Giáo án giáo dục quốc phòng 10 bài 6 – Báo Sài Gòn Tiếp Thị
BÀI 06: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Tiết 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
(Mục I- Phần1,2,3,4 -SGK)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dựu phòng một số tai nạn thường bằng các biện pháp đơn giản.
2. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường, vận dung linh hoạt các kĩ năng sơ cấp cứu vào trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Bạn đang xem: Giáo án giáo dục quốc phòng 10 bài 6
– Giáo án.
– SGK, SGV.
– Tài liệụ tham khảo…
2. Học sinh: Bút, vở ghi chép bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Họat động 1: Thủ tục lên lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận lớp:
Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ:
Gv hỏi:
Câu 1: Nêu các biện pháp phòng tránh thông thường đối với các hiện tượng thiên tai?
Câu 2: Nêu tác hại của thiên tai?
Nhận xét và cho điểm
3. Phổ biến nội dung bài học:
Gv phổ biến:
– Nội dung:
– Múc đích:
– Yêu cầu bài học:
Tiếp theo: Gv giới thiệu nội dung bài: Gv đề cập tới sự cần thiết tìm hiểu về một số tai nạn thông thường và cách cấp cứu ban đầu..
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe
Hs lên trả lời, số hs còn lại theo dõi và nhận xét.
Hs nghe, hiểu.
Hs nghe và hiểu:
Họat động 2: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
(Mục I- Phần1, 2, 3, 4 -SGK)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv giới thiệu các tai nạn thông thường như: Bong gân, sai khớp, ngất, điện giật, say nắng, say nóng…
Gv chia nhóm học tập mỗi nhóm nghiên cứu 1 nội dung:
Nhóm 1: Bong gân
Nhóm 2: Sai khớp.
Nhóm 3: Ngất
Nhóm 4: Điện giật.
Gv vừa quan sát học sinh nghiên cứu, vừa hướng dẫn.
a. Bong gân:
Gv gọi học sinh lên trình bày ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và bổ sung.
Gv quan sát nhận xét và ở nhóm 1 cần nắm được những nội dung như sau:
Đai cương:
– Tất cả các khớp trong cơ thể đêu là khớp động, các….
– Bong gân là hiện tượng tổn thương các dây chằng xung quanh các khớp…
– Các khớp bị bong thường là: Cổ chân, cổ tay…
Triệu chứng:
– Đau nhức ở nơi bị tổn thương, đau nhói khi cử động.
– Chiều dài chi bình thường…
– Sưng nề to và có thể bị bầm tím…
– Vận động, đi lại khó khăn…
Cấp cứu ban đầu:
– Băng ép để chông sưng nề
– Trườm lạnh
– Bất động khớp…
– Chuyển cơ sở y tế…
Cách đề phòng:
– luyện tập đúng quy định.
– Chuẩn bị dụng cụ, sân tập đúng theo tiêu chuẩn…
b.Sai khớp:
c. Ngất
d. Điện giật:
Những nội dung còn lại nay gv cũng giới thiệu tương tự như trên.
Hs nghe và hiểu cơ bản vầ các loại tai nạn thông thường có thể xảy ra.
Học sinh các nhóm nghiên cứu trong thời gian 5 phút.
Đại diện của nhóm lên trả lời được 3 ý:
– Đại cương
– Triệu chứng.
– Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng.
Hs nghe nhận xét của giáo viên và ghi chép bài.
Hs quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC(5 PHÚT)
Nhận xét tiết học (củng có nội dung ý chính của bài học)
Tiết 2 : Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
(Phần I- Mục 5,6,7,8-SGK)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và biết dự phòng một số tai nạn thường bằng các biện pháp đơn giản.
2. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường, vận dụng linh hoạt các kĩ năng sơ cấp cứu vào trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
– Giáo án.
– SGK.
– Tài liệụ tham khảo.
– Tranh về sơ cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
2. Học sinh: Bút, vở ghi chép bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Họat động 1: Thủ tục lên lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài củ:
Gv hỏi:
Câu 1: Nêu triệu chứng ban đầu đối với nạn nhân bị ngất?
