Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân – Tiết 10: Bài 8: Khoan dung
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân – Tiết 10: Bài 8: Khoan dung”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10: BÀI 8: KHOAN DUNG Ngày soạn: 04/11. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung, vai trò của khoan dung và cách rèn luyện bổn phận khoan dung. 2. Kĩ năng: HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn. 3. Thái độ: HS biết quan tâm và trân trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến, hẹp hòi. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm; Sắm vai. C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7. máy chiếu.... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). Không ( Trả bài kiểm tra, nhận xét, rút kinh nghiệm) III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (3 phút): Hoa và Hà học cùng trường nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa em sẽ xử sự ntn đối với Hà? 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1:( 10 phút) Khai thác nội dung truyện đọc: Gv: Gọi HS đọc truyện ( phân vai) - Dẫn truyện. - Khôi. - Cô Vân. Gv: Thái độ và việc làm của Khôi đối với cô giáo lúc đầu và về sau như thế nào?. Gv: Cô giáo Vân đã xử sự ntn trước thái độ của Khôi? ( Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ, tái, phấn rơi, xin lỗi HS; Cô tập viết; Tha lỗi cho HS) Gv: Vì sao bạn Khôi lại xin lỗi cô và có cách nhìn khác về cô?. ( Khôi chứng kiến cảnh cô tập viết. biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn, chữ xấu) Gv: Em có nhận xét gì về cách xử sự và thái độ của cô giáo Vân?. ( Cô kiên trì, khoan dung, độ lượng, tha thứ) Gv: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên? ( không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét về người khác, cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác) * HĐ2:( 15 phút) Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. Gv: Em hiểu thế nào là khoan dung? Gv: Hãy nêu những biểu hiện của khoan dung?. ( Biết lắng nghe,không chấp nhặt, thô bạo, không định kiến,hẹp hòi...) Gv: Trái với khoan dung là gì? Hs: Trình bày tiểu phẩm về hành vi trái với khoan dung. * Thảo luận nhóm: Gv chia HS làm 4 nhóm thảo luận trả lời theo những câu hỏi sau: 1. Vì sao phải lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác? 2. Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột? 3. Khi có khuyết điểm ta nên xử sự ntn? 4. Làm thế nào để hợp tác tốt hơn với các bạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở trường?. Gv: Khoan dung có tác dụng ntn trong cuộc sống? Gv: Trong những trường hợp nào không nên thể hiện sự khoan dung? Cho ví dụ?. Gv: Cần rèn luyện ntn để trở thành người có lòng khoan dung? * HĐ3: ( 6 phút)Liên hệ thực tế, luyện tập. Gv: Hd HS giải thích câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. ( Khi người khác đã hối lỗi và sữa lỗi, thì ta nên chấp nhận, tha thứ và đối xử tử tế). Gv: HD học sinh làm bài tập a, b, c d SGK/25, 26. Gv: Hãy kể một việc làm thể hiện khoan dung hoặc thiếu khoan dung? Thái độ và việc làm của Khôi: Lúc đầu về sau - Đứng dậy nói to. - Thái độ khó chịu. - Chứng kiến cô tập viết: + Cúi đầu, rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn. + Xin cô tha lỗi. 1. Thế nào là khoan dung?. - Khoan dung là rộng lòng tha thứ. - Luôn tôn trọng, thông cảm với người khác - Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm. Trái với khoan dung là : Chấp nhặt, thô bạo, định kiến, hẹp hòi... 2. Ý nghĩa: - Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 3. Cách rèn luyện: - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử chân thành, rộng lượng. - Biết tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực của XH. IV. Củng cố: ( 2 phút) Khoan dung là một đức tính cao đẹp, và có ý nghĩa to lớn. Nó giúp con người dễ dàng hoà nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò và uy tín cá nhân trong xã hội. Khoan dung làm cho đời sống XH trở nên lành mạnh, tránh được bất đồng, gây xung đột, căng thẳng có hại cho cá nhân và xã hội. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập d SGK/26. - Xem trước nội dung bài " xây dựng gia đình văn hoá". - Chuẩn bị các tiêu chí xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương ta.