Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non
Trẻ khuyết tật cùng là một thành phần của đất nước, các em cũng có quyền được vui chơi và học tập như các trẻ khác. Các công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non rất được chú trọng. Để thực hiện được mục tiêu này, các trường mầm non luôn khuyến khích đưa trẻ khuyết tật đến trường và dành thêm nhiều sự ưu ái trong quá trình học tập.
Thực tiễn giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non
Giáo dục mầm non chính là chìa khóa vàng mở đường cho tương lai trẻ thơ. Có thể nói, giáo dục hiện nay chính là đề cao chương trình giáo dục chất lượng và công bằng. Tuy nhiên, các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật còn cứng nhắc và gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, các khiếm khuyết từ trẻ cũng là lý do khiến các bậc phụ huynh e ngại khi đưa con đến trường mầm non, hoặc có thì cũng chỉ đến các cơ sở chuyên cho trẻ khuyết tật.
Trách nhiệm của giáo dục mầm non với trẻ khuyết tật
Các trường mầm non có trách nhiệm chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Với các trẻ khuyết tật càng phải đề cao hơn về trách nhiệm giáo dục.
Đối với nhà trường
Nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thực hiện phân bổ lớp học cho tất cả các trẻ. Trẻ được tham gia học tại các lớp mầm non cùng các trẻ khác cùng lứa tuổi. Tuy vậy, khi nhận 1 trẻ khuyết tật có thể phải giảm đi 2 đến 3 trẻ bình thường trong lớp học. Vì thời gian dành cho trẻ khuyết tật thường tiêu tốn nhiều hơn các trẻ khác.
Nhà trường thực hiện công tác phân bổ thiết bị, vật chất phù hợp tại các lớp có trẻ khuyết tật. Điều phối các giáo viên có chuyên môn cao và kỹ năng giảng dạy tốt tại các lớp học này.
Đối với giáo viên
Giáo viên được phân bổ công tác giảng dạy cần chú ý quan tâm và chăm sóc trẻ mọi lúc. Khơi gợi được khả năng giao tiếp, sự hòa nhập giữa trẻ và lớp học.
Tham gia thêm các lớp tập huấn về giáo dục trẻ khuyết tật, các phương pháp giảng dạy và cách đánh giá trẻ khuyết tật.
Giáo viên cần phải lập bảng kế hoạch chi tiết cho quá trình giảng dạy, tổ chức được các hoạt động giúp trẻ hòa nhập.
Quyền lợi khi trẻ khuyết tật ở trường giáo dục mầm non
Các trẻ khuyết tật khi tham gia và môi trường giáo dục mầm non đều được chăm sóc và giáo dục tận tình. Trẻ được ủng hộ, động viên tham gia hoạt động và sinh hoạt cùng các bạn.
Trẻ được sống, được tôn trọng, được vui chơi và học tập theo mục tiêu chung của nền giáo dục. Được ưu ái, được lắng nghe và được nói lên suy nghĩ và mong muốn về các vấn đề trong cuộc sống.
Phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật mầm non
Các thiếu sót về cơ thể gây trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Do vậy, các phương pháp giáo dục trẻ cũng có sự khác biệt rõ rệt.
Các nhu cầu cơ bản của trẻ khuyết tật
Cũng như các trẻ khác, trẻ khuyết tật cũng có các nhu cầu cơ bản về cuộc sống.
– Nhu cầu được sống, học tập và vui chơi
– Nhu cầu được tôn trọng, chăm sóc và nuôi dưỡng
– Nhu cầu về khám chữa bệnh
– Nhu cầu được khuyến khích, động viên và chia sẻ
– Nhu cầu được phát triển và hoàn thiện bản thân
Khả năng của trẻ khuyết tật
Sự thiếu sót về cơ thể được bù trừ bằng các yếu tố khác, thường nhạy bén hơn trẻ thường.
– Thính giác tốt của trẻ khiếm thị
– Nhạy cảm của thị giác của trẻ điếc
– Sự khéo léo đôi chân của trẻ khuyết tật đôi tay.
Do đó, các giáo viên cần cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được tham gia các hoạt động. Khuyến khích, khơi gợi hứng thú cho trẻ tham gia một cách tự nguyện, không bị ép buộc.
Tổ chức hoạt động giáo dục
Các hoạt động giáo dục tại lớp cần chú ý thêm một số yêu cầu sau:
Giáo viên nên sắp xếp trẻ ngồi tại các vị trí gần, dễ quan sát và giúp đỡ trẻ mọi lúc.
Chú ý khi trang bị đồ dùng, thiết bị riêng, phù hợp với trẻ khuyết tật.
Khuyến khích tổ chức hoạt động cho trẻ khuyết tật và trẻ khác cùng tham gia. Đặc biệt, các hoạt động tăng sự tương tác giữa các trẻ.
Ngoài ra, cần trao đổi thường xuyên với gia đình trẻ để nắm bắt được hoạt động thường ngày của trẻ.
Sự phát triển tích cực từ trẻ khuyết tật nói lên được kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy vững chắc của giáo viên. Những yếu tố về trách nhiệm giáo dục và quyền lợi cho trẻ khuyết tật là mục tiêu cho sự phát triển của giáo dục mầm non.