Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cần chú ý điều gì?
Giai đoạn từ 11-15 tuổi, trẻ nhỏ bắt đầu bước vào các trường trung học cơ sở (THCS). Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của mỗi đứa trẻ, cơ thể có nhiều biến đổi, bắt đầu dậy thì. Song song với việc học lý thuyết thì giáo dục kỹ năng sống cũng rất cần thiết. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cần chú ý điều gì? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi mời bạn cùng bớt chút thời gian theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Những kỹ năng sống cần thiết với học sinh THCS
-
Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân
Có lẽ, ở độ tuổi THCS, chăm sóc và bảo vệ bản thân chính là kỹ năng sống hàng đầu mà các bạn trẻ cần có. Cơ thể của các bạn bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, việc tự chăm sóc và bảo vệ bản thân giúp trẻ tự lập và có tính tự giác, trưởng thành hơn.
Ở kỹ năng này, điều đầu tiên đó là trẻ phải ý thức rõ ràng về bản thân mình, tự thực hiện được những công việc sinh hoạt hàng ngày. Biết cách lựa chọn đồ dùng phù hợp, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, xử lý tốt những tính huống nguy hiểm nếu bị lạm dụng, hay gặp phải kẻ xấu…
-
Quản lý cảm xúc
Thông thường, trẻ ở độ tuổi THCS sẽ có chút ngang bướng, thích thể hiện và nổi loạn cùng một cái tôi rất lớn. Vì thế, các bạn học sinh ở độ tuổi này cần được giảng dạy để hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và làm chủ nó cách tốt nhất. Đây là cách giúp kiểm soát bản thân, tránh khỏi những hành động tiêu cực.
-
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong xu thế của xã hội hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm được xem trọng và nó quyết định nhiều đến sự thành công. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, việc cùng nhau hợp tác chưa bao giờ là dễ dàng. Vì thế, ở kỹ năng làm việc nhóm, các bạn học sinh THCS cần biết kiềm chế cái tôi của mình, chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến bản thân cũng như của mọi người.
-
Kỹ năng quản lý thời gian
Hình thành kỹ năng quản lý thời gian từ những thói quen nhỏ nhặt nhất thông qua việc: đúng giờ, có thời gian biểu hợp lý cho công việc, hoàn thành công việc đúng thời gian đã giao hẹn.
-
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Đây là kỹ năng sống cơ bản nhất giúp các bạn học sinh có ý thức hơn và biết cách ứng xử, giao tiếp sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều này giúp các bạn ấy có thể hình thành và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.
-
Giải quyết vấn đề
Một trong những kỹ năng sống cần được chú trọng ở độ tuổi THCS này chính là phương hướng và kỹ năng để giải quyết vấn đề. Kỹ năng này gồm các bước như sau: Phân tích, có phương án giải quyết, lên kế hoạch, thực hiện, kiểm tra lại kết quả.
Chú ý quan trọng khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Như chúng tôi đã từng nói, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ không phải ngày một, ngày hai là có thể hoàn thành. Để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS, cần có sự hợp tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong độ tuổi này cần chú ý:
-
Không áp đặt trẻ
Giáo dục, hướng dẫn và áp đặt là 2 khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Việc áp đặt trẻ là một phương pháp không khoa học. Việc áp đặt cũng giống như bị ép buộc nên sẽ khiến các bạn trẻ cảm thấy khó chịu. Nhiều bạn học sinh đồng ý làm nhưng chỉ là làm cho có, mang tính chất chống đối nhiều hơn.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là cần thiết, tuy nhiên hãy để trẻ phát triển và thể hiện thế mạnh của mình, không bị gượng ép hay chịu áp lực từ người lớn.
-
Coi trọng giáo dục đạo đức
Việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống, kiến thức trường lớp cho trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, người lớn cũng đừng quên rằng ngay từ nhỏ, con trẻ cũng cần được giáo dục về đạo đức. Những hành vi đạo đức sẽ làm nên giá trị của một con người, giúp trẻ nhận biết phải trái, đúng sai và xây dựng cho mình những đức tính tốt.
-
Lắng nghe và trò chuyện với con nhiều hơn
Để trẻ phát triển kỹ năng sống một cách tốt nhất, chúng ta cần tạo cho con sự thoải mái và không gian riêng tư. Việc tự ý xen vào đời sống riêng tư của trẻ vì lý do con còn nhỏ, chưa đủ chín chắn là điều mà hầu hết bố mẹ đều đang mắc phải. Tuy nhiên, điều đó chỉ khiến các bạn trẻ khó chịu, giấu diếm và tự thu mình lại. Thay vì bắt ép con cái phải báo cáo tình hình trong một ngày, theo sát con 24/24 thì bố mẹ có thể tạo cho con không gian riêng tư, thoải mái. Bên cạnh đó, hãy lắng nghe, để cho con cái nói lên suy nghĩ, mong muốn và nguyện vọng của chúng.
Khi con nói ra suy nghĩ, chia sẻ với bạn, đừng vội đàn áp hay gạt phăng những gì con vừa nói. Vì như thế, sẽ không còn bất cứ một lần nào bé mở lòng ra với bạn nữa. Nếu có thật sự tức giận khi nghe con cái nói lên suy nghĩ của chúng, bạn hãy thử bình tĩnh trong vài giây, sau đó mở rộng hướng nhìn nhận để đưa ra cho con lời khuyên tốt nhất, giúp không gian trở nên bớt căng thẳng.
Hy vọng với những thông tin mà Giá trị cuộc sống chia sẻ, bạn sẽ hiểu thêm về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Chúc các bạn thành công, cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
5/5 – (2 bình chọn)