Giáo án môn Giáo dục công dân 8 – Tiết 2 – Tiết 2 – Bài 2: Liêm khiết
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án môn Giáo dục công dân 8 – Tiết 2 – Tiết 2 – Bài 2: Liêm khiết”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 04/ 09/ 2012 Tiết 2 Ngày dạy: 06 / 09/ 2012 BÀI 2: LIÊM KHIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Thế nào là liêm khiết, biểu hiện, ý nghĩa của nó trong cuộc sống? 2. Thái độ: - Biết phân biệt hành vi trái ngược với liêm khiết, biết tự kiểm tra hành động của mình để rèn luyện đức tính liêm khiết. 3. Kỹ năng: - Đồng tình, ủng hộ, học tập những tấm gương liêm khiết. - Phê phán những hành vi không liêm khiết trong cuộc sống. II. CÁC KỸ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kỹ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết. - Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết. - Kỹ năng phân tích, so sánh những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết. III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: GV: gọi 3 HS lên chấm vở bài tập. 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới GV: đưa ra một số tình huống: - Cán bộ kiểm lâm nhận tiền hối lộ của bọn lâm tặc - Cảnh sát giao thông nhận tiền đút lót của người dân khi họ vi phạm luật an toàn giao thông. - Em Trang nhặt được điện thoại di động liền trả lại cho cô Tổng phụ trách. GV: em có nhận xét gì trước những việc làm của những người trên đây? HS: suy nghĩ và trả lời. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đặt vấn đề Và tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh GV: yêu cầu 3 HS đọc truyện. GV: chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 câu hỏi trong 3’ rồi trình bày, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cho nhau: * Nhóm 1: em hãy nêu những việc làm của bà Ma-ri-qui-ri? Bà là người như thế nào? * Nhóm 2: hãy nêu những hành động của Dương Chấn? Thể hiện đức tính gì? * Nhóm 3: hành động của Bác thể hiện đức tính gì? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học GV: Lối sống như thế nào thì thể hiện đức tính liêm khiết? HS: trả lời GV: Vì sao trong cuộc sống ta cần phải liêm khiết? HS: trả lời GV: Vậy để có đức tính liêm khiết chúng ta cần phải làm như thế nào? HS: trả lời Hoạt động 4: Liên hệ thực tế và giải bài tập SGK GV: thảo luận nhóm trong 3’ và trình bày: * Nhóm 1: Bố mẹ em làm giàu bằng sức lao động của mình. * Nhóm 2: cán bộ kiểm lâm tạo điều kiện cho xe chở gỗ lậu qua biên giới. * Nhóm 3: Bố Trang lợi dụng chức quyền ăn hối lộ tài sản của nhà nước. * Nhóm 4: Ông Na dùng tiền bạc, quà cáp để được thăng chức. * Nhóm 5: Loan sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. GV: nhận xét và ghi điểm cho nhóm có câu trả lời hay nhất. I. Đặt vấn đề: - Bà là người không tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. - Dương Chấn là người thanh cao, vô tư, không hám lợi. - Bác Hồ là người VN trong sạch, liêm khiết. II. Bài học: 1. Khái niệm: Liêm khiết: là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở lối sống không hám danh lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ. 2. Ý nghĩa: Sống liêm khiết sẽ: - Làm cho con người thanh thản - Được mọi người quí trọng và tin cậy. - Làm cho xã hội trong sạch, giàu đẹp 3. Cách rèn luyện: - Phải rèn luyện thường xuyên. - Ủng hộ, quí trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. - Biết phân biệt hành vi liêm khiết và thiếu liêm khiết. 4. Củng cố: - Thế nào là liêm khiết, ý nghĩa của nó trong cuộc sống? 5. Đánh giá: Em tán thành hay không trong việc làm dưới đây, vì sao? - Ông Lam nguyên là là một cán bộ kiểm lâm, vì nghèo nên đã chặt một số cây lấy gỗ để bán. 6. Hướng dẫn về nhà: - Học và trả lời câu hỏi cuối bài - Làm bài tập 1, 3, 5 trong SGK - Đọc trước bài “Tôn trọng người khác”. IV. RÚT KINH NGHIÊM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................