Giáo dục là gì ? Vị trí, vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo

“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện” Vijaya Lakshmi Pandit. Thật vậy, câu nói nổi tiếng đó đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của giáo dục

 

1. Khái niệm về giáo dục, chính sách giáo dục

Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Giáo dục chính là một hiện tượng xã hội, diễn ra quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu khác nhằm kế thừa và duy trì sự tồn tại, tiến hóa và phát triển của nhân loại.

Chính sách giáo dục được hiểu bao gồm các mục tiêu và các giải pháp, công cụ để thúc đẩy quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới khách quan, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hình thành nhân cách của con người. Theo nghĩa rộng, chính sách xã hội bao gồm chính sách giáo dục phổ thông và chính sách đào tạo nghề nghiệp chuyên môn. Theo nghĩa hẹp thì chỉ bao gồm chính sách giáo dục phổ thông.

Chính sách đào tạo có ý nghĩa quyết định đến nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực quốc gia, nhất là nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cao và nhân tài của quốc gia. Ngày nay, nguồn nhân lực con người qua giáo dục, đào tạo trong xã hội được coi là nguồn lực quý giá nhất, là nguồn gốc và có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Trong hoạch định và thực thi chính sách giáo dục và đào tạo cần phải chú ý đến đặc điểm là giáo dục và đào tạo diễn ra thường xuyên, liên tục và ở mọi môi trường hoạt động của con người trong gia đình, nơi làm việc, trong các trường lớp, trong quan hệ xã hội, nhung trong đó, môi trường các trường lớp có vai trò quyết định nhất đối với giáo dục và đào tạo. Nói cách khác, chính sách giáo dục và đào tạo phải tạo điều kiện cho mọi người có thể đến trường, đến các cơ sở giáo dục và đào tạo.

 

2. Vị trí của chính sách giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là quá trình trao truyền và bồi dưỡng tri thức cho cá nhân và cộng đồng của thế hệ trước cho các thế hệ sau, để từ đó họ có thể tiếp nhận rèn luyện, hòa nhập và phát triển trong cộng đồng xã hội. Quá trình giáo dục và đào tạo cũng như quá trình tự giáo dục, tự đào tạo diễn ra suốt vòng đời con người thông qua hệ thống giáo dục trong nhà trường và hệ thống giáo dục xã hội. Mục tiêu của nền giáo dục và đào tạo của bất cứ quốc gia nào cũng đều hướng tới phát triển con người cả về thể lực, trí lực và tri thức tình cảm, xây dựng các thế hệ công dân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Phát triển giáo dục và đào tạo chính là xây dựng nền móng văn hóa dân tộc, là cơ sở để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn háo dân tộc. Giáo dục và đào tạo là cơ sở thiết yếu để đào tạo ngưồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục và đào tạo không chỉ là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến đào tạo nguồn nhân lực cho nền sản xuất xã hội mà còn là trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước. Hiền tài là nguyên khí quốc gia, có vai trò to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay, vai trò của nhân tài nói riêng, của đội ngũ tri thức nói chung ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội mà cả trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, trong đối nội và đối ngoại.

 

3. Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo

Giáo dục có vai trò to lớn trong phát triển con người, thể hiện ở một số mặt dưới đây:

– Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lơn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của quốc gia. Xây dựng và phát triển con người trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì thế, giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.

– Phát triển giáo dục – đào tạo sẽ nâng cao dần về mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của môi trường quốc gia

– Sự phát triển của giáo dục – đào tạo sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có thể nói, trong các nguồn lực để phát triển, nguồn lực có trí tuệ là nhân tố cơ bản, quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, Vì vậy, chính sách giáo dục có ý nghĩa đặc biệt, được coi là quốc sách hàng đầu của quốc gia.

