Giáo án lớp 11 môn Giáo dục công dân – Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (tiết 1)

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án lớp 11 môn Giáo dục công dân – Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (tiết 1)”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tiết PPCT: 01 
Ngày soạn: 18 - 08-2011 Phần I : CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ
Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Tiết 1) 
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 1 học sinh cần năm được
1) Về kiến thức:
Học sinh cần đạt:
- Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội. 
- Khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
2) Về kỹ năng:
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ liên kết giữa những nội dung chủ yếu của bài.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học.
3) Về thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất của cải vật chất.
- Biết quý trọng người lao động, xác định lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.Giáo dụ kỷ năng sống
	1.Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 11, Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 11
 - Câu hỏi tình huống, Tranh ảnh, các số liệu có liên quan
	2. Giáo dục kỷ năng sống.
- KN phân tích, KN hợp tác, 
- KN phản hồi/lắng nghe tích cực khi thảo luận.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập
3. giới thiệu bài mới.
Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải làm gì? để thực hiện một quá trình sản xuất cần phải có những yếu tố nào? Đó chính là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.
4. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: GV đặt vấn đề dẫn dắt HS Tìm hiểu bài:
 Giáo dục kỷ năng sống :
- KN hợp tác, 
- KN phân tích, 
- KN tư duy phê phán
 Để hiểu được vai trò sản xuất của cải vật chất trong sự phát triển kinh tế trước ta phân tích xem:
Sản xuất của cải vật chất là gì ?
- Yêu cầu học sinh thảo luận phân tích về khái niệm sản xuất vật chất?
- Đại diện nhóm trình bày
- Đề nghị nhóm khác nhận xét, đánh giá, nếu thấy thiếu thì bổ xung theo ý kiến của nhóm mình.
=> Giáo viên kết luận
Ngoài VD GV nêu ra, yêu cầu HS lấy thêm 1 vài VD khác.
Sau khi HS lấy được 1 vài VD GV phân tích tiếp.
 Theo em SX của cải vật chất có vai trò quan trọng như thế nào ? Và tại sao các hoạt động khác phải nhằm phục vụ hoạt động sản xuất ?
Gọi 1 - 2 học sinh trả lời
GV dẫn dắt chuyển ý:
 Trước hết, GV trình bày sơ đồ về mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình SX. Sau đó đi sâu phân tích từng yếu tố.
GV nêu sơ đồ về các yếu tố hợp thành sức lao động.
HS chứng minh rằng: Thiếu một trong hai yếu tố thì con người không thể có sức lao động.
Hoạt động 2: GV yêu cầu 1 HS đọc KN lao động trong SGK. Sau đó phân tích.
GV đặt câu hỏi:
 Giáo dục kỷ năng sống :
- KN hợp tác, 
- KN phân tích, 
Tại sao nói sức lao động mới chỉ là khả năng, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động ?
Sơ đồ 02: Các yếu tố hợp thành sức lao động.
 Thể lực
Sức lao động 
 Trí lực
Gọi HS trả lời.
GV kết luận:
Yêu cầu 1HS đọc KN đối tượng LĐ GV đưa ra sơ đồ 03. Đối tượng LĐ phân tích sơ đồ và KN.
Sơ đồ 03.
 Có sắn trong TN
ĐTLĐ: 
 Đã trải qua t/đ của LĐ
Gọi HS lấy VD minh hoạ về đối tượng LĐ của một số ngành, nghề khác nhau trong XH.
Đọc KN về TLLĐ (SGK).
Đưa sơ đồ các bộ phận hợp thành tư liệu lao động.
Gọi HS phát biểu ý kiến phân biệt các bộ phận của TLLĐ ở 1 số ngành trong XH.
GV kết luận:
1) Vai trò của sản xuất của cải vật chất:
a) Khái niệm: SX của cải vật chất ?
Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con ngườu vào tự nhiên, biến đổi các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
VD:
Nhu cầu của HS đến lớp có bàn ghế để phục vụ cho học tập tốt hơn thì người thợ mộc phải tác động vào cây gỗ biến nó thành bộ bàn ghế ...
b) Vai trò của sản xuất của cải vật chất:
+ Là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.
+ Thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần.
+ Hoạt động sản xuất là trung tâm, là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội phát triển.
+ Lịch sử XH loài người là 1 quá trình phát triển và hoàn thiện liên tục các phương thức SX, là quá trình thay thế phương thức SX cũ, lạc hậu bằng phương thức SX mới, tiến bộ hơn.
2) Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. (SXCCVC)
Sơ đồ mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình SX (sơ đồ 01)
Sức lao động -> Tư liệu lao động -> đối tượng lao động => SP.
a) Sức lao động:
- Lao động:
Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu cho đời sống con người.
Lao động của con người có kế hoạch, tự giác, sáng tạo, có kỷ luật, có trách nhiệm. Vì vậy LĐ là hoạt động bản chất nhất của con người, nhờ đó để phân bịêt với hoạt động bản năng của con vật.
Vì: Chỉ khi sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất thì mới có quá trình lao động.
b) Đối tượng lao động: 
c) Tư liệu lao động: Sơ đồ 04.
 Công cụ LĐ
TLLĐ: Hệ thống bình Chứa 
 Kết cấu hạ tầng
=> Nhìn vào kết quả SX, có 2 yếu tố kết tinh trong sản phẩm đó là:
Tư liệu LĐ + đối tượng LĐ = TL SX.
=> Sức LĐ + Tư liệu SX = Sản phẩm.
4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết
- Cho học sinh liên hệ với địa phương
6.Hướng dẫn học ở nhà
Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Kỳ Anh, ngày ......... tháng .......... năm 201.....
	Phê duyệt của BGH
Tiết PPCT: 02 
Ngày soạn: 25 - 08-2011
Bài 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KING TẾ (Tiết 2) 
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 HS cần nắm được
1. Về kiến thức
Nêu được thế nào là PT KT và ý nghĩa của phát triển KT đối với cá nhân, gia đình và xã hội
2. Về kĩ năng
Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân
3. Về thái độ
- Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản than
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.Giáo dụ kỷ năng sống
1.Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- Sách bài tập tình huống GDCD 11, sơ đồ
- Những nội dung có liên quan đến bài học
2. Giáo dục kỷ năng sống.
- KN phân tích, KN hợp tác, 
- KN phản hồi/lắng nghe tích cực khi thảo luận.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu các yếu tố của một quá trình sản xuất? phân biệt đối tượng lao động với tư liệu lao động?
3. giới thiệu bài mới.
Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì với cá nhân, gia đình và xã hội cũng như phân biệt được giữa phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế. Đó chính là nội dung của bài hôm nay.
4. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
 GV đặt vấn đề : Phát triển kinh tế là một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
 ? Theo em phát triển kinh tế hợp lí được thể hiện ở những điểm nào?
 Hoạt động 1: GV Tiến hành cho học sinh thảo luận nhóm (4 nhóm)
 Giáo dục kỷ năng sống :
- KN phân tích, KN hợp tác, 
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
 Nhóm 1: Thế nào là tăng trưởng kinh tế? chỉ ra sự khác nhau giữa phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế?
 Nhóm 2: Phân tích nội dung cơ cấu kinh tế hợp lí? ở nước ta hiện nay có những loại cơ cấu kinh tế hợp lí nào? trong các cơ cấu KT đó cơ cấu KT nào giữa vai trò quan trọng, vì sao? tại sao x.dựng cơ cấu KT hợp lí phải gắn liền với b.vệ môi trường?
 Nhóm 3: Theo em tai sao tăng trưởng KT phải gắn liền với công bằng XH? liên hệ với nước ta? em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa TTKT với công bằng XH?
 Nhóm 4: Em hiểu thế nào là GDP và GNP phân biệt sự khác nhau giữa GDP và GNP?
 GV đặt vấn đề : Phát triển kinh tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà cả xã hội.
Hoạt động 2 : Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với hoạt động nhóm và đàm thoại
 Giáo dục kỷ năng sống :
- KN phân tích, KN hợp tác, 
 - KN phản hồi/lắng nghe tích cực khi thảo luận.
? Theo em phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với các nhân? liên hệ với bản thân?
 ? Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với gia đình? liên hệ với gia đình em?