Câu 2: Nêu cách cấp cứu ban đầu cho những nạn nhân bị điện giật?
GV gọi 2 học sinh lên trả lời.
Nhận xét và cho điểm
3. Phổ biến nội dung bài học:
Gv phổ biến:
– Nội dung:
– Múc đích:
– Yêu cầu bài học:
Tiếp theo: Gv giới thiệu nội dung bài: Gv đề cập tới sự cần thiết tìm hiểu về một số tai nạn thông thường và cách cấp cứu ban đầu..
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe
Hs lên trả lời, số hs còn lại theo dõi và nhận xét.
Hs nghe, hiểu.
Hs nghe và hiểu:
Họat động 2: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv giới thiệu nội dung của buổi học.
Gv chia nhóm học tập (theo các tổ của lớp) mỗi nhóm nghiên cứu 1 nội dung:
Nhóm 1: Ngộ độc thức ăn.
Nhóm 2: Chết đuối.
Nhóm 3: Say nắng, say nóng
Nhóm 4: Nhiễm độc lân hữu cơ.
Gv vừa quan sát học sinh nghiên cứu và hướng dẫn học sinh nghiên cứu.
Gv gọi đại diện các nhóm lên ghi kết quả nghiên cứu của mình trên bảng.
Gv quan sát học sinh trả lời, nhận xét và kết luận:
1. Ngộ độc thức ăn:
Đại cương:
– Thường xảy ra ở các nước nghèo, kém phát triển do ăn phải thức ăn: nhiễm khuẩn, chất độc, dị ứng….
– Ở Việt Nam: Thường xảy ra vào mùa hè: Đơn vị bộ đội, nhà trẻ, trường học…
Triệu chứng:
– Người nhiễm độc thường: Sốt 38-39oc, rét run, nhức đầu, viêm đường hô hấp cấp, mất nước…
Cấp cứu ban đầu:
– Chống mất nước:
– Chống nhiễm khuẩn:
– Chống truỵ tim mạch:
– Cho ăn lỏng khoảng 1-2 ngày để hệ tiêu hoá được nghỉ ngơi.
Đề phòng:
– Đảm bảo vệ sinh môi trường:
-Chấp hành quy định về an toàn thực phẩm:
– Vệ sinh các nhân khi ăn uống:
– Không để những người bị bệnh chế biến thức ăn.
2. Chết đuối.
Đại cương:
– Chết đuối thường xảy ra vào mùa hè. Người không biêt bơi ngã xuống nước…
– Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu nhờ những người có mặt tại nơi tai nạn…
Triệu chứng:
– Giãy giụa, sặc trào nước, tim còn đập..
– Khi đã mê man tím tái…
– Trắng bệch, tím xanh, đồng tử giản….
Cấp cứu:
– Vớt nạn nhân lên:
– Khi đưa lên bờ:
+ Nhanh chóng dốc nước trong dạ dày nạn nhân
+ Khơi thông đường hô hấp:…
+ Hô hấp nhân tạo:
+ Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến viện.
Đề phòng:
– Chấp hành nghiêm các quy định về giao thông đường thuỷ..
– Tập bơi.
– Quản lí trẻ em không cho ra sông, ao, hồ…
3. Say nắng, say nóng.
Đại cương:
– Khí hậu nóng ẩm thường xảy ra Say nắng, say nóng…
– SN, Sn là tình trạng rối loạn nhiêt độ do môi trường nóng, nắng gây nên.
Triệu chứng:
– Chuột rút
– Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
– Sốt cao 40-42oc, mạch nhanh 120-150 lần/phút, thở nhanh, choáng váng, buồn nôn…
Cấp cứu:
– Đưa nạn nhân ra nới thoáng mát bóng râm, cơi, nới quần áo
– Quạt mát, chườm lạnh…
– Cho uống nước đường muối, đường chanh…
Cách đề phòng:
– Không nên tập luyệnvà làm việc dưới trời nắng gắt…
– Phải có mũ nón khi tập luyện, làm việc dưới trời nắng nóng.
– ăn uống đủ muối khoáng và nước..