 

4. Nội dung của chính sách giáo dục và đào tạo

4.1 Một số chính sách giáo dục và đào tạo

Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các chính sách giáo dục và đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Cụ thể:

– Luật giáo dục năm 2019

– Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014

 

4.2 Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo

* Thành tựu

Trọng tâm giai đoạn 2016-2020, toàn ngành giáo dục đã thực hiện chín nhóm nhiệm vụ chủ yếu và năm giải pháp căn bản. Ðối với chín nhóm nhiệm vụ chủ yếu gồm: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục & đào tạo trong cả nước; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học; hội nhập quốc tế trong giáo dục & đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục & đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm giải pháp thực hiện gồm: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục & đào tạo; nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục & đào tạo; tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục & đào tạo.

Ðến nay, sau 5 năm, các lĩnh vực thuộc chín nhóm nhiệm vụ chủ yếu, năm nhóm giải pháp cơ bản đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Trong đó, khung pháp lý cho đổi mới giáo dục & đào tạo được hoàn thiện. Bộ giáo dục & đào tạo đã trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019. Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã tháo gỡ những điểm nghẽn trong việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học; Luật Giáo dục 2019 đã làm rõ tính liên thông, phân luồng trong giáo dục… Cả nước duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, trong đó hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Kết quả và chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững và nâng cao. Tất cả 63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày, tạo tiền đề thuận lợi để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

* Hạn chế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ những yếu kém, bất cập trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Cụ thể là chất lượng giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn lực trình độ cao vẫn còn hạn chế, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người, chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, chậm đổi mới, cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, quản lý về giáo dục còn bất cập, xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hôị.

Cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều cơ sở dạy nghề thiếu về số lượng và lạc hậu về chất lượng, vẫn còn khoảng 31% số phòng học và 50,7% số xưởng thực hành là nhà tạm; chỉ khoảng 20% số trường được trang bị một số thiết bị ở mức độ công nghệ khá, còn lại mới chỉ được trang bị cho thực hành, về cơ bản chưa hình thành được các trường dạy nghề chất lượng cao…

Phương án đổi mới, tổ chức kỳ trung học phổ thông quốc gia đã kế thừa được những ưu điểm và kết quả đạt được, khắc phục những bất cập

Theo C.Mác và Ph.Ảngghen, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là sự tự ý thức, tự cảm giác của con người về thế giới xung quanh mình và về chính bản thân họ.

Chính sách tôn giáo là một hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước tác động vào đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhằm phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết đồng bào tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, thúc đẩy sự phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng.

 

5. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

5.1 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo. Vì vậy, phải nâng cao chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể chế hóa vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý giáo dục & đào tạo ở các cấp, các ban ngành. Để có thể quản lý một cách toàn diện nhưng vẫn tránh áp lực quá tải vì ôm đồm những nhiệm vụ quá cụ thể, cần xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục & đào tạo có hiệu lực, hiệu quả. Quản lý chất lượng tại các cơ sở giáo dục & đào tạo phải do chính các cơ sở này chịu trách nhiệm. Nhà quản lý ở tầm vĩ mô chỉ nên đóng vai trò của một nhạc trưởng, thông qua đó kiểm soát, vận hành và kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập của hệ thống.

 

5.2 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính là một trong những giải pháp cơ bản để đảm bảo nguồn lực vật chất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo. Có thể thực hiện đa dạng hóa nguồn lực tài chính thông qua việc xây dựng chính sách học phí phù hợp. Hiện nay, ở nhiều quốc gia đang có xu hướng đa dạng hóa mức học phí theo từng mục tiêu, đối tượng, môn học, nội dung, ngành nghề, các cách thức, phương tiện và dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về kinh tế – xã hội như Việt Nam, cần xây dựng một chính sách học phí hợp lý không cào bằng, có phân biệt vùng miền, theo từng nhóm đối tượng, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục tiến tới toàn dân nhưng đồng thời tạo điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn. Tại các cơ sở giáo dục & đào tạo, các viện nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm lực tài chính thông qua các dự án nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp… Ngoài ra, có thể khai thác nguồn lực xã hội thông qua việc thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Tuy nhiên các biện pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính sẽ kém hiệu quả nếu như thiếu đi những biện pháp chống lãng phí trong giáo dục & đào tạo.

