Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non – hành trang tốt nhất cho con vào đời

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về sau. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiếp xúc với các kiến thức này ngay từ khi còn bé để hình thành các thói quen tốt cho tương lai. Cha mẹ hãy tham khảo ngay cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà Monkey hướng dẫn trong bài viết này nhé.

Tại sao kỹ năng sống lại cần thiết với trẻ mầm non?

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh, hòa đồng và tự tin hơn trước khi bước vào lớp 1. Ngoài ra, những kỹ năng sống còn giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần:

Phát triển thể chất cho trẻ tốt hơn

Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non bao gồm có nhiều hoạt động đan xen giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và phát triển thể lực một cách tốt nhất. Không những thế, thông qua chương trình phù hợp với thể trạng, trẻ sẽ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, năng động, sẵn sàng vượt qua khó khăn và thích nghi với môi trường đầy thử thách. 

Khi trẻ có nền tảng tốt về thể chất sẽ có khuynh hướng tích cực tham gia nhiều hoạt động, tự tin đón nhận những cơ hội mới. Từ đó các em tự tin hơn để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Dạy kỹ năng sống giúp các em phát triển về thể chất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giúp trẻ phát triển nhận thức toàn diện

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là cách để trẻ nâng cao khả năng nhận thức của chính mình. Thông qua các bài học, trẻ sẽ rèn luyện được cách nhận biết đúng sai, nhìn nhận vấn đề khách quan và đưa ra ý kiến cá nhân.

Với những kiến thức có được từ chương trình, trẻ sẽ được truyền cảm hứng đam mê tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Biết xây dựng tình yêu với gia đình, bạn bè, thầy cô và thiên nhiên hơn.

Giúp trẻ phát triển tinh thần

Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non còn giúp trẻ nhận thức được tình yêu thương giữa con người với con người, tinh thần trách nhiệm đối với mỗi việc mình làm, lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh.

Ngoài ra, những bài học bổ ích này còn giúp các em bao dung với người khác, ôn hòa trong giao tiếp, lễ phép và cách cư xử đúng mực. Đối với một nền tảng toàn diện cả về sức khỏe và nhận thức và tinh thần lĩnh hội được, trẻ mầm non sẽ tạo dựng cho mình một tiền đề vững chắc giúp các em phát triển thành những công dân có ích cho xã hội mai sau.

Dạy kỹ năng sống trang bị cho các em về tinh thần tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ mầm non có thể học được những kỹ năng nào?

Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Trẻ sẽ được các thầy cô, cha mẹ hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng quan trọng và cần thiết phù hợp với độ tuổi của các em như sau:

Rèn kỹ năng tự ăn cho trẻ

Đây là kỹ năng sống đầu tiên và quan trọng ở giai đoạn này mà các em cần được rèn luyện ở lứa tuổi của mình. Trẻ cần được học cách tự ăn uống và không dựa dẫm vào người khác ngay từ khi còn nhỏ. Việc các con có thể tự xúc cơm ăn sẽ tạo nên tính tự lập và bản năng sinh tồn từ sớm.

Khi 1 tuổi, con đã có thể ngồi vững và cầm nắm các vật, lúc này bố mẹ nên tạo cơ hội và kích thích con tự cầm thức ăn để ăn, nên ăn gì và không được ăn gì. Thời gian đầu sẽ rất khó khăn đối với bé, nhưng sau một thời gian, con sẽ ngồi ăn nghiêm túc mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ.

Hãy rèn luyện kỹ năng tự ăn cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy trẻ tự tin

Tự tin là một yếu tố quan trọng giúp mang lại những thành công và kết quả tốt nhất trong mọi tình huống. Tự tin không phải là tất cả, nhưng nếu thiếu điều này, trẻ em đều khó có thể đạt được những thành công và mong muốn của bản thân.

Sự tự tin giúp trẻ thể hiện được mình trong mọi tình huống, các mối quan hệ xã hội, không ngần ngại khám phá những điều mới mẻ và thú vị trong cuộc sống. Các em sẵn sàng học tập các kiến thức, kỹ năng để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc đời.

