Giáo dục STEAM là gì? ISP áp dụng giáo dục STEAM như thế nào?
Giáo dục STEAM trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết khởi nguồn sự sáng tạo và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Bắt nguồn từ ban đầu là thuật ngữ STEM xuất hiện lần đầu vào đầu thế kỷ 21, chỉ các nghề nghiệp hay chương trình giảng dạy xoay quanh: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineer) và Toán học (Mathematics). Sau này yếu tố Nghệ thuật (Art) được đưa vào sau.
Mục Lục
Giáo dục STEAM là gì? Nâng cao STEM với sức mạnh của nghệ thuật (Art)
Giáo dục STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Hoa Kỳ), sau đó được áp dụng rộng rãi bởi nhiều nhà giáo dục học và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. Khung STEAM kết hợp 5 lĩnh vực lại với nhau để tạo ra một môi trường học tập hòa nhập, khuyến khích tất cả học sinh tham gia và đóng góp. Cách tiếp cận này khuyến khích học sinh phát triển toàn diện cả bên trái và bên phải của não bộ.
Hiểu sao cho đúng về Giáo dục STEM và giáo dục STEAM?
Giáo dục STEAM là khái niệm dạy học liên ngành, kết hợp giữa nghệ thuật với các môn học thuộc khối STEM truyền thống: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math). Thành tố chữ A trong cụm từ là Nghệ thuật (Art). STEAM nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống chỉ là kiến thức đơn thuần.
Giáo dục STEAM sẽ lồng ghép các kiến thức, kỹ năng thuộc 5 chuyên ngành trên, và nhờ việc kết hợp, bổ trợ cho nhau như vậy giúp học sinh có khả năng biến lý thuyết hàn lâm khô khan thành những ứng dụng thực tế dễ tiếp thu và ghi nhớ. Thành tố chữ “A” trong STEAM là thuật ngữ đại diện cho nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ, nghiên cứu xã hội, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Giáo dục STEAM là áp dụng tư duy sáng tạo cho các dự án STEM, kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ thông qua nghệ thuật.
Các bộ môn nghệ thuật có tác dụng rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết như cộng tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề và suy nghĩ phê phán. Nó cũng tăng cường tính linh hoạt của học sinh, khả năng thích ứng, năng suất, trách nhiệm và đổi mới. Tất cả những kỹ năng này là cần thiết cho một sự nghiệp thành công trong bất kỳ lĩnh vực học tập nào của trẻ.
Giáo dục STEAM có thể giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết nào?
Vai trò của giáo dục STEAM giúp trẻ hình thành và rèn luyện kiến thức, kỹ năng thông qua các đề tài, các bài học theo những chủ đề gắn liền với thực tế cuộc sống. Với phương pháp giáo dục tương tác đa chiều, kết hợp Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Toán học (Math) và Nghệ thuật (ART) giúp truyền cảm hứng học tập cho học sinh trong những môn học lý thuyết khô khan.
Ngoài ra, giáo dục STEAM cũng sẽ rèn luyện nhiều kỹ năng cho học sinh:
- Kỹ năng khoa học: Học sinh sẽ hiểu và biết cách liên kết giữa: định nghĩa, nguyên lý, cơ sở khoa học của các sự vật và hiện tượng. Trên cơ sở đó, các em thực hành và ứng dụng vào giải quyết những vấn đề có liên quan trong thực tế.
- Kỹ năng công nghệ: mô hình STEAM giúp học sinh nhận thức đúng về công nghệ, phát triển kỹ năng sử dụng và quản lý nó, cấp độ đi từ đơn giản đến phức tạp. Giáo dục STEAM chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, tất cả những tiến bộ của thế giới tự nhiên nhằm phục vụ con người đều được coi là công nghệ.
- Kỹ năng kỹ thuật: Việc lồng ghép những ứng dụng thực tế vào các môn học giúp học sinh hiểu được cách thức, quy trình sản xuất, chế tạo ra một sản phẩm nào đó. Nhờ vậy các em gia tăng khả năng sáng tạo, tư duy và kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
- Kỹ năng nghệ thuật: Các hoạt động múa hát, thưởng thức âm nhạc,…được xây dựng trong chương trình học giúp trẻ phát triển các giác quan một cách tốt nhất, biết khám phá và phân tích vấn đề. Ở các trường áp dụng mô hình STEAM, múa được xem là một môn học cụ thể giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát và kỹ năng hiểu.
- Kỹ năng Toán học: Học sinh được làm quen và rèn luyện các kỹ năng toán học từ sớm trong định hướng giáo dục STEAM giúp hình thành tư duy toán học đúng đắn, phản ứng nhanh nhạy với các phép tính, định nghĩa và quan trọng hơn là áp dụng hiệu quả những kiến thức toán học vào đời sống thực tế.
ISP xây dựng chương trình học theo định hướng giáo dục STEAM như thế nào?
Định hướng giáo dục STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức đơn thuần như trước mà đóng vai trò là người hỗ trợ về học tập. Chương trình học tạo sự hứng khởi trong học tập cho học sinh nhưng vẫn phải đảm bảo việc nắm bắt kiến thức nhằm đạt kết quả: học sinh thật sự tương tác với môn học và học vì sự yêu thích thật sự, tự giác tìm tòi khám phá. Mặt khác, áp dụng định hướng này luôn đặt học sinh làm trung tâm sẽ giúp các em rèn luyện những kỹ năng trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đầy sáng tạo trong tương lai.
Trong khi đó, các phương pháp giáo dục truyền thống hiện nay không tích hợp sự tương quan giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Việc tách rời này làm hình thành khoảng cách khá lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Học sinh sẽ mất một khoảng thời gian thực tế để hiểu được làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn.
Bằng việc lồng ghép chương trình học theo định hướng giáo dục STEAM, các giờ học STEAM tại INSPIRE SCHOOLs (ISP) mang lại những trải nghiệm chân thật thông qua thực hành các thí nghiệm khoa học, chế tạo sản phẩm. Từ đó, học sinh dễ dàng kết nối hiểu biết về khoa học với những hiện tượng trong đời sống hàng ngày, khiến kiến thức trở nên gần gũi và dễ nhớ. Ngoài ra, các em còn được trang bị nền tảng Công nghệ – Kỹ thuật 4.0 bao gồm các học phần: MOS, Robotics, Lập trình (Coding) và thiết kế ịn 3D.
Để có thể hiểu rõ hơn về các chương trình học tại ISP, Quý phụ huynh vui lòng nhấn ngay TẠI ĐÂY để biết thêm chi tiết.