 ? Theo em phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với xã hội? liên hệ với địa phương em?
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
a. Phát triển kinh tế.
 Tăng trưởng kinh tế
 PTKT Cơ cấu kinh tế hợp lí
 Công bằng xã hội
- Tằng trưởng kinh tế
+ TTKT là sự tăng lên về số-chất lượng H2 và các yếu tố của các quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định.
+ Khác nhau giữa PTKT với TTKT
 – TTKT là chỉ sự PT về mặt KT
 – PTKT là TTKT gắn với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng XH
- Cơ cấu kinh tế hợp lí
+ CCKT là mối quan hệ giữa quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế
+ Cơ cấu kinh tế 
 – Cơ cấu ngành (q.trọng nhất)
 – Cơ cấu vùng KT (7 vùng KT)
 – Cơ cấu TPKT (5 TPKT)
+ Muốn xây dựng CCKTHL thì phải bảo vệ MT
- Tăng trưởng KT gắn với công bằng xã hội vì:
+ Tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ
+ Phù hợp với sự phát triển toàn diện của con người và xã hội
+ Làm cho thu nhập thực tế tăng, tăng chất lượng văn hóa, gia đình, y tế, môi trường
- Khái niệm GNP và GDP
+ GDP (tổng SP quốc nội) là tổng giá trị tính bằng tiền của H2 và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó (cả người trong và ngoài nước) trong một thời gian nhất định.
+ GNP (tổng SP quốc dân) là tổng giá trị tính bằng tiền của H2 và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (cả trong và ngoài nước) trong một thời gian nhất định.
Như vậy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài.
b. Ý nghĩa của phát triển KT đối với cá nhân, gia đình và xã hội. 
- Đối với cá nhân
+ Có việc làm từ đó có thu nhập, nhu cầu vật chất và tinh thần tăng
+ Được học tập, chăm sóc sức khỏe từ đó tuổi thọ tăng
- Đối với gia đình
+ Gia đình hạnh phúc từ đó được chăm sóc, giáo dục, gia đình văn hóa
+ Thực hiện được các chức năng KT, sinh sản
- Đối với xã hội
+ Thu nhập quốc dân tăng từ đó chất lượng cuộc sống tăng, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển
+ Chính sách QP-AN, đối ngoại được đảm bảo
5. Củng cố.
Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và toàn bài HS làm bài tập trong SGK
6.Hướng dẫn học ở nhà
Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới (bài 2 tiết 1) trước khi đến lớp.
Kỳ Anh, ngày ......... tháng .......... năm 201.....
	Phê duyệt của BGH
Tiết PPCT: 03 
Ngày soạn: 25 - 08-2011
Bài 2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ – THỊ TRƯỜNG
( Tiết 1 )
 I/ Mục tiêu bài học:
Học xong Tiết 1 này, HS cần đạt được:
 	1/ Về kiến thức:
 	Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
 	2/ Về kĩ năng:
 	Biết phân biệt giá trị và giá cả của hàng hóa.
 	Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương.
 	3/ Về thái độ:
 	Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa.
 II. Tài liệu và phương tiện dạy học.Giáo dụ kỷ năng sống
1.Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- Sách bài tập tình huống GDCD 11, sơ đồ
- Những nội dung có liên quan đến bài học
2. Giáo dục kỷ năng sống.
- KN phản hồi/lắng nghe tích cực khi thảo luận.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin, 
- KN tư duy phân tích, so sánh 
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với cá nhân, gia đình, xã hội?
Câu hỏi: - Vì sao phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?
3. giới thiệu bài mới.
 	Nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lí của nhà nước. Nền kinh tế hàng hóa hàm chứa trong đó nhiều nhân tố và môi trường hoạt động. Hàng hóa, tiền tệ, thị trường là những nhân tố và môi trường có tầm quan trọng chủ yếu và mang tính phổ biến. Ở tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu nhân tố hàng hóa trong bài 2 – Hàng hóa – Tiền tệ – Thị trường
 	4. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: So sánh sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên và Kinh Tế Hàng Hóa 
 Giáo dục kỷ năng sống :
- KN tư duy phân tích, so sánh 
Giáo Viên đặt vấn đề:
Lịch sử phát triển của nền SX xã hội đã từng tồn tại 2 tổ chức kinh tế rõ rệt là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. (KTHH)
GV treo sơ đồ giới thiệu và so sánh 2 hình thức t/c kinh tế. (TN và hàng hoá).
