra các nội tiết dục nam và tinh trùng, có biểu hiện xuất tinh và những lần đầu là mộng tinh có thể xảy ra.

Một số thay đổi về tâm lý ở tuổi vị thành niên

Mỗi một con người ở tuổi vị thành niên sẽ có tâm sinh lý riêng biệt, trẻ vị thành niên rất dễ thay đổi tính cách, các hành vi ứng xử cần kể đến như sau:

  • Khả năng độc lập: đến độ tuổi vị thành niên trẻ có xu hướng tác ra, ít phụ thuộc vào bố mẹ, chuyển từ sinh hoạt cùng gia đình sang hoạt động cùng bạn bè để có được sự độc lập. Đôi lúc, trẻ có biểu hiện chống đối lại các quan điểm của bố mẹ một cách thái quá.

giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh thpt

 

  • Nhân cách con người: Luôn luôn cố gắng khả định mình là người đã trưởng thành, có hành vi tương tự như những người lớn.

  • Tình cảm con người: Đã có sự chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm cũng như điều khiển cảm xúc, muốn khẳng định được yêu, luôn tỏ ra thân mật đối với người khác giới.

  • Trí tuệ: Hầu hết trẻ vị thành niên thường thích lập luận, hay nhìn sự vật theo những quan điểm là lý tưởng hóa.

Chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là như thế nào?

Luôn rèn luyện kĩ năng sống

  • Chủ động trong việc tìm kiếm, tìm hiểu về các kiến thức giới tính ở nhiều nguồn như gia đình, nhà trường, bạn bè.

  • Luôn tâm sự những băn khoăn, lo lắng với thầy cô và cha mẹ.

  • Phân biệt được tình yêu và tình bạn như thế nào là phù hợp.

Chăm sóc sức khỏe về thể chất, tâm lý

Các bé ở độ tuổi vị thành niên cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chế độ ăn bao gồm protein, vitamin, khoáng chất,.. Cần có sự quan tâm của gia đình, nhà trường và những người xung quanh.

Tránh xa những chất có hại cho cơ thể như rượu, bia, ma túy,..

Ở tuổi vị thành niên là một trong những giai đoạn phát triển đầy nổi loạn của con người. Các em ở tuổi tầm 14-18 tuổi luôn có những suy nghĩ đầy cảm tính và bộc phát, điều này rất cần sự quan tâm chia sẻ của gia đình và mọi người. Không chỉ vậy giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT cũng là điều bắt buộc phải làm, đây được coi là hành trang để các em tiến về phía trước.