Giáo án môn Sinh học Lớp 7 – Tiết 38, Bài 36: Thực hành quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ – Giáo Án Mẫu
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 – Tiết 38, Bài 36: Thực hành quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/2011 Ngày giảng: Sinh 7 A 29/12/2011 Sinh 7 D 29/12/2011 Tiết 38 bài 36: THỰC HÀNH QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ 1/ Mục tiêu a/ Kiến thức Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn b/ Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu mổ Kĩ năng thực hành c/ Thái độ Có thái độ nghiêm túc trong học tập 2/ Chuẩn bị a/ GV: Giáo án, sgk, TLTK Mẫu mổ ếch cho các nhóm Mẫu mổ sọ hoặc mô hình não ếch Bộ xương ếch. Tranh cấu tạo trong của ếch b/ HS: Vở ghi, sgk Chuẩn bị mẫu vật ếch theo nhóm 3/ Tiến trình bài giảng a. Kiểm tra bài cũ (Không) b. Tiến trình thực hành. * Đặt vấn đề vào bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta tiến hành thực hành mổ ếch để - Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ - Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1:Quan sát bộ xương ếch (15’) Mục tiêu: Nhận dạng các loại xương ếch qua trnh vẽ -GV: Hướng dẫn hs quan sát hình 36.1 sgk -> nhận biết các xương trong bộ xương ếch -GV: Y/c hs trao đổi thảo luận -?: Xương nào có kích thước lớn nhất? -?: Xương đùi có kích thước lớn nhất có ý nghĩa gì với đới sống của ếch? -?: Nêu chức năng của bộ xương ếch? -HS: Tự thu nhận thông tin, ghi nhớ vị trí, tên H: Chỉ trên mẫu tên xương -HS: X chi sau -HS: Quá trình di chuyển chủ yếu bằng chi sau -HS: TL→ 1. Bộ xương ếch - Bộ xương: Xương đầu, xương cột sống, xương đai và xương chi - Chức năng: + Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể + Là nơi bám của cơ -> di chuyển + Tạo thành khoang bảo vệ bộ não, tuỷ sống và nội quan Hoạt động 2: (20’) Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ Mục tiêu: HS quan sát nhận biết da trên con ếch sống và các nội quan trên mẫu mổ ếch -GV: Hướng dẫn hs: sờ tay lên bề mặt da, -?: Mặt ngoài da ếch có đặc điểm gì? -GV: Hướng dẫn HS tiến hành mổ da ếch ra và căng ra như hình 36.2 SGK -?: Mặt trong của da ếch có đặc điểm nào? -GV: Y/c hs trao đổi thảo luận trong nhóm bàn -?: Nêu vai trò của da ếch? -?: Mổ ếch như hình 36.3, đối chiếu với mẫu mổ -?: Xác định các cơ quan của từng hệ cơ quan của ếch như ở bảng sgk – 118? -GV: Đi đến các nhóm y/c hs chỉ từng cơ quan trên mẫu mổ -GV: Y/c hs n/c bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch trang 118, thảo luận -?: Hệ tiêu hoá của ếch có đặc điểm gì khác so với cá? -?: Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí quan da? -?: Tim của ếch khác cá ở điểm nào? Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch -GV: Y/c hs quan sát mô hình não ếch -?: Xác định các bộ phận của não? -HS: tiến hành như gv hướng dẫn và đưa ra nhận xét -HS: TL→ -HS: Tiến hành mổ như hướng dẫn của GV -HS: TL→ -HS: Chất nhờn ngoài da để hoà tan oxi trong không khí. Mạch máu dưới da để trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường H: Quan sát, đối chiếu với mẫu mổ -> xác định vị trí các hệ cơ quan -HS: Các nhóm tiến hành mổ ếch phanh ra như hình 36,3 -HS: Các nhóm thảo luận xác định được các cơ quan của các hệ cơ quan. -HS: Hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi -HS: Lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan, mật lớn, có tuyến tuỵ -HS: Phổi cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu. -HS: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn -HS: Dựa vào hình nêu cấu tạo của bộ não -HS: Não trước, thuỳ thị giác phát triển, tiểu não kém phát triển, hành tuỷ, tuỷ sống. 2. Các nội quan a/ Quan sát da - Bên ngoài da trần (trơn, ẩm ướt), - Mặt trong có nhiều mạch máu - Trao đổi khí b/ Quan sát nội quan => Bảng trang 118 Hoạt động 3: HS hoàn thành bảng thu hoạch (6’) Mục tiêu: HS hoàn thành kiến thức thực hành G: Y/c hs viết bài thu hoạch theo mẫu sgk H: Dựa vào kiến thức hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu c. Nhận xét – đánh giá (3’) -GV: + Nhận xét tinh thần, thái độ của hs trong giờ thực hành + Nhận xét kết quả quan sát của các nhóm +Y/c hs dọn vệ sinh d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) -GV: + Y/c hs về nhà hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu + Chuẩn bị bài mới * RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian giảng toàn bài: - Thời gian dành cho từng phần: . - Phương pháp giảng dạy: . - Nội dung . .