Kết luận: KTHH ở trình độ cao hơn, ưu việt hơn so với kinh tế tự nhiên.
Hoạt động 2: Đàm thoại 
 Giáo viên giúp HS năm được thế nào là KT TN và KT HH cho nên GV đưa ra hệ thống câu hỏi theo sự lô gíc để HS nắm được nội dung hàng hoá là gì.
 Giáo dục kỷ năng sống :
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
 - KN tìm kiếm và xử lí thông tin,
GV: Vậy khi nào thì sản phẩm trở thành hàng hoá ?
GV dùng sơ đồ về 3 điều kiện để SP trở thành hàng hoá. 
GV: Yêu cầu HS nêu những VD thực tiễn để chứng minh rằng: Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện trên thì SP không trở thành hàng hoá.
VD:
Người nông dân SX ra lúa gạo 1 phần để tiêu dùng, còn lại 1 phần đem đổi lấy quần áo, và các SP tiêu dùng khác.
Vậy phần lúa nào của người nông dân là hàng hoá ?
Dự kiến HS trả lời: Đó phải là phần đem trao đổi.
GV dẫn dắt: Hàng hoá có 2 dạng vật thể và phi vật thể.
Treo sơ đồ 2 dạng của hàng hoá.
Yêu cầu HS lấy VD chứng minh.
GV dẫn dắt vấn đề:
Mỗi hàng hoá đều có 1 hoặc 1 số công dụng nhất định có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người về vật chất và tinh thần.
Vậy theo em giá trị sử dụng của hàng hoá là gì ? Lấy VD minh hoạ ?
Dự kiến HS trả lời:
Đó là công dụng của hàng hoá, dùng để làm gì.
VD: 
Lương thực, thực phẩm, quần , áo .. hoặc nhu cầu cho SX nhu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
- Quần, áo ngoài công dụng là che thân thì nó còn làm cho con người
Sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên và KTHH.
Nội dung
so sánh
Kinh tế
tự nhiên
Kinh tế
hàng hoá
- Mục đích SX 
Thoả mãn NC của người SX 
Thoả mãn NC của mua, bán
- PTSX và Công Cụ SX 
SX nhỏ, phân tán CC thủ công, lạc hậu 
SX lớn, tập trung CCLĐ hiện đại
-Tính chất, mục tiêu SX
Tự cung, tự cấp 
SX để bán
-Cạnh tranh
Không có 
Có cạnh tranh
-Phạm vi của SX 
Khép kín nội bộ 
KT mở trong nước và QT 
1) Hàng hoá:
a) Hàng hoá là gì ?
Sơ đồ 2
Sơ đồ 3 điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hoá.
 Sản phẩm do lao động tạo ra
 Có công dụng nhất định
 Thông qua trao đổi mua, bán.
=> Sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ 3 điều kiện trên.
- Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.
Hàng hoá có 2 dạng là: Hàng hoá vật thể và hàng hoá phi vật thể (hàng hoá dịch vụ).
VD:
- Hàng hoá vật thể: Cái áo, bàn ghế, lương thực, thực phẩm ...
- Hàng hoá phi vật thể: Dịch vụ du lịch, giới thiệu về Quê Bác, về nhà của Bác ...
b) Thuộc tính của hàng hoá:
- Giá trị sử dụng:
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
VD:
Con người khi đói có nhu cầu vật chất là ăn thì phải sử dụng lương thực thực phẩm ở đây là giúp cho con người không còn bị đói, hoặc con người mệt mỏi, căng thẳng có nhu cầu là xem ca nhạc ... để giải trí.
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và lực lượng sản xuất.
VD:
Than đá, dầu mỏ lúc đầu con người chỉ dùng làm chất đốt , sau đó nhờ sự phát triển của KHKT và lực lượng sản xuất con người đã dùng nó làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại SP khác phục vụ cho đời sống.