Giáo dục STEM là gì? Vì sao STEM là ngành học được săn đón nhất hiện nay?
Chúng ta đã nghe quá nhiều về giáo dục STEM thông qua báo chí, truyền hình hay mọi phương tiện truyền thông đại chúng. Khối ngành STEM đã trở thành một khía cạnh thu hút sự quan tâm của cả xã hội chẳng kém cạnh gì so với các vấn đề quan trọng trong thế kỷ 21. Vậy chúng ta biết gì về chương trình STEM này?
Bạn đang có nhiều băn khoăn về du học ngành STEM nhưng chưa được giải đáp? Đăng ký tư vấn để được INDEC hỗ trợ hoàn toàn miễn phí!
“Giáo dục STEM là gì?”
STEM là một chương trình giảng dạy được thiết kế để trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineer), toán học (Math). Bởi vậy, thuật ngữ STEM ra đời do ghép bốn chữ cái đầu tiên theo tên tiếng Anh của bốn chuyên ngành tự nhiên quan trọng mà nó hướng đến.
Một điểm thú vị trong giáo dục STEM chính là cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary). Tức là theo chương trình giáo dục thông thường, học sinh phải học bốn môn tự nhiên tách biệt và rời rạc, tuy nhiên theo như cách học tích hợp, bốn môn học được kết hợp lại thành một để học sinh, sinh viên có thể áp dụng giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày dựa vào kiến thức kết hợp trong quá trình giảng dạy. Sự linh hoạt trong truyền tải kiến thức giúp người học xử lý tình huống thực tế một cách hiệu quả nhất.
Nếu giả sử để một học sinh được trang bị kỹ năng lực kỹ thuật có khả năng sản xuất ra thành phẩm và hiểu được quy trình để làm ra nó thì học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp, kết hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (mà những vấn đề chỉ có thể tìm thấy trong khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để tìm ra giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra, học sinh còn cần nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
Ban giám khảo cuộc thi cuộc thi “Thiết kế kỹ thuật vì môi trường” Đại học Bách Khoa
Một ví dụ cụ thể nhất là cuộc thi “Thiết kế kỹ thuật vì môi trường” (Technical Design Contest) do Đại học Bách Khoa tổ chức hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên. Mục đích của cuộc thi này là các bạn phải thiết kế một sản phẩm giải quyết một khía cạnh bất ổn về môi trường (xử lý rác thải, nguồn nước bẩn, cháy rừng, ô nhiễm không khí, dịch bệnh,..). Thế nhưng, trước khi sản xuất một thiết bị kỹ thuật, các bạn cần tìm hiểu số liệu cụ thể, các thông tin khoa học về môi trường để đưa ra định hướng sáng chế của mình cũng như đo đạc, tính toán các yếu tố cẩn thận để sản phẩm ra đời không có bất cứ sai phạm nào. Đó chính là một trong những ví dụ điển hình của ứng dụng STEM ngoài cuộc sống.
Có thể khẳng định rằng, chương trình STEM có khả năng tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21 – một kỷ nguyên bùng nổ về kinh tế, xã hội, công nghệ và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhóm ngành STEM ra đời không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.
Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ-NSTA cũng đã từng đưa ra định nghĩa và tầm vóc của nhóm ngành STEM như sau: “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới”.
Khi học ngành STEM, các bạn có thể làm ở các vị trí như sau:
-
Công nghệ thông tin
-
Hệ thống Mạng máy tính và Viễn thông
-
Máy tính và An ninh hệ thống thông tin
- Khoa học máy tính
và thông tin
-
Đa phương tiện và Thiết kế tài nguyên thông tin
-
Kỹ sư
-
Kỹ sư máy tính
-
Quản lý cơ sở dữ liệu và mẫu dữ liệu
-
Khoa học vật lý và sinh học
-
Kỹ sư hóa học
Lịch sử hình thành giáo dục STEM
Dưới góc nhìn lịch sử, khái niệm về ngành STEM thực ra đã tồn tại từ khá lâu trước khi nó phát triển rộng rãi như ngày nay. Biểu hiện đầu tiên là việc thành lập các trường Đại học kỹ thuật tại Châu Âu trong thế kỷ 19 như: Napoleon’s School; for Industry (1806-1815), Rensselaer Polytechnic Institute (1824), Vocational Education Act (1917), Land Grant Act (1862). Đây là những ngôi trường đầu tiên trên thế giới đào tạo STEM chất lượng cao, cũng là nơi nơi khai sinh ra một khía cạnh quan trọng đáp ứng vô số nhu cầu của con người trong bất cứ thời đại nào.