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp

Ngay từ khi trẻ chào đời, kỹ năng giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng để giúp trẻ tồn tại và phát triển trong cuộc sống. Ở giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, biểu cảm qua ánh mắt, qua tiếng khóc,…. Lớn dần, kỹ năng giao tiếp được hình thành và hoàn thiện qua cử chỉ, ngôn ngữ.

Ba mẹ sẽ là người đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp trẻ trau dồi kỹ năng giao tiếp. Tạo môi trường phù hợp cho con để con hòa đồng với những người xung quanh, khuyến khích con tương tác và giao tiếp với bạn bè nhiều hơn.

Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm

Một trong những chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đó là dạy trẻ làm việc nhóm. Không ai có thể sinh ra lớn lên, tồn tại và phát triển một mình, ai cũng có các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và nhiều mối quan hệ khác. 

Trong cuộc sống ngày nay, các mối quan hệ ngày càng mở rộng và phát triển. Vì thế, biết cách làm việc nhóm, hòa đồng, tận dụng sức mạnh tập thể sẽ đạt được kết quả tốt trong học tập, công việc và cuộc sống.

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ hãy định hướng và trau dồi kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm. Điều này không chỉ giúp các em hòa đồng với mọi người xung quanh và còn góp phần tạo nên thành tích, kết quả tốt trong học tập và lao động.

Dạy trẻ biết cách làm việc nhóm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy con giá trị của lao động 

Có nhiều trẻ từ nhỏ đã không phải làm bất cứ việc gì dù là việc nhỏ. Mọi khoản học thêm, mua quà ăn vặt, mua quà tặng bạn,… khi lớn vẫn được cha mẹ chu cấp. Tất cả điều này đã dẫn đến việc trẻ thiếu tính tự lập, hay đòi hỏi và luôn dựa dẫm vào người khác, không hiểu được giá trị của sức lao động và đồng tiền.

Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy con biết lao động, quý trọng thành quả lao động, dạy con biết kiếm tiền, tiêu tiền là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp các con có tính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào người khác.

Giáo dục con biết giá trị đồng tiền, biết cách chi tiêu và tiết kiệm sẽ giúp con tránh được những quan niệm sai lầm về tài chính. Các con sẽ trưởng thành và có trách nhiệm hơn, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.

Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trong mọi hoàn cảnh

Trẻ con vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ, muốn khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống hằng ngày. Trong xã hội hiện tại, càng phát triển càng có những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ, tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà ở bất kỳ nơi đâu.

Đa phần cha mẹ đều ý thức được điều này, thế nhưng không phải ai cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân tốt nhất. Các bậc cha mẹ thường nghiêm cấm các con tiếp xúc với rủi ro. Nhưng chỉ nghiêm cấm thôi chưa đủ, cha mẹ cần phải giáo dục, trau dồi kỹ năng bảo vệ bản thân. Giúp trẻ nhận thức được các mối nguy hiểm và ứng phó với các nguy hiểm gặp ở trong gia đình và ngoài xã hội.

Dạy con biết tự bảo vệ bản thân trong cuộc sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy trẻ không ngừng đọc sách

Càng đọc sách và học nhiều, trí tuệ sẽ càng phát triển, các em sẽ lĩnh hội được nhiều điều trong cuộc sống. Không chỉ có mỗi sách giáo khoa, ba mẹ hãy đưa cho trẻ những cuốn sách liên quan đến các tình huống trong đời sống, các truyện cổ tích ý nghĩa,…. Qua đó, trẻ sẽ biết được thế nào là những hành vi tích cực, tiêu cực, đúng và sai. Từ đó, các em sẽ phát triển theo hướng tốt hơn, nhưng trước tiên cha mẹ sẽ là người làm gương để con noi theo. 