– Làm quen với thời tiết…
4. Nhiễm độc lân hữu cơ.
Đại cương:
– LHC là chất hoá học như Tiôphốt,
vôphatốc… Để trừ sâu bọ và côn trùng.
– Nhiễm độc LHC là chất lân xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, tiêu hoá và qua da.
Triệu chứng:
– Nôn mửa, lợm giọng, tiết nhiều nước bọt, đồng tử co hẹp, đau quặn bụng…
Cấp cứu:
– Nhanh chóng dùng thuốc giải độc.
– Nếu thuốc qua đường tiêu hoá thì phải nôn..
– Qua da phải rửa tay bằng nước xà phòng hoặc nước vôi trong.
– Vào mắt rủa bằng nước muối sinh lí.
– Chuyển đến cơ sở y tế…
Đề phòng:
– Chấp hành các quy định khi vận chuyển, khi sử dụng phải có đồ bảo hộ lao động.
– Không dùng thuốc để chữa ghẻ, rận…,
Hs hiểu được: Ngộ độc thức ăn, Chết đuối, say nắng say nóng, nhiễm độc lân hữu cơ.
học sinh hình dung được quá trình học tập theo nhóm của mình và biết được nội dung nghiên cứu của mình.
Hs nghiên cứu các nội dung của mình trong thời gian 5 phút.
4 hs đại diện cho các nhóm lên ghi kết quả các em vừa nghiên cứu.
Hs hiểu và ghi kết luận của giáo viên:
Học sinh theo dõi và ghi chép kết luận về nhóm 1 của giáo viên.
Học sinh theo dõi và ghi chep kết luận về nhóm 2 của giáo viên
Học sinh theo dõi và ghi chép kết luận về nhóm 3 của giáo viên
Học sinh theo dõi và ghi chép kết luận về nhóm 4 của giáo viên
IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC(5 PHÚT)
Củng cố nội dung ý chính của bài học.
Tiết 3 : Thực hành: Băng vết thương (t1).
(Mục II- Phần1,2,3 -SGK- Lí thuyết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Hiểu được những kiến thức cơ bản về mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và các kĩ thuât băng đơn giản.
– Biết được nguyên tắc, xác định đước các cách băng đơn giản, xử lí đước các tai nạn thông thường tại chỗ.
2. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường, vận dụng linh hoạt các kĩ năng sơ cấp cứu vào trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
– Giáo án.
– SGK.
– Tài liệụ tham khảo.
– Tranh về sơ cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
– Băng: Tam giác, Băng gạc, cuộn….
2. Học sinh:
– Bút, vở ghi chép bài.
– SGK.
– Băng: Tam giác, Băng gạc, cuộn….
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Họat động 1: Thủ tục lên lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài củ:
Gv hỏi:
Câu 1: Nêu triệu chứng ban đầu đối với nạn nhân bị ngộ độc thức ăn?
Câu 2: Nêu cách cấp cứu ban đầu cho những nạn nhân bị chết đuối?
GV gọi 2 học sinh lên trả lời.
Nhận xét và cho điểm
3. Phổ biến nội dung bài học:
Gv phổ biến:
– Nội dung:
– Múc đích:
– Yêu cầu bài học:
Tiếp theo: Gv giới thiệu nội dung bài: Gv đề cập tới sự cần thiết tìm hiểu về một các loại băng, mục đích, nguyên tắc băng vết thương cho học sinh hiểu.
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe
Hs lên trả lời, số hs còn lại theo dõi và nhận xét.
Hs nghe, hiểu.
Hs nghe và hiểu:
Hoạt động 2: Băng vết thương.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mục đích băng vết thương:
Gv hỏi: Theo các em khi các tai nạn xảy ra người ta băng vết thương nhằm mục đích gì?
Gv hướng dẫn:
– Nơi tai nạn xảy ra có ô nhiễm, nhiều bụi, đất…
– Nạn nhân bị mất máu nhiều…
Gv gọi hs trả lời:
Gv nghe học sinh trả lời và nhận xét.
Gv kết luận
2. Nguyên tắc băng vết thương:
Gv nêu các nguyên tắc băng vết thương:
Gv hỏi: theo em tại sao chúng ta phải băng kín, băng hết, băng sớm và băng nhanh các vết thương?
