Giáo dục công dân lớp 7 Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Lý thuyết tổng hợp Giáo dục công dân lớp lớp 7 Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công dân7. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công dân.
Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
A. LÝ THUYẾT
I.Khái quát nội dung câu chuyện
– Tình hình tôn giáo ở VN.
+ Có nhiều loại tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành.
-Nhà nước ta có các chính sách bảo vệ tín ngưỡng và tôn giáo.
– Các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
=> Ý nghĩa: Tín ngưỡng và tôn giáo ở đất nước nào cũng có, tuy nhiên ỏ Việt Nam mang màu sắc riêng. Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo với những chính sách thích hợp khích lệ hoạt động tôn giáo lành mạnh, giúp phát triển đất nước.
II. Nội dung bài học
2.1. Khái niệm:
– Tín ngưỡng: lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)
– Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
– Tôn giáo cụ thể được gọi là Đạo (Đạo Phật, Thiên Chúa).
– Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Thắp hương thờ cúng tổ tiên thuộc tín ngưỡng.
2.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
– Công dân có quyền theo, không theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo nào; khi đã theo có quyền thôi không theo, bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.
2.3 Trách nhiệm của công dân: Chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
– Tôn trọng nơi thờ tự: Chùa, miếu, đền, nhà thờ.
– Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
2.4. Nghiêm cấm: việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
B. BÀI TẬP
Câu 1: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Truyền giáo.
Đáp án :B
Câu 2: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)
được gọi là?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Công giáo.
Đáp án :B
Câu 3 : Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Truyền giáo.
Đáp án :A
Câu 4 : Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Công giáo.
Đáp án :C
Câu 5: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Truyền giáo.
Đáp án :C
Câu 6: Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào ?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Truyền giáo.
Đáp án :B
Câu 7: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Đạo Cao Đài.
D. Đạo Hòa Hảo.
Đáp án :A
Câu 8: Hành vi nào sau đây cần lên án?
A. Ăn trộm tiền của chùa.
B. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo.
C. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa.
D. Cả A,B,C.
Đáp án 😀
Câu 9: Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là?
A. Tôn giáo.
B. Tín ngưỡng.
C. Mê tín dị đoan.
D. Truyền giáo.
Đáp án :C
Câu 10: Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào?
A. Đạo Tin lành.
B. Đạo Thiên Chúa.
C. Đạo Phật.
D. Đạo Hòa Hảo.
Đáp án :B