Từ khi trẻ biết nhận thức, cha mẹ hãy cùng con vui chơi với sách, đọc những câu chuyện ý nghĩa trong sách vở để trẻ tập dần thói quen dùng sách làm niềm vui. Lớn dần, trẻ sẽ chọn sách để làm “bạn đồng hành” thay vì dành thời gian quá nhiều cho điện thoại, ipad, tivi,…

Dạy trẻ không ngừng đọc sách và học tập. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy trẻ chơi với bạn bè

Dạy trẻ chơi với bạn bè cũng nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Bạn hãy khuyến khích những đứa trẻ của bạn làm việc theo nhóm để bé quan sát và cảm nhận được những suy nghĩ và cảm xúc của người khác. Đồng thời bé sẽ dễ dàng chấp nhận với những bất đồng quan điểm hơn. Qua việc chơi với bạn bè, giao tiếp bạn bè, bé sẽ học được ứng xử, giao tiếp như nói lời “cảm ơn”, “ xin lỗi” đúng lúc.

Dạy trẻ đưa ra quan điểm phù hợp

Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi các bất đồng quan điểm, nhất là trong môi trường cạnh tranh. Vì thế, trẻ nên tập đối mặt với những ý tưởng, lối tư duy khác nhau và học cách đối diện với những điều đó một cách dễ dàng.

Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm nhưng bày tỏ như thế nào để không xúc phạm hay lấn lướt người khác. Bạn hãy dạy cho trẻ cách nói ra những gì chúng nghĩ một cách ôn hòa. Hãy động viên và bảo ban trẻ cân nhắc tới suy nghĩ và cảm nhận của người khác để giải quyết tình huống, không nên đứng trên lập trường cá nhân. Điều này giúp trẻ kiểm soát được tính khí và cảm xúc của mình khi giải quyết các vấn đề.

Hãy dạy trẻ biết cách bày tỏ quan điểm hài hòa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy trẻ đối mặt với cuộc sống

Bạn hãy giúp con trẻ nhận ra cách đứng vững trên chính đôi chân của mình mà không phụ thuộc vào cha mẹ. Không nên để chúng nghĩ rằng, chúng luôn được cha mẹ chăm sóc và bảo vệ nên không cần làm gì hoặc muốn làm gì cũng được.

Rất nhiều cha mẹ có xu hướng bao bọc con quá nhiều và mang tới giải pháp khi con cần. Đôi khi hãy để trẻ con cố gắng một chút, chúng sẽ biết kiên trì hơn, biết nhìn nhận lại sự việc. 

Dạy trẻ xin lỗi và tha thứ 

Ba mẹ nên dạy cho trẻ biết rằng ai cũng mắc sai lầm và nên học cách nhận lỗi, tha thứ cho người khác. Sẽ chẳng có gì xấu hổ khi được yêu cầu tha thứ hay cho người khác mà ngược lại điều đó thể hiện bé là người can đảm, sống có trách nhiệm hơn, bao dung hơn.

Dạy trẻ biết xin lỗi và tha thứ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy trẻ giúp đỡ người khác

Lòng tốt là điều quý giá và luôn cần có của mỗi con người, thể hiện ở sự chân thành, quan tâm và giúp đỡ người khác. Lòng tốt sẽ khiến con người xích lại gần nhau và cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong mọi hoàn cảnh.

Bạn hãy dạy cho trẻ thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác từ những điều nhỏ nhất như giúp cha mẹ làm việc nhà, trông em, giúp người lớn tuổi. Hoặc cũng có thể khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ thiện phù hợp với lứa tuổi mầm non.

Dạy trẻ suy nghĩ tích cực

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, luôn có những khó khăn xảy ra. Quan trọng là bản thân đối diện và vượt qua như thế nào. Ba mẹ hãy dạy cho trẻ cách suy nghĩ tích cực khi hòa mình vào thế giới, luôn mỉm cười đối diện và vượt qua sẽ giúp con vui vẻ và sống có ý nghĩa hơn.

Dạy trẻ bảo vệ môi trường

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là phải giáo dục bé bảo vệ môi trường và chăm sóc thú vật. Do đó, chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, chăm sóc cây xanh, vật nuôi và môi trường thiên nhiên xung quanh. Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ biết cách tiết kiệm nước, tắt điện sau khi dùng. Từ đó bé sẽ biết được cách bảo vệ môi trường và trái đất nơi chúng ta đang ở ngày một tốt hơn.