Gv hướng dẫn:
– Tránh cho vết thương bị co sát…
– tránh ô nhiễm…
Gv nhận xét và phân tích các nguyên tắc băng vết thương..
3. Các loại băng:
Gv dùng các loai băng đã chuẩn bị và giới thiệu cho học hiểu các loại băng:
Băng cuộn, băng tam giác.… và phân tích được ý nghĩa sử dụng các loại băng này.
Hs nghe, suy nghĩ và trả lời:
Hs nghe.
Hs trả lời được:
– Tránh cho vết thương khỏi nhiễm khuẩn, ô nhiểm…
– Tránh mất máu cho nạn nhân,…
– Các vết xây sát không bị cọ vào nhau, giảm đau đớn cho nạn nhận…
Hs nghe:
Hs ghi chép:
– Bảo vệ ch vết thương khỏi bị ô nhiễm.
– Cầm máu tại vết thương.
– Giảm đau đớn cho nạn nhân.
Hs nghe và hiểu được:
– Băng kín và băng hết các vết thương.
– Băng chắc và đủ độ chặt.
– Băng sớm và băng nhanh.
Hs nghe hiểu và trả lời
Hs nghe, hiểu và ghi chép phân tích của giáo viên.
Hs nghe hiểu và ghi chép.
IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC (5 PHÚT)
Củng cố nội dung ý chính của bài học.
Tiết 4: Thực hành: Băng vết thương (tiết 2).
(Phần II- Mục 4-SGK- Thực hành)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Hiểu được những kiến thức cơ bản về mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và các kĩ thuât băng đơn giản.
– Biết được nguyên tắc, hiểu được các nguyên tăc băng cơ bản: Băng số 8, băng chữ nhân, vòng xoắn.
2. Kỹ năng: Bước đầu hiểu và hình thành được các cách băng, áp dụng cụ thể các cách băng này vào cuộc sống.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường, vận dụng linh hoạt các kĩ năng sơ cấp cứu vào trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
– Giáo án.
– SGK.
– Tài liệu tham khảo.
– Tranh về sơ cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
– Băng: Tam giác, Băng gạc, cuộn….
2. Học sinh:
– Bút, vở ghi chép bài.
– SGK.
– Băng: Tam giác, Băng gạc, cuộn….
– Trang phục theo quy định.
– Chuẩn bị sân tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Thủ tục lên lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Gv hỏi:
Câu 1: Mục đích băng vết thương?
Câu 2: Nêu nguyên tắc băng vết thương?
GV gọi 2 học sinh lên trả lời.
Nhận xét và cho điểm.
3. Phổ biến nội dung bài học:
Gv phổ biến:
– Nội dung:
– Múc đích:
– Yêu cầu bài học:
Tiếp theo: Gv giới thiệu nội dung bài: Gv đề cập tới sự cần thiết tìm hiểu về một các loại băng, mục đích, nguyên tắc băng vết thương cho học sinh hiểu.
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe
Hs lên trả lời, số hs còn lại theo dõi và nhận xét.
Hs nghe, hiểu.
Hs nghe và hiểu:
Hoạt động 2: Băng vết thương.
(Phần II- Mục 4-SGK- Thực hành)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv giới thiêu các cách băng vết thương:
– Băng chữ nhân(số 8).
– Băng vòng xoắn.
a. Băng chữ nhân(số 8).
Gv giới thiệu các vị trí có thể sử dụng loại băng này:
Tiếp theo gv hướng dẫn học sinh băng bàn tay:
Bước 1: gv thực hiện nhanh động tác 1 lần.
Bước 2: Gv thực hiện chậm và phân tích.
Gv gọi 1 học sinh lên thực hiện lại động tác.
b. Băng vòng xoắn:
Gv thực hiện giới thiệu tương tự 2 bước như trên.
Hs nghe.
Hs hiểu: trán, tay, vai, nách….
Hs quan sát và hình dung được động tác.
Hs hiểu được:
– Cách cầm băng: cầm băng ngửa.
