Giáo dục học sinh về ATGT – Chi tiết tin tức – Sở giáo dục Bắc Giang

Giải pháp  giáo dục học sinh chấp hành luật GTĐB khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện và xe đạp điện

1. Đặt vấn đề:

          Trong những năm gần đây xe đạp điện đã trở thành phương tiện đi lại chủ yếu của học sinh, nhất là học sinh THPT, ngay cả với học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt là vùng nông thôn, miền núi; số lượng học sinh đi xe đạp điện tăng nhanh từ vài chục xe năm học 2012-2013 lên  đến trên 800 xe năm học 2018-2019 tạo nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông rất cao, do các nguyên nhân:

          – Tốc độ xe đạp điện  có thể tương đương xe máy (40km/h)  trong khi đó trọng lượng xe,  hệ thống còi, đèn, phanh không đảm bảo như xe máy.

          – Mật độ tham gia giao thông vào giờ đi học và tan học rất đông học sinh các cấp đi học, công nhân công ty đi làm…

          – Đường giao thông chưa đáp ứng kịp: đường hẹp, chất lượng xấu, đường nông thôn nhiều lối ngõ tắt, hệ thống biển báo  thiếu…; ý thức người tham gia giao thông chưa cao…..

          – Nhà nước chưa có biện pháp quản lý xe đạp điện như xe máy (đăng ký, kiểm soát…).

          – Học sinh THPT ở  tuổi mới lớn, tâm lý đang trong giai đoạn phát triển chưa ổn định, ý thức chấp hành luật giao thông chưa cao thích thể hiện: đi hàng ngang, đèo 3, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ, đội mũ không cài quai hoặc có tính chất hình thức chống đối (chỉ đội khi bắt đầu rời cổng trường hoặc khi sắp đến trường….),

          2 . Giải pháp

          Từ thực tế trên tôi đã tham khảo ý kiến các đồng chí công an, chỉ đạo Đoàn thanh niên nhà trường, thống nhất với PHHS  lập mã số quản lý xe đạp điện (biển xe đạp điện của trường)

Double Bracket: 98-LTK
5024

 Trong đó:     +     98- Mã tỉnh Bắc Giang

                       +    LTK- Mã trường Lý Thường Kiệt

                       +   5024 – Mã số học sinh sử dụng xe

         

          Mỗi học sinh đi xe đạp điện đều được cấp 01 mã số quản lý, thông qua mã số này đội cờ đỏ, giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường  quản lý  việc chấp hành luật giao thông và nội quy của học sinh qua đó xếp loại hạnh kiểm học sinh, xếp loại thi đua của lớp hằng tháng, học kỳ và cuối năm học; học sinh được cấp mã số phải chịu trách nhiệm khi người khác sử dụng xe của mình vi phạm ở mọi nơi, mọi lúc.

          Nhà trường đã phân công CB,GV, HS giám sát các tuyến đường học sinh thường đi,  đồng thời phát động toàn thể CB,GV-HS nhà trường phát hiện các mã số xe đạp điện vi phạm (không đội mũ, chở người không đội mũ, lạng lách đánh võng…..) báo về Ban ATGT nhà trường (trực tiếp, hòm thư góp ý, hoặc email….)   Ban ATGT nhà trường thông báo trên bản tin nhanh nhà trường, xử lý trách nhiệm chủ sử dụng xe theo quy định về hạnh kiểm về thi đua của cá nhân và tập thể. Hằng tuần giao ban công tác chủ nhiệm đều có nội dung kiểm điểm việc chấp hành luật giao thông thông qua việc thông báo và cung cấp các mã số xe vi phạm

          2.3. Kết quả

          Qua 5 năm triển khai việc cấp mã số quản lý xe đạp điện của trường đã phát huy hiệu quả rõ rệt:; các trường hợp vi phạm quy định ngay cả trong các ngày nghỉ, ngoài giờ học khi lực lực lượng công an phát hiện báo mã số về trường (khi học sinh bị công an xử lý thường khai không đúng tên) đều được nhà trường xử lý triệt để qua  đó đã quản lý được việc chấp hành luật ATGT đường bộ của học sinh ở mọi nơi, mọi lúc, nâng cao được ý thức tự giác chấp hành luật GT của học sinh; xoá bỏ được tình trạng học sinh đi xe đạp điện chấp hành luật giao thông một cách chống đối, hình thức.

          Năm năm qua nhà trường không còng hiện tượng học sinh vi phạm bị công an xử lý thông báo về trường; không có học sinh đi xe đạp điện gây tai nạn hoặc bị tai nạn thương tích. Việc chấp hành luật giao thông cơ bản đã đi vào nề nếp được các cấp các ngành ghi nhận (công an huyện, đài truyền thanh huyện đã phát bài tuyên truyền về giải pháp của nhà trường….) nhiều đơn vị học tập triển khai.

Tiên sơn, ngày 20/8/2018

Hiệu trưởng

Nguyễn Danh Bắc