Giáo dục công dân lớp 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Giáo dục công dân 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết GDCD 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn GDCD lớp 8.

Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

A. Lý thuyết

I.Khái quát nội dung câu chuyện

* Thái độ của người thợ mộc :

    – Trước: Tận tụy, tự giác, nghiêm túc => sản phẩm làm ra hoàn thành, mọi người tin tưởng, yêu quý

    – Khi làm ngôi nhà cuối cùng: Không dành hết tâm trí, tam trạng mệt mỏi, không khéo léo tinh xảo, xử dụng vật liệu cẩu thả ⇒ sản phẩm không đảm bảo kỹ thuật

    – Hậu quả : Hổ thẹn

* Nguyên nhân: Thiếu tự giác, không có kỷ luật lao động.

=> Ý nghĩa: Trong thời kì chúng ta đang bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta không những cần phải chăm chỉ lao động mà còn phải lao động tự giác và sáng tạo. Bởi có như vậy chúng ta mới tìm tòi được cái mới, mới giải quyết được tối ưu mọi vấn đề và mang đến hiệu quả trong quá trình lao động.

Lao động là hoạt động đặc trưng của con người, nhờ có lao động mà mỗi con người được hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tâm lý, năng lực lao động…

Có hai loại lao động chủ yếu: chân tay và trí óc. Trong lao động đòi hỏi tính tự giác và sáng tạo -> nâng cao năng suất, chất lượng.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

    – Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài. Ví dụ: Tự học không cần cha mẹ nhắc nhở, tự giặt quần áo của mình…

    – Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Ví dụ: Dùng máy gặt trong nông nghiệp, sử dụng máy tính để làm việc, dạy học…

Lý thuyết GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo hay, chi tiết

Sử dụng máy gặt trong nông nghiệp thể hiện lao động sáng tạo.

2.2 Biểu hiện:

    – Chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở.

    – Luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới.

    -Tìm mọi cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc

2.3 Ý nghĩa:

    – Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục.

    – Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện,

    – Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

2.4 Rèn luyện: Học sinh phải rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?

A. Lao động sáng tạo.

B. Trung thực.

C. Lao động tự giác.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: C

Câu 2: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài được gọi là ?

A. Lao động.

B. Lao động tự giác.

C. Tự lập.

D. Lao động sáng tạo.

Đáp án: B

Câu 3 : Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là?

A. Đi làm đúng giờ.

B. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

C. Giúp bố mẹ nấu cơm, quét dọn nhà cửa.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 4 : Các hoạt động thể hiện lao động sáng tạo là?

A. Đổi mới phương pháp học tập

B. Học trên mạng.

C. Học thông qua bài hát tiếng anh.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 5: Trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là?

A. Lao động tự giác.

B. Lao động sáng tạo.

C. Lao động.

D. Sáng tạo.

Đáp án: B

Câu 6: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động nói đến ?

A. Lao động sáng tạo.

B. Lao động tự giác.

C. Lao động.

D. Sáng tạo.

Đáp án: A

Câu 7: Lao động gồm có những loại nào?

A. Lao động trí óc và lao động chân tay.

B. Lao động chân tay và lao động thân thể.

C. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

D. Lao động chân tay và lao động trừu tượng.

Đáp án: A

Câu 8: Trước đây A thường học bằng cách ghi ra sách vở rồi đọc lại cho thuộc, từ khi mẹ mua cho máy tính, A sử dụng máy tính để học trên mạng và tải tài liệu về học. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Lao động chân tay.

B. Lao động thân thể.

C. Lao động tự giác.

D. Lao động sáng tạo.

Đáp án: D

Câu 9: Nick Vujicic – người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì?

A. Tự lập.

B. Tự chủ.

C. Tự tin.

D. Dũng cảm.

Đáp án: A

Câu 10: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D