Trong thời điểm hiện tại, giáo dục STEM được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Phần Lan, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Như vậy, có thể thấy rằng các ngành STEM đã trở thành xu hướng và được cả xã hội quan tâm đầu tư. Thậm chí, nếu có các kỹ năng STEM tốt, bạn chắc chắn sẽ được ưu tiên khi lao động nhập cư tại Canada và hưởng phúc lợi xã hội tốt hơn so với người bản địa.
Một thống kê ở Mỹ cũng cho thấy từ 2004 đến 2014, việc làm liên quan đến khoa học và kỹ thuật tăng 26%, gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác. Ngoài ra, việc làm STEM cũng có tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác nếu tính từ 1950 đến 2007.
Những thế mạnh của giáo dục STEM
Vậy giáo dục STEM có gì mà lại được nhiều người chú trọng đến thế?
Nhìn chung, chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà trường phổ thông, tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,…
Những điểm mạnh của giáo dục STEM có thể kể đến:
Thứ nhất, Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.
Thứ hai, Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.
Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
Thứ ba, Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
Thứ tư, cơ hội nghề nghiệp cho ngành STEM: Nhu cầu tuyển dụng cao
Là nhóm ngành đang thiếu nhân lực tại Mỹ, sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành STEM có các lợi thế: Dễ tìm việc làm; Có thu nhập ổn ngay khi mới ra trường; Được ưu tiên ở lại làm việc lâu dài; Cơ hội định cư cao.
Thực tế không chỉ ở Mỹ thì nhu cầu tuyển dụng khối ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới cao. Ngành nghề này được săn đón trên toàn cầu. Nhưng được ở Mỹ, làm việc tại những tập đoàn công nghệ tiên tiến vẫn luôn là giấc mơ của nhiều người.
Một tin vui là từ năm 2020, Mỹ thiếu hụt khoảng 10 triệu nhân lực cho khối ngành chuyên môn cao này. Nhu cầu tăng lần lượt từng ngành Phần mềm, Máy tính, Kỹ sư và Toán học là 32%, 6%, 60% và 2%. Hơn nữa không chỉ những tập đoàn lớn mới cần chuyên viên phần mềm, kỹ sư máy tính hay nhân viên phân tích dữ liệu… Chỉ cần có tấm bằng STEM tại bất kỳ trường đại học nào ở Mỹ thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, sinh viên tốt nghiệp khối ngành STEM có tỷ lệ việc làm cao hơn và mức lương cao hơn so với các chuyên ngành khác. Dưới đây là bảng so sánh mức lương giữa các ngành nghề thuộc khối STEM và những ngành không thuộc STEM:
Mức lương trung bình của một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế ở những nước phát triển là khoảng 52,000USD – 65,000/năm. Thế nhưng đối với sinh viên tốt nghiệp từ nhóm ngành STEM thì mức lương trung bình cao hơn khá nhiều. Trong đó, tiêu biểu như một số ngành:
-
Công nghệ thông tin (Information System): từ 91,000 USD/năm
-
Lập trình máy tính (Computer Programming): từ 82,000 USD/năm
-
Toán (Mathematics): từ 104,000 USD/năm
-
Kỹ sư (Engineering): từ 102,000 USD/năm
-
Khoa học thông tin máy tính (Computer and Information Sciences): từ 136,000 USD/năm
-
Kỹ sư cơ khí (Mechanical Engineering): từ 87,000 USD/năm
Tạm kết
Như vậy, có thể khẳng định rằng, học tập STEM đem lại cho học viên những thế mạnh và cơ hội rất lớn để thành công. INDEC tin rằng STEM vẫn sẽ còn tiếp tục phát triển và được nhắn tới nhiều hơn trong tương lai trước sự chuyển mình mạnh mẽ của kỷ nguyên toàn cầu, chính vì vậy, nếu có năng khiếu trong các môn tự nhiên, tại sao lại không cân nhắc học chuyên ngành STEM để đón đầu xu thế này các bạn nhỉ?
Nếu bạn quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về du học thì hãy liên hệ INDEC để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé! Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.
____________________________
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG
Địa chỉ: Tòa nhà INDEC, ngõ 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 024 7305 3355
Facebook: Du học cùng INDEC