Dạy trẻ biết bảo vệ môi trường và yêu thiên nhiên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy trẻ tự chăm sóc 

Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân, tự đánh răng, mặc quần áo và sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong,…. Điều đó giúp trẻ có lối sống lành mạnh, ngăn nắp, khoa học, bé cũng có tính kiên nhẫn hơn.

Dạy trẻ yêu thương chân thành

Yêu thương là một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của mỗi chúng ta, do đó bạn hãy dạy trẻ biết yêu thương bản thân và những người xung quanh mình. Ba mẹ hãy cùng trẻ chuẩn bị quà sinh nhật cho bạn bè, người thân…. Hoặc cũng có thể dạy trẻ bày tỏ sự quan tâm bằng những lời hỏi thăm, động viên, chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh để chúng học được cách trao đi tình yêu thương chân thành.

Dạy trẻ biết yêu thương chân thành với mọi người xung quanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không chỉ bằng việc nói bằng lời mà phải gắn với những hành động và tình huống cụ thể. Ba mẹ cần phải đưa ra phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp mới mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những phương pháp giảng dạy con mà ba mẹ có thể áp dụng:

Thông qua các trò chơi

Dù chỉ là trò chơi nhưng trẻ vẫn có thể áp dụng được nhiều kiến thức khác nhau để tham gia trò chơi. Các hoạt động vui chơi cũng tạo cho trẻ sự hứng thú, biết hợp tác chia sẻ cùng với các bạn khác. Bé sẽ biết chia sẻ, biết cách nhường nhịn và hoạt động tập thể.

Thông qua trò chơi có thể giáo dục kỹ năng cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông qua sinh hoạt hằng ngày

Kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non vào các sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bé ghi nhớ tốt hơn. Vì những hành động đó lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen, trong sinh hoạt sẽ có nhiều tình huống phát sinh lại giúp bé hình thành nên các kỹ năng sống mới.

Xem thêm: Tham khảo ngay top 16+ cuốn sách dạy trẻ 5 tuổi hay và bổ ích nhất

Thông qua phim ảnh, kể chuyện

Ba mẹ hãy cho bé xem các câu chuyện, bộ phim phù hợp với lứa tuổi để có cách ứng xử đúng đắn và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Hoặc phụ huynh cũng có thể kể các câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống để cho bé các bài học bổ ích về tình yêu thương, về luật nhân quả,….

Thông qua việc kể chuyện cho bé nghe cũng dạy trẻ các kỹ năng tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông qua hoạt động sáng tạo

Các phụ huynh hoặc thầy cô cũng nên cho trẻ nhập vai vào giải quyết các tình huống. Điều này giúp trẻ có các kỹ năng sống tốt hơn, chẳng hạn như việc trẻ đi siêu thị và bị lạc thì phải làm sao, hay việc làm hỏng đồ chơi của bạn sẽ phải làm cách nào….. Qua đó, bé sẽ có thể dễ dàng ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Như vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi một đứa trẻ có những tính cách khác nhau và ảnh hưởng từ các mối quan hệ và hoàn cảnh sống khác nhau nên ba mẹ hãy đưa ra hình thức và biện pháp giáo dục linh hoạt nhất.

Cha mẹ cần lưu ý gì khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

2-5 là lứa tuổi trẻ rời xa vòng của cha mẹ, tiếp xúc với một môi trường mới rộng hơn, đó chính là lớp giữ trẻ. Vì thế, khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần phải lưu ý những việc dưới đây:

Áp dụng phương pháp phù hợp

Mỗi một đứa trẻ có tính cách, sở thích riêng biệt, vì thế cha mẹ không nên dùng phương pháp đánh đồng để dạy cho tất cả các em. Ba mẹ không nên bắt chước người khác mà áp đặt cho con của mình.

Lúc này, ba mẹ nên xác định phương pháp phù hợp với con và cần biết được đứa trẻ nào thích học môn nào,…. Để hiểu được điều này, bạn phải gần gũi với con cái, quan tâm, chia sẻ để hiểu con hơn. Do đó, cha mẹ hãy ở bên con, dành thời gian cho con để lắng nghe và hiểu được con mình cần gì, muốn gì, thiếu gì và đang cảm thấy như thế nào.

Áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không nên áp đặt con

Một trong những nguyên tắc cơ bản mà cha mẹ nên biết khi dạy kỹ năng sống cho trẻ đó là cha mẹ hãy đặt ra câu hỏi “Con có muốn làm việc đó không?”, “Con cảm thấy thế nào?”,…. Hiểu được con muốn gì và không muốn làm gì, từ đó không đưa ra áp đặt con phải làm theo mà hãy tìm phương pháp khác để tạo ra hứng thú cho con bạn mới mang lại hiệu quả.

Việc ép buộc con làm theo sẽ gây nên bức xúc, khó chịu và cưỡng ép, bé sẽ phản kháng. Vì thế, phụ huynh cũng nên đưa ra những thỏa thuận hay quy tắc để con thực hiện trên tinh thần vui vẻ, thoải mái và thích thú hơn.

Không áp đặt con làm những việc không nằm trong khả năng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chọn thời điểm thích hợp

Bạn nên cho con học kỹ năng sống từ khi con bắt đầu biết tiếp thu kiến thức. Mỗi một giai đoạn sẽ dạy cho con những kỹ năng phù hợp nhất để đạt hiệu quả tốt nhất. Không nên nhồi nhét và áp đặt cho con quá nhiều kiến thức trong một khoảng thời gian bé sẽ không thể nhớ hết được. Dạy kỹ năng sống cũng cần cả một quá trình lâu dài nên ba mẹ không nên nóng vội.

Tham gia các khóa kỹ năng sống cho con

Nếu như cha mẹ chỉ dạy con những bài học lý thuyết bé sẽ rất khó có thể làm theo. Vì thế, các mẹ có thể đăng ký các khóa học kỹ năng sống, cho bé tham gia vào các hoạt động nấu ăn ở nhà trường, các khóa học trại hè xa nhà để các em được trải nghiệm khi rời xa vòng tay bố mẹ….

Như vậy, để các con có kỹ năng sống tốt hơn, cha mẹ hãy tìm cho con những phương pháp hợp lý nhất, phù hợp nhất. Không nên áp định suy nghĩ của mình cho trẻ và quan trọng là hãy luôn dành thời gian cho con, quan tâm, chăm sóc và gần gũi con.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa cho con yêu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đăng ký ứng dụng học tập của Monkey

Monkey cung cấp các ứng dụng học tập dành cho trẻ em đang được nhiều gia đình lựa chọn. Hiện tại các ứng dụng của Monkey đã có mặt tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Monkey luôn cam kết đồng hành cùng cha mẹ hướng dẫn các con học tập trong suốt quá trình. Ứng dụng áp dụng phương pháp giáo dục sớm, phương pháp hiện đại để trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng quan trọng nhất. Đến với Monkey, ba  mẹ và các em sẽ được trải nghiệm các ứng dụng như sau:

  • Monkey Junior: Tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu, giúp con thành thạo 1.000 từ vựng mỗi năm chỉ với 10 phút mỗi ngày.

  • Monkey Stories: Giúp trẻ giỏi tiếng Anh trước 10 tuổi, phát triển toàn diện 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.

  • Monkey Math: Học Toán theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non.

  • VMonkey: Học tiếng Việt theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học.

Monkey Edu ứng dụng học tập số một tại Việt Nam. (Ảnh: Monkey)

Đến với Monkey, các con sẽ được trải nghiệm học với các phương pháp hiện đại bậc nhất, học như chơi, chơi mà học. Từ đó các con luôn cảm thấy thoải mái, hứng thú khi học tập, không áp lực thông qua các câu đố, trò chơi bổ ích.

Trên đây là toàn bộ chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ba mẹ cần biết. Mong rằng các ba mẹ hãy dành thời gian và tìm ra phương pháp phù hợp nhất để trang bị cho các em nền tảng kiến thức, các kỹ năng sống cần thiết để chuẩn bị cho con hành trang vào lớp một tốt nhất nhé.