 

5.3 Phân luồng hiệu quả trong giáo dục & đào tạo

Phân luồng là một nội dung được xem là quan trọng và vẫn đang được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Trên thực tế ở nhiều nước phát triển, người dân đến với giáo dục đôi khi chỉ vì muốn mở mang tri thức. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo như Việt Nam, người dân buộc phải tính đến lợi ích khi chi phí cho giáo dục. Để giảm thiểu chi phí của xã hội, cần thực hiện phân luồng hiệu quả. Phân luồng trong giáo dục & đào tạo không có nghĩa là hạn chế cơ hội của người học mà là gắn nhu cầu của người học với nhu cầu của xã hội. Giải pháp này không nên thực hiện một cách khiên cưỡng, duy ý chí. Phải chuyển nhiệm vụ phân luồng cho chính chủ thể sử dụng dịch vụ giáo dục & đào tạo. Họ phải là người tự phân định được giáo dục & đào tạo đem lại lợi ích gì? Khả năng của họ đến đâu? Ngành nghề nào thì phù hợp? Muốn vậy, trước hết các chủ thể sử dụng dịch vụ giáo dục & đào tạo phải được cung cấp đầy đủ thông tin, họ phải nhận được những bản cam kết mang tính thực tiễn rằng chất lượng dịch vụ đảm bảo đúng với “nhãn mác”. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa lợi ích của cả xã hội, cần phải thực hiện nghiêm kiểm định chất lượng, tạo điều kiện kiểm soát và vận hành hệ thống các cơ sở giáo dục & đào tạo hiệu quả. Chính sự minh bạch trong quản lý sẽ không những đảm bảo lợi ích kinh tế, chất lượng cho chủ thể sử dụng dịch vụ giáo dục & đào tạo, mà còn tạo ra một cơ chế cạnh tranh công bằng, buộc các cơ sở giáo dục & đào tạo không thể không tự mình hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn.

 

5.4 Xây dựng trường đại học đạt chuẩn khu vực

Định hướng từng bước xây dựng một số trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực, tiến đến đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm dần khẳng định vị thế về giáo dục & đào tạo của Việt Nam trên trường quốc tế là hết sức cần thiết. Chúng ta không chỉ dừng lại với việc xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục & đào tạo mà không có những quyết sách mang tính đột phá. Đây cũng một nội dung phù hợp với xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, để thực hiện thành công, cần có bước đi chắc chắc, lộ trình phù hợp. Trước hết, cần có cơ chế chính sách phù hợp. Tiếp đến, nguồn lực tài chính phải đảm bảo. Đặc biệt, một trường đạt chuẩn khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế không thể không đạt chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên mà cả sinh viên. Hiện nay Việt Nam không thực sự thiếu các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và tâm huyết nhưng thiếu cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để họ an tâm cống hiến cho sự nghiệp phát triển giáo dục & đào tạo nước nhà. Trước mắt, buộc phải tách mục tiêu hiệu quả kinh tế ra khỏi mục tiêu đảm bảo chất lượng vượt trội thông qua việc chỉ tuyển chọn những sinh viên thực sự ưu tú. Về lâu dài, đây mới là sự đầu tư đúng hướng, bởi việc nghiêm ngặt, chuẩn hóa ngay từ khâu tuyển chọn không những tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình giáo dục & đào tạo, mà chính những sinh viên này khi ra trường sẽ là những căn cứ thực tiễn minh chứng mô hình mới là hiệu quả, sớm khẳng định vị thế của Việt Nam về giáo dục & đào tạo trên trường quốc tế. Trong điều kiện còn chưa đủ những kinh nghiệm về giáo dục chất lượng cao (high education), có thể liên kết với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới và dần dần nội lực hóa mục tiêu nêu trên.