– Kĩ thuật băng:
+ Đặt đầu cuộn băng ở dưới vết thương.
+ Đặt 2 vòng đầu tiên để cố định đường băng, đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8, có 2 vòng đối xứng.
+ Cố định đường băng cuối.
Hs còn lại quan sát và nhận xét.
Hs quan sát và thực hiện.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv chia tổ để học sinh luyện tâp 4 nội dung:
– Nhóm 1, 3: Băng số 8 bàn tay.
– Nhóm 2, 4: Băng vòng xoắn cánh tay.
Gv quan sát và sửa tập cho học sinh.
Gọi học sinh lên tập và nhận xét.
Cuổi buổi luyện tập gv gọi 1 học sinh lên thực hiện số học sinh còn lại quan sát và nhận xét.
Gv nhận xét và rút kinh nghiệm bài học.
HS chia tổ để luyện tập theo sơ đồ:
Tổ 1
Tổ 3
GV
Tổ 2
Tổ 4
Hs lên thực hiện và nghe rút kinh nghiệm về bài học.
IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC (5 PHÚT)
– Củng cố nội dung ý chính của bài học.
– Hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị phần thực hành: Băng bó vết thương (tiếp).
– Nhận xét.
Tiết 5: Thực hành: Băng vết thương (tiết 3).
(Phần II- Mục 4-SGK- Thực hành)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Hiểu được những kiến thức cơ bản về mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và các kĩ thuât băng đơn giản.
Biết được nguyên tắc, hiểu được các nguyên tăc băng cơ bản: Băng số 8, băng chữ nhân, vòng xoắn.
2. Kỹ năng: Bước đầu hiểu và hình thành được các cách băng, áp dụng cụ thể các cách băng này vào cuộc sống.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường, vận dụng linh hoạt các kĩ năng sơ cấp cứu vào trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
– Giáo án.
– Tài liệu tham khảo.
– Tranh về sơ cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
– Băng: Tam giác, Băng gạc, cuộn….
2. Học sinh:
– Bút, vở ghi chép bài.
– SGK.
– Băng: Tam giác, Băng gạc, cuộn….
– Trang phục theo quy định.
– Chuẩn bị sân tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Họat động 1: Thủ tục lên lớp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Gv hỏi:
Câu 1: Áp dụng băng số 8 vào vết thương ở mu ban chân?
Câu 2: Áp dụng băng vòng xoắn vào vết thương ở bàn tay?
GV gọi 2 học sinh lên trả lời.
Nhận xét và cho điểm.
3. Phổ biến nội dung bài học:
Gv phổ biến:
– Nội dung:
– Múc đích:
– Yêu cầu bài học:
Tiếp theo: Gv giới thiệu nội dung bài: Gv đề cập tới sự cần thiết tìm hiểu về một các loại băng, mục đích, nguyên tắc băng vết thương cho học sinh hiểu.
– GV và HS làm thủ tục nhận lớp
Hs nghe
hs lên trả lời, số hs còn lại theo dõi và nhận xét.
Hs nghe, hiểu.
Hs nghe và hiểu:
Hoạt động 2: Luyện tập: Băng vết thương.
(Phần II- Mục 4-SGK- Thực hành)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv chia tổ để học sinh luyện tâp 4 nội dung:
– Nhóm 1, 3: Băng số 8 bàn tay.
– Nhóm 2, 4: Băng vòng xoắn cánh tay.
Gv quan sát và sửa tập cho học sinh.
Gọi học sinh lên tập và nhận xét.
Cuối buổi luyện tập gv gọi 1 học sinh lên thực hiện số học sinh còn lại quan sát và nhận xét.
Gv nhận xét và rút kinh nghiệm bài học.
HS chia tổ để luyện tập theo sơ đồ:
Tổ 1
Tổ 3
GV
Tổ 2
Tổ 4
Hs lên thực hiện và nghe rút kinh nghiệm về bài học.
IV. TỔNG KẾT TIẾT HỌC(5 PHÚT)
– Củng cố nội dung ý chính của bài học.
– Nhận xét, xuống lớp.
Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị
Chuyên mục: Lớp 10,GDQP 10